Bạn có thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt và mệt mỏi không? Bạn có từng quan tâm đến lý do của hiện tượng này và cách để khắc phục nó? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu để biết các nguyên nhân chóng mặt hoa mắt hay gặp hàng đầu và cách điều trị sao cho an toàn, hiệu quả nhé!
- 1. Chóng mặt tư thế lành tính hay rối loạn tiền đình
- 2. Nguyên nhân chóng mặt do hạ đường huyết
- 3. Chóng mặt do hạ huyết áp
- 4. Thiếu máu gây chóng mặt
- 5. Chóng mặt do tác dụng phụ của thuốc
- 6. Chóng mặt là tình trạng của bệnh lý đau nửa đầu
- 7. Mất nước, thiếu nước có thể gây chóng mặt
- 8. Chóng mặt do cơn rối loạn nhịp tim
- 9. Hội chứng mệt mỏi mãn tính gây chóng mặt
- 10. Do chấn thương hoặc say tàu xe
Chóng mặt là cảm giác đầu bạn cảm thấy quay cuồng, mất phương hướng, cơ thể lâng lâng, khó giữ cân bằng, thậm chí là buồn nôn và nôn. Chóng mặt có thể thoáng qua chỉ vài chục giây tới vài phút hoặc cũng có thể kéo dài, thường xuyên tùy vào tình trạng bệnh lý.
Các nguyên nhân gây chóng mặt thường gặp có thể kể đến như chóng mặt tư thế lành tính, hạ đường huyết, tụt huyết áp, thiếu máu hay bệnh lý đau nửa đầu, bị chấn thương, say tàu xe, cảm lạnh và các vấn đề về tai, hòm nhĩ,…
Nguyên nhân gây chóng mặt hoa mắt rất nhiều, đa số là lành tính, nhưng cũng có những trường hợp bạn nhất định cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
1. Chóng mặt tư thế lành tính hay rối loạn tiền đình
Chóng mặt tư thế lành tính hay rối loạn tiền đình là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây chóng mặt. Lý do của hiện tượng này xuất phát bởi sự rối loạn hệ thống tiền đình ở tai trong, cơ thể mất thăng bằng, chóng mặt, hoa mắt. Nó xuất hiện kịch phát, đột ngột liên quan đến sự thay đổi tư thế đầu như đứng lên, ngồi xuống, tắm gội, sau khi thức dậy, thay bóng đèn,…
Mỗi cơn chóng mặt kịch phát kéo dài 30s đến một phút hoặc vài phút. Các triệu chứng đi kèm thường thấy như buồn nôn, nôn, mất cân bằng khi di chuyển, tim đập nhanh, ù tai, cảm giác như muốn ngã.
Cách đơn giản nhất để khắc phục những cơn chóng mặt do tư thế là ăn uống lành mạnh, đúng bữa, đủ chất, thể dục thể thao thường xuyên, nâng cao thể trạng, giảm bớt các áp lực công việc, lo âu trong cuộc sống.
2. Nguyên nhân chóng mặt do hạ đường huyết
Glucose trong máu để tạo năng lượng và duy trì hoạt động cho cơ thể. Khi bị hạ đường huyết, bạn sẽ cảm thấy đói, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, đổ mồ hôi nhiều, run rẩy chân tay, thậm chí là ngất xỉu,…
Nếu bạn đang làm việc mà cảm thấy quá sức thì hãy bổ sung năng lượng ngay nhé. Một cốc sữa, một cốc nước đường hoặc chiếc kẹo ngọt cũng sẽ giúp bạn ổn hơn rất nhiều đấy.
3. Chóng mặt do hạ huyết áp
Nếu bạn có bệnh lý huyết áp thấp hoặc làm việc quá mệt mỏi thì một cơn hạ huyết áp hoàn toàn có thể xảy ra. Bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, khát nước, buồn nôn, khó thở, mờ mắt, da nhợt nhạt và mất tập trung. Cách đơn giản nhất là bạn có thể đo huyết áp để kiểm tra. Một chiếc đo huyết áp điện tử gọn nhẹ để mang theo người dù bạn đi bất cứ đâu là vô cùng tiện dụng và cần thiết. Tìm mua huyết áp điện tử tại nhà ở đây.
Nếu thường xuyên bị hạ huyết áp bạn hãy thêm muối vào khẩu phần ăn và uống nhiều nước để tăng thể tích máu nhé. Đừng quên đến gặp bác sĩ để được chăm sóc tốt hơn.
4. Thiếu máu gây chóng mặt
Hồng cầu có chức năng mang oxy đến các mô để thực hiện các chức năng của cơ quan. Khi thiếu máu, nồng độ oxy giảm, các cơ quan sẽ không đảm bảo được hoạt động của mình. Và khi thiếu máu lên não, biểu hiện chính là hoa mắt chóng mặt. Ngoài ra, các biểu hiện khác của thiếu máu như da xanh, niêm mạc nhợt, bàn chân, bàn tay thường lạnh, móng tay khô, ngón tay hình dùi trống,…
Nguyên nhân gây thiếu máu có rất nhiều, nó có thể do các bệnh lý về tủy xương, bệnh lý tan máu bẩm sinh hay do thiếu hụt các thành phần tạo máu như sắt, acid folic, vitamin B12,… Bạn cần đi kiểm tra để biết được chính xác nguyên nhân là gì. Tìm mua sản phẩm bổ sung sắt cho cơ thể tại đây.
5. Chóng mặt do tác dụng phụ của thuốc
Bất kì loại thuốc nào cũng có mặt lợi, mặt hại. Và chóng mặt là tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, các thuốc nhóm ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu có tác dụng hạ huyết áp,…
Tuy nhiên, đối với bất kì loại thuốc nào, khi bạn dùng quá liều, sai chỉ định thì việc gặp các biến chứng hay tác dụng phụ là dễ hiểu.
6. Chóng mặt là tình trạng của bệnh lý đau nửa đầu
Những người có bệnh lý đau nửa đầu thì thường có thể kèm theo các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, thay đổi tầm nhìn,… Và đôi khi dù không đau đầu thì người bệnh vẫn có cảm giác chóng mặt, mỗi cơn có thể kéo dài vài phút đến vài giờ.
Tốt nhất là bạn nên tránh xa các chất kích thích như rượu, cà phê để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
7. Mất nước, thiếu nước có thể gây chóng mặt
Cơ thể không được cung cấp đủ nước trong các trường hợp như làm việc dưới trời nắng quá lâu, uống không đủ nước, tiêu chảy,… thì có thể gặp các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, không minh mẫn, vã mồ hôi nhiều, nước tiểu ít. Cách đơn giản nhất để khắc phục tình trạng này là bạn hãy uống đủ nước, đặc biệt là các chất điện giải.
8. Chóng mặt do cơn rối loạn nhịp tim
Ở người lớn bình thường, tim đập đều đặn với nhịp độ khoảng 80 lần/ phút. Cơn rối loạn nhịp tim có thể làm bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau tức ngực, khó thở, mặt đỏ bừng, cảm giác trống ngực thình thịch, đôi khi ngất đi,…
Đây là tình trạng cảnh báo cho bệnh lý tim mạch mà bạn cần hết sức cẩn thận, phải đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị nhé.
9. Hội chứng mệt mỏi mãn tính gây chóng mặt
Hội chứng mệt mỏi mãn tính (viết tắt là CFS) khiến bạn lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi quá mức ngay cả trong khi ngủ bạn cũng không được ngon giấc.
Các triệu chứng có thể gặp phải ở hội chứng này như thường xuyên đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau mỏi toàn thân, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, khó nhớ, khó tập trung, nhiều khi nhạy cảm, dễ dị ứng với các tác nhân như thuốc, thực phẩm,…
10. Do chấn thương hoặc say tàu xe
Chấn thương, say tàu xe, sau va đập là những nguyên nhân dễ hiểu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Trường hợp này bạn nên nghỉ ngơi, cung cấp đủ chất để cơ thể sẽ nhanh chóng hồi phục.
Tuy nhiên nếu sau va đập hay chấn thương ở vùng đầu mà bạn thấy những biểu hiện bất thường thì hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé. Đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân.
Một số bài viết liên quan cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo:
- 7 thực phẩm chống say xe không cần thuốc bạn nên biết
- Chữa đau đầu tại nhà không cần thuốc với 8 phương pháp đơn giản, tiết kiệm
- Đau đầu khi mang thai: Liệu có nguy hiểm tới mẹ và bé?
Đừng quên ghé qua chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nha!