Chuột rút chân là hiện tượng khá phổ biến mà hầu hết ai cũng từng gặp qua. Chuột rút thường được xem là vô hại, tuy nhiên nếu bạn đang bơi, chạy, lặn,… thì nó thực sự nguy hiểm. Vậy chuột rút là gì? Nguyên nhân gây chuột rút và cách khắc phục hiệu quả khi bạn hoặc người bên cạnh bị chuột rút?

Sponsor

Chuột rút là gì?

Chuột rút là những cơn co thắt mạnh, chặt và đột ngột các cơ có thể kéo dài từ vài giây cho đến vài phút.

Chuột rút có thể xảy ra ở bất kì thời điểm nào trong ngày như buổi sáng, nửa đêm, khi bạn đang vận động hay ngay cả khi bạn đang ngủ và thường hay gặp chuột rút ở chân. Khi bị chuột rút chân, bạn có thể làm dịu cơn đau bằng việc kéo căng cơ một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng chuột rút xảy ra thường xuyên gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày thì cần phải tìm hiểu và xem xét kỹ hơn về nguyên nhân tiền ẩn của chúng.

Nguyên nhân gây ra chuột rút

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng chuột rút thường xuyên của bạn:

1. Mất nước và mất cân bằng điện giải

Mất nước là một trong những nguyên nhân điển hình của chứng chuột rút ở chân. Mất nước và cân bằng điện giải sẽ làm cho các đầu dây thần kinh trở nên nhạy cảm, dẫn đến kích hoạt các cơn co và làm tăng áp lực lên các đầu dây thần kinh vận động. Khi tập thể dục, vận động mạnh hoặc phơi nắng lâu khiến bạn mất nhiều nước và chất điện giải do mồ hôi mà không kịp bổ sung thì sẽ dễ bị chuột rút. Bên cạnh đó, một vài trường hợp thiếu nước do uống quá ít nước hoặc dùng các thuốc lợi tiểu sẽ gây ra chứng chuột rút vào ban đêm.

uống nước
Đảm bảo uống đủ nước vì mất nước là một nguyên nhân gây ra chuột rút.( Nguồn: Internet ).

2. Mang thai dễ bị chuột rút

Phụ nữ có thai rất dễ bi chuột rút chân. Nguyên nhân có thể do sự thay đổi của các hormone, thiếu hụt magie và canxi trong máu, tích nước, mất cân bằng điện giải hoặc do thai nhi chèn ép dẫn đến tuần hoàn máu tới chân kém.

mang thai bị chuột rút
Phụ nữ mang thai rất hay bị chuột rút. (Nguồn: Internet ).

3. Vận động quá sức

Bạn có thể bị chuột rút khi đang vận động hoặc tập luyện, đó là dấu hiệu của cơ thể rằng bạn tập luyện quá sức và các cơ bắp bị mệt mỏi hoặc tổn thương với cường độ tập luyện như vậy. Vận động quá sức cũng khiến mất nước và cân bằng điện giải là nguyên nhân dẫn đến chuột rút.

chuột rút chân
Chuột rút là dấu hiệu bạn đang vận động quá sức. (Nguồn: Internet ).

4. Ngồi hoặc đứng quá lâu dẫn đến chuột rút

Cơ bắp được tạo ra để di chuyển, co bóp và nghỉ ngơi, vì vậy khi ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu sẽ gây ra mỏi cơ và dẫn đến chuột rút. Nếu bạn hay bị chuột rút ở chân khi đứng, hãy ngồi xuống trước khi cơ bắp của bạn cảm thấy quá mệt mỏi ngược lạ bị chuột rút do ngồi trong thời gian dài, hãy cố gắng dành ít nhất vài phút để đi lại.

5. Sự lão hóa cơ, hệ thần kinh hay hệ mạch

Ở những người già, hệ thần kinh, các cơ bị lão hóa có thể là nguyên nhân chuột rút. Vì vậy bổ sung thêm canxi, magie, kali là rất cần thiết để khắc phục chuột rút thường xuyên và cho xương chắc khỏe.

người già chuột rút
Người già bị chuột rút do hệ thần kinh, cơ bị lão hóa. (Nguồn: Internet ).

6. Chuột rút thường xuyên có thể là dấu hiệu bệnh lý

Chuột rút thường xuyên có nguy hiểm không?

Nếu chuột rút ở chân xảy ra thường xuyên một cách tự phát không do tập thể dục, vận động hay các nguyên nhân kể trên thì có thể liên quan đến một số bệnh lí khác, điển hình là bệnh động mạch ngoại biên. Đây là bệnh lí do các mảng xơ vữa và huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu ngoại biên, thường là hệ mạch ở chi dưới và chi trên. Sự tắc nghẽn này làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu tới chân dẫn đến hệ cơ bị kích thích và xuất hiện chuột rút.

Ngoài ra, một số một bệnh lí khác như: suy giáp, đa xơ cứng hệ thống thần kinh, viêm xướng khớp,… cũng có thể gây ra chứng chuột rút chân thường xuyên.

Khắc phục và phòng ngừa chuột rút

Khi bị chuôt rút bạn có thể mát xa vùng chân và cơ bị chuột rút hoặc đi bộ một cách nhẹ nhàng, kéo căng cơ. Ngoài ra, có thể chườm đá hoặc chườm nước ấm hoặc tắm nước ấm để các cơ được thư giãn.

mát xa chân
Khi bị chuột rút hãy mát xa và kéo căng cơ nhẹ nhàng. (Nguồn: Internet ).

Để phòng ngừa chuột rút bạn nên:

  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Khởi động kỹ trước khi tập luyện thể thao, không để các cơ vận động quá sức.
  • Bổ sung canxi, magie, kali và vitamin bằng cách ăn nhiều rau và các loại trái cây, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng hay stress.

Nếu thường xuyên bị chuột rút, đặc biệt vào ban đêm mà không do các nguyên nhân kể trên thì có thể là vấn đề về bệnh lí. Lúc này, hãy nói chuyện ngay với bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và cách chữa trị hiệu quả nhất.

Sponsor
gặp bác sĩ
Nếu thường xuyên bị chuột rút hãy gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất. (Nguồn: Internet ).

Một số bài viết liên quan cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo:

Hi vọng bài viết trên đây có thể mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Đừng quên tiếp tục theo dõi và ủng hộ BlogAnChoi bạn nhé!

Sponsor
Xem thêm

Viêm gan C và những điều có thể bạn chưa biết

Viêm gan C là một bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan C (HCV) gây ra. Đây là căn bệnh chưa có vaccin chủng ngừa, có thể lây lan từ người sang người qua nhiều con đường khác nhau và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bài này có tuyệt không bạn?
Có 6 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(