Các bậc vĩ nhân trong lịch sử thế giới như Isaac Newton hay Mozart tuy nổi tiếng tài giỏi hơn người nhưng cũng mắc phải nhiều vấn đề về tâm lý khiến họ bị coi là “bất thường”. Cùng theo chân BlogAnChoi tìm hiểu các thiên tài mắc hội chứng Asperger này nhé.

1. Hội chứng Asperger là gì?

Hội chứng Asperger là một tình trạng rối loạn thần kinh, được đặt tên theo bác sĩ người Áo Hans Asperger đã phát hiện vào năm 1944. Theo mô tả của ông, nhiều trẻ em có trí thông minh ngôn ngữ, cử chỉ, hành động phát triển bình thường nhưng mắc phải một dạng tự kỷ nào đó làm cho kỹ năng giao tiếp xã hội rất kém.

2. Biểu hiện của Asperger là gì?

Người mắc hội chứng Asperger sẽ có biểu hiện rối loạn thần kinh với nhiều mức độ khác nhau, cụ thể như: ít giao tiếp với mọi người, thích ở một mình, tính cách thất thường… Họ cực kỳ chú tâm vào một số vấn đề nhất định nhưng lại thờ ơ với những chuyện khác của thế giới xung quanh mình, họ cảm thấy khó hiểu và khó diễn tả ngôn ngữ thông dụng trong cuộc sống.

Ít giao tiếp xã hội là một biểu hiện của hội chứng này (Nguồn: Internet)
Ít giao tiếp xã hội là một biểu hiện của hội chứng này (Nguồn: Internet)

Vị giác, khứu giác của người bị hội chứng Asperger thường rất nhạy cảm và dễ bị âm thanh, ánh sáng gây kích động. Họ cảm nhận thế giới quanh mình rất khác biệt, vì thế cách xử sự có vẻ kỳ quặc, lập dị do sự khác biệt trong hoạt động của hệ thần kinh, chứ không phải bất lịch sự hoặc thiếu giáo dục. Những người mắc hội chứng này rất dễ bị trêu chọc và ăn hiếp, nhưng đôi khi lại cực kỳ thông minh và tài giỏi trong một số lĩnh vực nhất định.

3. Những bậc vĩ nhân mắc phải hội chứng Asperger

Michelangelo

Ông là “gã khổng lồ” của nền nghệ thuật thời Phục hưng, là một trong những họa sĩ, nhà thơ, kiến trúc sư, nhà điêu khắc nổi bật nhất của nước Ý lúc bấy giờ. Cả cuộc đời mình, Michelangelo luôn sống cô độc và khép kín, luôn đắm chìm trong thế giới độc đáo của các kiệt tác nghệ thuật. Ông được biết đến là một người nghệ sĩ nghiêm khắc, dễ nổi nóng, khó chịu và thường phản ứng mạnh trước sự chê bai, khiêu khích của người khác.

Michelangelo (Ảnh: Internet)
Michelangelo (Ảnh: Internet)

Isaac Newton

Newton là nhà bác học đã phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn, nguyên lý bảo toàn động lượng, xây dựng phép tính vi phân – tích phân, v.v. Ông được coi là nhà khoa học vĩ đại trong lịch sử, có tầm ảnh hưởng bậc nhất đối với thế giới, bên cạnh Albert Einstein.

Isaac Newton (Ảnh: Internet)
Isaac Newton (Ảnh: Internet)

Isaac Newton đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như vật lý, thiên văn, toán học, triết học, thần học, giả kim thuật. Nhưng ông cũng nổi tiếng là nhà bác học lập dị. Theo sử sách ghi chép, Newton là người rất lãnh đạm, ít khi kết bạn với người khác, dễ tức giận, nhạy cảm trước những lời phê bình.

Bên cạnh đó ông còn có nhiều thói quen cứng nhắc, chẳng hạn như nếu đã lên kế hoạch thuyết giảng thì nhất định sẽ hoàn thành bài giảng dù có người nghe hay không. Nhiều nghiên cứu còn đặt giả thuyết ông mắc một số rối loạn thần kinh như hoang tưởng, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực.

Wolfgang Amadeus Mozart

Mozart là nhà soạn nhạc thiên tài người Áo, có tầm ảnh hưởng to lớn đối với nền âm nhạc cổ điển châu Âu. Mặc dù cuộc đời ngắn ngủi chỉ 35 năm nhưng ông đã tạo ra gần 600 kiệt tác âm nhạc bất hủ.

Một số nghiên cứu cho thấy Mozart bị rối loạn thần kinh, gồm cả hội chứng Asperger và hội chứng Tourette với biểu hiện co giật, biểu cảm gương mặt kỳ lạ, tự lặp lại lời nói của mình. Ông cũng luôn suy nghĩ về các vật thể vô tri và tính cách thất thường.

Wolfgang Amadeus Mozart (Ảnh: Internet)
Wolfgang Amadeus Mozart (Ảnh: Internet)

Charles Darwin

Darwin là nhà bác học người Anh nổi tiếng với thuyết tiến hóa, trong đó giải thích quy luật phát triển của các loài sinh vật và chứng minh rằng tất cả mọi loài đều có cùng một nguồn gốc.

Charles Darwin (Ảnh: Internet)
Charles Darwin (Ảnh: Internet)

Từ nhỏ Darwin đã thích sống cô độc, khi lớn lên ông vẫn luôn hạn chế giao tiếp xã hội. Viết thư là hình thức trao đổi thông tin mà nhà khoa học này yêu thích. Ông thích sưu tầm các đồ vật và cực kỳ say mê ngành hóa học. Ngoài ra ông có năng lực tư duy hình ảnh rất tốt, đây là một trong những đặc điểm thường thấy của những người mắc hội chứng Asperger.

5. Albert Einstein

Einstein được biết đến là cha đẻ của thuyết tương đối và được trao giải Nobel Vật lý nhờ phát hiện ra định luật về hiệu ứng quang điện. Lúc nhỏ Einstein là một đứa trẻ chậm nói, đến năm 4 tuổi mới bập bẹ những từ đầu tiên. Khi lên 7 tuổi Einstein bắt đầu sống đơn độc và thường lặp đi lặp lại những câu nói.

Ông còn được biết đến với nhiều phát ngôn vô cùng khó hiểu. Dù sau này ông cũng giao lưu và kết bạn với nhiều người, tham gia các buổi diễn thuyết, nhưng với lối sống kỳ quặc của mình, ông luôn bị nghi ngờ mắc hội chứng Asperger.

Albert Einstein (Ảnh: Internet)
Albert Einstein (Ảnh: Internet)

Một số bài viết bạn đọc có thể tham khảo thêm:

Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết. Chúc mọi người có một ngày tốt lành. Hãy cùng theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều thông tin thú vị nhé!

Xem thêm

Cơ thể con người sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai?

Có nhiều kịch bản khác nhau cho tương lai của loài người. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các công cụ kỹ thuật số để nghiên cứu xem bản thân công nghệ sẽ đóng vai trò như thế nào đối với sự tiến hóa của cơ thể chúng ta trong tương lai, đi kèm theo dó là sự ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận