Đau bụng giun là bệnh tương phổ biến ở Việt Nam. Nguyên nhân là do thời tiết nước ta thích hợp cho mầm bệnh sinh sôi, nảy nở. Đọc kỹ bài viết dưới đây của BlogAnChoi để biết cách phòng tránh đau bụng giun nhé!

Nguyên nhân đau bụng giun

Đau bụng giun là một bệnh phổ biến ở Việt Nam. Bệnh này xuất hiện nhiều ở nước ta chủ yếu là do thời tiết, khí hậu và cách ăn uống của người Việt.

Việt Nam là một nước nhiệt đới, độ ẩm cao trung bình khoảng 80%. Điều kiện khí hậu cùng tập quán sinh hoạt cũng như việc vệ sinh môi trường kém tạo thuận lợi cho giun sán phát triển, xâm nhập và kí sinh vào cơ thể con người.

Không chỉ do điều kiện môi trường mà đa số người nhiễm phải bệnh giun là do cách ăn uống không lành mạnh. Việc ăn uống mất vệ sinh là những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đau bụng do giun sán:

  • Ăn uống thực phẩm sống, không được làm chín như nước lã, rau sống, tiết canh,…
  • Dùng thực phẩm chưa được đun nấu kĩ như thịt tái.
  • Ăn thực phẩm hàng quán chưa được làm sạch sẽ.
  • Trước khi ăn uống, chưa vệ sinh đồ dùng hay tay chân đúng cách.
Đau bụng giun
Đau bụng do bị nhiễm giun. (Nguồn: Internet)

Triệu chứng đau bụng giun

Khi một người bị nhiễm giun, có khá nhiều biểu hiện nhưng thường gặp nhất là triệu chứng đau bụng. Dưới đây là một số triệu chứng đau bụng giun mà BlogAnChoi tổng hợp, cùng lưu ý nhé!

  • Cảm thấy bụng khó chịu và buồn nôn. Nhiều người chủ quan và cho đó là một loại bệnh về đường tiêu hóa mà không khám chữa hoặc điều trị không đúng cách và khiến bệnh trở nặng.
  • Thường ho, bị lợm giọng, mất ngủ, chảy nhiều nước miếng khi ngủ.
  • Hay bị đau xung quanh vùng rốn, đau từng cơn và càng đau hơn khi bụng đói. Có khi họ đau cả vùng thượng vị và bụng dưới.
  • Nếu bệnh trầm trọng, người bệnh có thể còn nôn hoặc đại tiện ra giun.

Đau bụng do nhiễm giun sẽ kèm theo những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Ở trẻ em có thể gặp triệu chứng tắc ruột do giun, khó tiêu, suy dinh dưỡng, chậm lớn, ngứa hậu môn. Đa số người lớn còn dễ mất máu, thiếu ngủ, lo âu, mất tinh thần, kém tập trung, trí nhớ kém,…

Các loại giun đường ruột thường gặp

Ở Việt Nam, người bệnh thường nhiễm nhiều nhất là giun đũa, có tới 80% người nhiễm loại giun này, 52% người nhiễm phải giun tóc và 32% nhiễm giun móc, một số khác lại mắc phải giun kim, lươn.

1. Giun đũa

Loại giun này thường sống nhiều ở ruột non. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gây ô nhiễm môi trường. Trứng giun đi vào cơ thể người biến thành ấu trùng và xuống ruột non trở thành giun trưởng thành. Khi có quá nhiều giun sẽ dễ gây tắc ruột, viêm ruột thừa.

Bạn có thể đọc thêm: Dấu hiệu đau ruột thừa cần biết để đến bệnh viện ngay

Đau bụng giun
Giun đũa.(Nguồn: Internet)

2. Giun móc

Khi còn là ấu trùng, giun móc xâm nhập qua da, vào đường tiêu hóa và kí sinh trong người bệnh. Trứng giun theo phân ra ngoài rồi nở thành ấu trùng, sau đó ấu trùng thâm nhập vào da dưới lòng bàn chân người khi họ đi chân đất. Giun móc kí sinh phần trên ruột non, thường bám vào niêm mạc ruột để hút máu.

Đau bụng giun
Giun móc. (Nguồn: Internet)

3. Giun tóc

Khác với giun đũa và giun móc, giun tóc kí sinh ở ruột già. Khi trong cơ thể có quá nhiều giun tóc, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng có nhiễm chất nhầy. Nếu nặng có thể gây hội trứng lỵ và trĩ sa trực tràng.

Bạn có thể đọc thêm: 5 cách chữa bệnh trĩ tại nhà giúp giảm đau đớn hiệu quả

Đau bụng giun
Giun tóc. (Nguồn: Internet)

4. Giun kim

Đau bụng do giun kim thường mắc nhiều ở trẻ nhỏ. Biểu hiện dễ thấy là trẻ mất ngủ, ngứa hậu môn và bị rối loạn tiêu hóa. Loại giun này lây từ hậu môn vào miệng qua tay và quần áo. Khi bị nhiễm giun kim, phân thường nhiễm máu và chất nhầy, có thể phát hiện trứng giun trong phân.

Đau bụng giun
Giun kim. (Nguồn: Internet)

Biện pháp phòng tránh và điều trị đau bụng giun

Các biện pháp phòng tránh bị nhiễm giun hiệu quả cần thực hiện gồm có:

  • Uống nước đun sôi hoặc nước lọc.
  • Ăn thức ăn đã được nấu chín, hạn chế ăn đồ sống.
  • Cần ăn hoa quả đã được rửa sạch và gọt vỏ cẩn thận.
  • Vệ sinh chân tay và đồ dùng ăn uống sạch sẽ trước khi dùng bữa.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần. Mua thuốc tẩy giun tại đây.
Đau bụng giun
Rửa tay sạch trước khi ăn giúp ngăn ngừa nhiễm giun hiệu quả. (Nguồn: Internet)

Khi đã phát hiện ra bệnh thì bạn cần phải điều trị kịp thời và đến phòng khám và dùng thuốc đúng liều theo đơn của bác sĩ. Không nên tẩy giun khi bị đau bụng và bị suy thận.

Bạn có thể đọc thêm:

Các bạn đã nắm được thông tin về bệnh đau bụng giun chưa? Hãy cho chúng tôi biết thêm ý kiến của các bạn và nhớ theo dõi BlogAnChoi để nắm thêm những thông tin khác về sức khỏe.

Xem thêm

Người bị bệnh chàm da cần lưu ý gì đối với vaccine COVID-19?

Bệnh chàm da (eczema) là tình trạng phổ biến và gây khó chịu trong đời sống thường ngày. Đặc biệt đối với COVID-19, các bác sĩ da liễu cho biết việc tiêm vaccine sẽ có lợi cho hầu hết những người bị chàm da. Cụ thể có những lưu ý gì về độ an toàn, tác dụng phụ và ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận