Nhật Bản là một đất nước Châu Á nổi tiếng với nền văn hóa phong phú về ẩm thực. Thực khách khi đến nơi đây ngoài thưởng thức các loại sushi thì mì Nhật Bản cũng là món ăn được đại đa số lựa chọn.

Khám phá bốn loại mì truyền thống

Mì soba

Soba (そば hoặc 蕎麦) trong tiếng Nhật nghĩa là kiều mạch, điều đó cho thấy nguyên liệu chủ chốt làm nên những sợi mì là bột kiều mạch. Mì soba có hai cách thưởng thức là ướp lạnh ăn với nước chấm hoặc dùng nóng như món mì nước. Có nhiều nguồn thông tin cho rằng món mì này ra đời vào những năm đầu thế kỷ 17, thuộc thời Edo và xuất phát là một món ăn dành cho nông dân.

Mì soba lạnh (Ảnh: internet)
Mì soba lạnh (Ảnh: internet)

Cho đến ngày nay, mì soba đã trở thành món ăn không thể thiếu vào ngày giao thừa. Người dân ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản sẽ ăn món mì soba truyền thống như một lời chào năm mới. Ngoài ra, người dân Tokyo còn tặng rượu soba cho hàng xóm mới, tuy nhiên, tục lệ này cũng dần thuyên giảm theo thời gian.

Mì ramen

Những sợi mì ramen được làm chủ yếu từ bột lúa mì. Đây là một món mì nước với nước súp được hầm từ xương xương heo, xương gà và cá. Mì ramen ăn kèm với một quả trứng, thịt cắt lát, đồ chua (thường là măng), hành lá và đặc biệt là rong biển.

Ramen là món mì được biết đến rộng rãi nhất (Ảnh: internet)
Ramen là món mì được biết đến rộng rãi nhất (Ảnh: internet)

Có rất nhiều câu chuyện truyền tai nhau về nguồn gốc loại mì này. Có người nói là từ Trung Quốc, có người nói là ra đời vào khoảng thế kỷ 20 bởi một người dân Nhật Bản. Trải qua khoảng thời gian phát triển khá dài thì hiện tại có rất nhiều biến tấu đối với nước súp của món mì ramen.

Mì udon

Mì udon là loại mì được làm từ bột mì nhưng sợi udon sẽ dày hơn sợi mì ramen, có hình dáng tròn hoặc vuông. Mì udon ra đời trước mì ramen, được biết là khoảng thế kỷ 13 và do một tu sĩ làm ra.

Mì udon là loại mì có sợi to nhất trong các món tại Nhật (Ảnh: internet)
Mì udon là loại mì có sợi to nhất trong các món tại Nhật (Ảnh: internet)

Có 2 loại mì Udon chính là mì nóng và lạnh. Mì lạnh sẽ nấu cùng bắp cải, dưa leo và thường được dùng vào mùa hè. Vào mùa đông, mì Udon sẽ được ăn cùng với nước dùng Dashi (nước súp hầm từ các loại thịt cá, rau củ và tảo biển) nóng, nước tương và rượu mirin.

Mì somen

Có mặt vào cuối thế kỷ 12 và chỉ dành cho giới nhà giàu nhưng vào khoảng giữa thế kỉ 14 thì mì somen được phục vụ trong các đền chùa như một món ăn nhẹ.

Những điều thú vị về văn hóa mì tại Nhật Bản Andō Momofuku Bảo tàng mì ăn liền Osaka Bảo tàng mì Yokohama Bảo tàng Ramen Yokohama Mì Nhật Bản mì Ramen mì soba Mì Somen mì Udon
Mì somen quen thuộc trong nhiều thước phim hoạt hình Nhật (Ảnh: internet)

Sợi mì somen mảnh như bún tại Việt Nam. Sau khi sơ chế, mì sẽ được đựng trong tô nước đá, khi ăn sẽ nhúng vào chén nước tương được chuẩn bị. Ngoài ra, mì somen còn có thể để trượt trong các ống tre, thực khách muốn thưởng thức sẽ lấy đũa gắp lên cho vào phần nước chấm của mình.

Cách ăn mì độc đáo của người nhật

Người Nhật ăn mì thường xuyên không chỉ vì ngon mà còn do khi ăn sẽ nhanh hơn các món ăn khác. Đó là lý do vì sao tại các ga tàu điện ngầm lại bày bán mì, đặc biệt là mì ramen. Khi ăn, người Nhật phát ra âm thanh húp xì xụp có thể khiến nhiều du khách khó chịu vì nghĩ là hành động thiếu tế nhị. Nhưng trên thực tế, đó là cách ăn đã “thẩm thấu” sâu sắc trong suy nghĩ của người Nhật. Theo họ, ăn như thế vừa thưởng thức trọn hương vị món ăn vừa nhanh gọn đồng thời có những loại mì khá nóng nên khi húp như thế sẽ giúp mì nhanh giảm nhiệt.

Để ăn các loại mì bạn có thể đến các nhà hàng sang trọng hoặc tại các quán lề đường (Ảnh: internet)
Để ăn các loại mì bạn có thể đến các nhà hàng sang trọng hoặc tại các quán lề đường (Ảnh: internet)

Các bảo tàng về Mì ở Nhật

Bảo tàng Ramen Yokohama

Tọa lạc tại 2-14-21 Shinyokohama, Kohoku-ku, Yokohama-shi, Kanagawa, bảo tàng Ramen Yokohama là nơi tham quan nổi tiếng của người dân bản địa lẫn khách lịch. Tại đây, bạn sẽ được giới thiệu về lịch sử mì ramen, thưởng thức các quầy bán mì của các nhà hàng nổi tiếng của đầu bếp Nhật và cả quầy bán của các nước khác như Pháp, Mỹ,…

Góc check-in tại bảo tàng (Ảnh: internet)
Góc check-in tại bảo tàng (Ảnh: internet)

Bảo tàng mì Yokohama

Được thành lập để tưởng nhớ vị cha đẻ của mì ăn liền – Andō Momofuku, bảo tàng mì Yokohama gồm 3 tầng. Tầng 1 là tầng tham quan chung về quy trình sản xuất các loại mì Cup Noodles. Tầng 2 sẽ được giới thiệu về lịch sử các loại mì ăn liền cũng như cuộc đời của ông Andō Momofuku. Tầng 3 sẽ là nơi khách tham quan tự chọn cách topping vào phần mì ăn liền của mình hoặc có thể thực hành làm những sợi mì ramen. Địa chỉ bảo tàng năm tại 2-3-4, Shinko, Naka-ku, Yokohama-shi, Kanagawa.

Nơi khách tham quan thêm các topping cho mình (Ảnh: internet)
Nơi khách tham quan thêm các topping cho mình (Ảnh: internet)

Bảo tàng mì ăn liền Osaka

Cũng là một bảo tàng làm ra để tưởng nhớ ông Andō Momofuku nhưng ngoài việc có thể tham quan cũng như tìm hiểu về quy trình làm mì ăn liền và cuộc đời nhà sáng lập thì bạn còn có thể mua được rất nhiều loại mì ăn liền từ bình thường đến rất hiếm, thậm chí là các món trong quá trình thử nghiệm, tại bảo tàng mì ăn liền Osaka. Để phục vụ được nhiều thành phần du khách, bảo tàng mở thêm một hoạt động là tự chế tạo và trang trí cho các ly mì Cup Noodles.

Khu chế tạo và trang trí vỏ ly (Ảnh: internet)
Khu chế tạo và trang trí vỏ ly (Ảnh: internet)

Bạn có thể quan tâm:

Xem thêm

101 những câu hỏi vô tri hack não khiến người nghe cười sảng

Tổng hợp 101 những câu hỏi vô tri hack não khiến người nghe "dừng khoảng chừng 2 tiếng" vẫn chưa nghĩ ra câu trả lời. Đang khoan tường mà bố kêu "khoan" thì là khoan tiếp hay dừng? Vì sao thứ 7 rất gần chủ nhật mà chủ nhật lại rất xa thứ 7...?
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
2 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đồng Lâm Hải

có nguyên cái bảo tàng mì ăn liền luôn hả trời =)))