Vụ hỏa hoạn thương tâm đêm 12/9 ở chung cư mini 9 tầng tại số 37, ngách 29/70 phố Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã đã khiến 56 người ra đi vĩnh viễn, 37 người bị thương. Nỗi đau và sự mất mát ấy lớn đến không thể diễn tả được bằng lời. Sự việc này cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đến mọi người: Kỹ năng phòng cháy chữa cháy ở chung cư chưa bao giờ là thừa thãi, dù là với bất kỳ ai. Sau đây là những lưu ý về phòng cháy chữa cháy ở chung cư, căn hộ cao tầng mà bạn nên nắm rõ.

Xử lý cháy bên trong căn hộ của bạn

Điều thứ nhất: Giữ bình tĩnh là điều quan trọng nhất phải làm, quan sát và đánh giá tình hình cháy nổ. Lúc này bạn cần nhanh chóng ngắt điện của căn hộ. Đây là bước rất quan trọng, tất cả mọi thành viên trong nhà, kể cả là trẻ em cũng cần biết nơi ngắt điện của căn hộ. Lưu ý tuyệt đối không dùng nước để dập lửa ở các thiết bị điện đang được kết nối nguồn điện, điều này sẽ làm chập điện và gây nguy hiểm.

Ngắt cầu dao điện ngay khi xảy ra cháy nổ (nguồn ảnh: Internet).
Ngắt cầu dao điện ngay khi xảy ra cháy nổ (nguồn ảnh: Internet).

Điều thứ hai: Dùng bình chữa cháy để dập tắt đám cháy. Nếu đám cháy xuất phát từ bếp nơi có dầu ăn, tuyệt đối không dập lửa bằng nước, vì dầu nhẹ hơn nước, có thể nổi trên nước và làm đám cháy lan rộng hơn. Cùng lúc với dập lửa bằng bình chữa cháy, cần gọi ngay cứu hỏa bằng số điện thoại 114. Bạn nên cung cấp rõ ràng và đầy đủ thông tin về địa chỉ căn hộ, khu vực cháy cùng với các thông tin mà đội cứu hộ cần. Điều này giúp công tác chữa cháy được thuận lợi nhất. Lưu ý: nên gọi 144 khi bạn đã ở vị trí an toàn.

Gọi 114 và làm theo sự hướng dẫn của cơ quan phòng cháy chữa cháy (nguồn: Internet).
Gọi 114 và làm theo sự hướng dẫn của cơ quan phòng cháy chữa cháy (nguồn: Internet).

Điều thứ ba: Nếu thấy đám cháy đã lớn đến không thể khống chế và dập tắt được, bạn cần ngay lập tức thoát ra ngoài. Hãy nhớ: tính mạng của bản thân và gia đình là quan trọng nhất. Đừng vì tiếc nuối tài sản mà ở lại nơi nguy hiểm. Việc cần làm sau khi thoát ra ngoài là đóng cửa lại để khói và khí độc đừng lan ra các căn hộ khác và hành lang lối đi. Điều này sẽ ngăn chặn được ngọn lửa lan ra ngoài trong khoảng thời gian ngắn. Lấy khăn, vải tẩm ướt và bịt vào mũi, miệng để tránh khí độc.

Cách thoát hiểm khỏi đám cháy (nguồn ảnh: Internet).
Cách thoát hiểm khỏi đám cháy (nguồn ảnh: Internet).

Điều thứ tư: Lập tức hô hoán cho hàng xóm và các tầng khác bằng chuông báo cháy, loa, kẻng, hay bất kì cách nào để họ thoát khỏi nơi nguy hiểm. Bạn lưu ý phải thật nhanh chóng vì đám cháy có thể lan đến bất cứ lúc nào.

Thông báo bằng chuông báo cháy cho các hộ khác cùng thoát khỏi đám cháy (nguồn ảnh: Internet).
Thông báo bằng chuông báo cháy cho các hộ khác cùng thoát khỏi đám cháy (nguồn ảnh: Internet).

Điều thứ năm: Xác định vị trí của cầu thang thoát hiểm và lập tức thoát ra ngoài. Tuyệt đối không đi thang máy vì khi báo cháy, thang máy sẽ bị ngắt điện hoàn toàn và bạn sẽ bị kẹt bên trong.

Nhanh chóng xác định hướng thang thoát hiểm (nguồn ảnh: Internet)
Nhanh chóng xác định hướng thang thoát hiểm (nguồn ảnh: Internet)

Xử lý khi cháy bên ngoài căn hộ của bạn

Ngay khi nghe báo cháy, bạn nhớ phải ưu tiên tính mạng của bản thân và gia đình lên trên tài sản. Đây là điều cực kỳ quan trọng. Cần dùng mu bàn tay đặt lên cánh cửa xem có nóng không? Nếu có tức là mặt bên kia cánh cửa đang cháy và bạn không nên mở cửa ( lúc này bạn làm theo trường hợp 1). Nếu không nóng, lập tức mở cửa và quan sát vị trí hành lang. Lúc này, tùy vào các trường hợp mà ta có hướng xử lý khác nhau:

Trường hợp 1: Đám cháy hoặc khói độc đã lan tới hành lang

Bạn đừng vội vàng thoát ra bên ngoài ngay vì như thế rất nguy hiểm. Thay vào đó, hãy đóng cửa lại và nhanh chóng dùng vải ( quần áo, chăn, màn,…) tẩm ướt bằng nước và bịt các khe cửa để hạn chế khói độc len vào căn hộ. Bạn cũng cần dùng 1 miếng vải tẩm nước để che mũi và miệng.

Dùng khăn tẩm ướt bịt các khe cửa để hạn chế khói len vào căn hộ (nguồn ảnh: Internet).
Dùng khăn tẩm ướt bịt các khe cửa để hạn chế khói len vào căn hộ (nguồn ảnh: Internet).

Di chuyển đến ban công hoặc các vị trí nào dễ dàng cho đội cứu hộ có thể thấy bạn. Gọi ngay cho 114 để báo về vị trí của bạn cũng như tình trạng đám cháy. Bạn cần giữ bình tĩnh và làm theo chỉ dẫn của 114. Bạn sử dụng các vật có màu sắc đặc biệt, bắt mắt, dễ phát hiện được từ xa ( có thể là quần áo, vải vóc màu sáng) để làm tín hiệu. Như vậy lực lượng cứu hộ có thể dễ dàng tìm thấy và giúp đỡ bạn. Trốn vào không gian kín như nhà vệ sinh, tủ quần áo,… không phải là biện pháp tối ưu trong phòng cháy chữa cháy.

Nhanh chóng gọi 114 và làm theo chỉ dẫn của lực lượng phòng cháy chữa cháy (nguồn ảnh: Internet).
Nhanh chóng gọi 114 và làm theo chỉ dẫn của lực lượng phòng cháy chữa cháy (nguồn ảnh: Internet).

Trường hợp 2: Trường hợp đám cháy hoặc khói độc chưa lan tới hành lang

Để thoát ra bên ngoài một cách an toàn, bạn cần lưu ý các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị khăn, vải ướt che mũi và miệng để tránh khói độc.

Bước 2: Nhanh chóng xác định vị trí thang bộ thoát hiểm. Bạn cần chú ý đến các biển chỉ dẫn hướng tới cầu thang thoát hiểm (biển “Exit” ở các chung cư). Như đã đề cập ở trên, chúng ta tuyệt đối không nên đi thang máy. Trong lúc thoát hiểm phải báo động cho các hộ gia đình khác cùng thoát ra.

Bước 3: Nếu thấy khói độc đã lan tới hành lang, bạn đi khom thấp người, hoặc trườn, bò để hạn chế tối đa việc hít phải khói độc.

Bước 4: Khi mở bất kỳ cánh cửa nào cũng nên kiểm tra bằng mu bàn tay xem liệu lửa đã lan đến bên kia cánh cửa hay chưa? Nếu thấy quá nóng thì không nên mở cửa vì bên kia cánh cửa đã có cháy lan tới. Khi mở cửa bạn nên đứng sang một bên, không nên đứng trực diện với cửa để phòng ngọn lửa tạt vào mặt.

Bước 5: Trường hợp cấp bách cần băng qua ngọn lửa, bạn phải dùng tấm khăn, vải thấm nước bảo vệ đầu, mình rồi mới băng qua.

Cách sử dụng bình chữa cháy (nguồn ảnh: Internet).
Cách sử dụng bình chữa cháy (nguồn ảnh: Internet).

Kiến thức về phòng cháy chữa cháy là kiến thức xã hội quan trọng, nó có thể cứu bạn và giúp bạn cứu được nhiều người khác. Vì vậy các bạn cần trang bị những kiến thức này cho chính mình và người thân của mình, kể cả là con nhỏ trong gia đình. Thật mong rằng sẽ không còn trường hợp thương tâm nào như vụ việc ở Khương Hạ vừa qua nữa.

Xem thêm

100+ danh ngôn, câu nói hay áp dụng cho viết văn nghị luận xã hội 200 chữ mới nhất

Một đoạn/bài viết Nghị luận xã hội phải có tính mới mẻ, sáng tạo, độc đáo thì mới có thể trinh phục, chạm được đến trái tim được người nghe đọc, giáo viên chấm bài. Một bài viết/ đoạn văn chỉ nói xuông không thôi rất dễ gây nhàn chán. Vậy để làm được điều đó chúng ta phải ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
2 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
User 6808c33b

Bài viết phổ cập kiến thức rất cần thiết, nhất là sau sự việc đáng tiếc vừa qua, cảm ơn tác giả!