Hôm nay, BlogAnChoi xin giới thiệu đến bạn 2 phương pháp học của Nhật mà bạn có thể tham khảo để tăng hiệu quả học tập, cũng như để dễ dàng lĩnh hội tri thức mà không bị lãng phí quá nhiều công sức hay thời gian, đó là phương pháp học Shuhari và Kaizen. Cùng xem bài viết nhé !
1. Phương pháp Shuhari
Theo cuốn sách “Làm sao học ít hiểu nhiều?” của tác giả Zion Kabasawa, có một phương pháp đã tồn tại 400 năm, được gọi là “phương pháp học tối thượng”. Vậy Shuhari thật chất là gì? Shuhari là phương pháp học tập xuất phát từ trà sư Rikyu Sen, đây là một phương pháp học tránh lãng phí, mà tác giả Zion đã đề cập rất nhiều trong cuốn sách của ông. Cụ thể Shuhari chính là “ Shu (tuân thủ) – Ha (bứt phá) – Ri (tách ra)”.
- Mua sách “Làm sao học ít hiểu nhiều?” của tác giả Zion Kabasawa tại Tiki tại đây
Giai đoạn Shu
Shu chính là giai đoạn các bạn nên dành nhiều thời gian cho nó, vì giai đoạn này chính là giai đoạn các bạn nắm vững cơ bản và tuân theo chính xác những gì được chỉ dạy. Ví dụ như bạn học có tổng cộng 15 bước để giải, thì ở giai đoạn này, bạn tuyệt đối phải giải đủ cả 15 bước, cho dù những bước đầu tiên rất đơn giản, nhưng bạn phải làm theo. Toàn tâm toàn ý mà bắt chước theo, để nắm được cái căn bản.
Giai đoạn Ha
Ha là giai đoạn chúng ta có thể nghiên cứu cách làm khác từ cái cơ bản, từ cái được chỉ dạy, chúng ta bứt phá ra. Ví như bạn đã nắm vững được 15 bước làm bài, thì đến giai đoạn này, bạn có thể tinh giản chỉ còn lại 7 bước trọng tâm, rút ngắn thời gian làm bài. Đây là giai đoạn bạn thỏa sức thử nghiệm các phương pháp làm bài từ phương pháp cơ bản ở giai đoạn Shu.
Giai đoạn Ri
Cuối cùng là Ri, là giai đoạn bứt phá, và đi theo phong cách riêng của mình. Giai đoạn này chỉ được xuất hiện khi mọi thứ thuộc về căn bản bạn đã thật sự nhuần nhuyễn đến mức gọi là “phản xạ”. Khi ấy, bạn được phép “bỏ qua” các bước đầu tiên để tiến đến những phương pháp tối ưu. Thay vì bạn lấy mẫu từ 15 bước, giai đoạn này bạn có thể hoàn toàn không tuân theo 15 bước cơ bản hay 7 bước đã tinh giản đó nữa, bạn sáng tạo nên phương pháp mới chỉ tiêu tốn của bạn 3 bước.
Để đi theo được phương pháp này đòi hỏi bạn phải áp dụng chúng càng sớm càng tốt vì chúng tốn khá nhiều thời gian cho giai đoạn đầu. Phương pháp này sẽ không hiệu quả khi ôn thi cấp tốc hay chạy nước rút đâu nhé. Vì đây là phương pháp học tập lâu dài và biến kiến thức xa lạ trở thành của mình.
Cùng xem video YouTube bên dưới để hiểu hơn về phương pháp Shuhari nhé
2. Phương pháp Kaizen
Kaizen là phương pháp học đến từ Nhật Bản, đất nước nổi tiếng với sự nguyên tắc và kỷ luật trong cả học tập và làm việc. Tên của phương pháp được ghép bởi 2 từ ‘Kai” – thay đổi những điều nhỏ nhặt và “Zen” – những điều tốt đẹp. Nói tóm lại phương pháp Kaizen chính là thay đổi không ngừng từ những điều nhỏ nhặt nhất để đạt được thành quả tốt đẹp nhất.
Nguyên tắc của phương pháp này chính là thay đổi từ những điều nhỏ nhất, chia nhỏ vấn đề để giải quyết từng phần. Ví dụ như bạn gặp một bài toán khó, hãy chia nhỏ đề ra, xem thử mình có thể giải quyết bài toán ấy theo từng phần được không, và áp dụng cho các môn học hay các vấn đề khác. Việc này cho phép người học có cơ hội “mổ xẻ” những gì mình đã được học một cách kỹ càng nhất. Vậy áp dụng Kaizen vào việc học thế nào cho đúng?
Trước tiên bạn hãy thay đổi tư duy của bản thân trước, việc thay đổi tư duy ở đây chính là cho phép bản thân được bước từng bước thật nhỏ, vì Kaizen với Kai chính là thay đổi những điều nhỏ nhặt, bạn không nên ép bản thân phải ngay lập tức thay đổi. Ví dụ như bài toán có đề khó, thì thay vì ép bản thân phải làm ra được kết quả ngay lập tức, chuyện đó hầu như không thể, thì hãy chia nhỏ đề, khoanh vùng các vùng kiến thức bạn thấy được trong đề, và sau đó giải từng phần của nó.
Việc áp dụng Kaizen có thể khá khó nhưng nếu bạn nắm bắt được phương pháp này thì công việc học tập của bạn cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Lưu ý rằng, việc chia nhỏ vấn đề ở đây với mục đích là làm cho chúng trở nên dễ dàng hơn, chứ không phải phức tạp hóa chúng bằng những bước rối rắm, vì thế hãy đơn giản hóa mọi thứ. Khi gặp bài toán khó, đừng hùng hổ lao vào giải ngay, mà hãy đọc đề thật kỹ, xem lại các bài mẫu mà trước đó thầy cô đã dạy, so sánh chúng với nhau để tìm ra điểm chung, rồi mới bắt đầu giải. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian mà hiệu suất học tập cũng tăng lên đáng kể.
Đối với những môn nặng tính lý thuyết, hãy thử áp dụng Kaizen bằng cách đặt câu hỏi và trả lời chúng, thay vì “ngốn” hết cả một quyển đề cương, hãy biến chúng thành những câu hỏi và trả lời nó mỗi ngày, việc này khiến não thật sự được hoạt động, nói đúng hơn là chúng được kích thích từ các câu hỏi mà bạn đưa ra cho nó, thì như thế nó sẽ chủ động ghi nhớ kiến thức hơn.
Xem video YouTube dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp Kaizen nhé
Trên đây là 2 phương pháp học tập chúng mình đã gợi ý cho bạn. Chúc bạn sẽ luôn học tập thật tốt nhé. Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên đánh giá 5* và bình luận tích cực. Theo dõi BlogAnChoi mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nha!
Những bài viết liên khác của BlogAnChoi bạn có thể xem qua dưới đây:
- Phương pháp học tập giúp bạn tự tin đạt trên 27 điểm thi đại học
- Bí quyết vượt qua áp lực học tập của du học sinh Việt Nam tại trường “top đầu” thế giới