Siêu hố đen TON 618 là một thực thể hố đen lớn nhất từng được phát hiện trong vũ trụ. Sở hữu một cân nặng và kích thước cực khủng, hố đen này thực sự là một con quái vật đúng nghĩa khi nó đang không ngừng “ngấu nghiến” vật chất ở trung tâm thiên hà của nó. Vậy chiếc hố đen mang tên TON 618 này thực sự là gì? Cùng BlogAnChoi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Vị trí của siêu hố đen TON 618 trong vũ trụ

Tính tới thời điểm hiện tại, hố đen lớn nhất từng được phát hiện nằm trong siêu chuẩn tinh cùng tên TON 618. Siêu hố đen này có khối lượng gấp 66 tỷ lần Mặt Trời và nằm cách Trái Đất khá xa – 10,4 tỷ năm ánh sáng.

Hình ảnh siêu hố đen TON 618 (Nguồn: Internet)
Hình ảnh siêu hố đen TON 618 (Nguồn: Internet)

Kích thước khổng lồ của siêu hố đen nằm ở trung tâm chuẩn tinh này đã khiến cho các nhà khoa học phải đặt câu hỏi rằng liệu có còn tồn tại những siêu hố đen khác có cùng kích cỡ như TON 618 không?

Theo nhà vũ trụ học Florian Kuhnel ở Đại học Ludwig Maximilian, Munich, Đức, thì trên lý thuyết những hố đen tương tự như siêu hố đen TON 618 hoàn toàn có thể tồn tại.

Hình ảnh minh hoạ của chuẩn tinh TON 618 (Nguồn: Internet)
Hình ảnh minh hoạ của chuẩn tinh TON 618 (Nguồn: Internet)

Siêu chuẩn tinh trên phát ra một nguồn sáng vô cùng lớn là vì siêu hố đen nằm tại trung tâm của nó đang làm việc hết công suất. Hoạt động của siêu hố đen này mạnh mẽ tới nỗi nó không kịp “tiêu hoá” vật chất mà nó hút được, dẫn tới sinh ra bức xạ điện từ cực lớn.

Độ sáng phát ra từ chuẩn tinh TON 618 là vô cùng mạnh mẽ, thậm chí có thể gấp hàng ngàn lần độ sáng của một thiên hà cỡ Milky Way của chúng ta.

Kích thước cực khủng của siêu hố đen TON 618

TON 618 không phải là một chuẩn tinh bình thường. Nó chứa một siêu hố đen có khối lượng gấp 66 tỷ lần Mặt Trời ở trung tâm. Đường kính của lỗ đen khoảng 390 tỷ km (gấp 43 lần khoảng cách từ Mặt Trời tới Hải Vương Tinh – Hành tinh xa xôi nhất trong Hệ Mặt Trời).

Siêu hố đen TON 618 có khối khối lượng gấp 65 tỷ lấn Mặt Trời (Nguồn: Internet)
Siêu hố đen TON 618 có khối khối lượng gấp 65 tỷ lấn Mặt Trời (Nguồn: Internet)

Siêu hố đen này có khối lượng thậm chí còn hơn tất cả các ngôi sao nằm trong thiên hà Milky Way của chúng ta (chỉ khoảng 64 tỷ lần Mặt Trời). Và nó còn nặng hơn siêu hố đen nằm ở trung tâm dải Ngân Hà – Sagittarius A*, tới 15.300 lần.

Giả thuyết về sự hình thành của siêu hố đen TON 618 và những hố đen khổng lồ tương tự

Ban đầu, các nhà khoa học dùng giả thuyết về sự hợp nhất của các hố đen nhỏ để giải thích cho sự tồn tại của những hố đen có kích thước lớn. Nhưng khi biết về sự tồn tại của siêu hố đen mang tên TON 618, giả thuyết hợp nhất này đã bắt đầu bị lung lay.

Hình ảnh 2 hố đen nhỏ hợp nhất thành 1 hố đen lớn hơn (Nguồn: Internet)
Hình ảnh 2 hố đen nhỏ hợp nhất thành 1 hố đen lớn hơn (Nguồn: Internet)

Một giả thuyết khác cho rằng sự va chạm của các sao bên trong các cụm sao đã dẫn tới sự hình thành của các sao có khối lượng và kích thước lớn – sau này sẽ trở thành một hố đen cỡ vừa. Các hố đen này hấp dẫn nhau tại khu vực trung tâm thiên hà để tiếp tục sáp nhập tạo thành siêu hố đen.

Một giả thuyết nữa được các nhà khoa học đưa ra đó là những hố đen tương tự như siêu hố đen TON 618 được hình thành từ những loại sao cổ xưa là sao hố đen. Lõi của loại sao này là một hố đen. Đây là một ngôi sao siêu nặng và siêu sáng chỉ có thể tồn tại ở thời kỳ đầu của vũ trụ.

Sao hố đen - Một ngôi sao cổ chỉ tồn tại vào thời kỳ đầu của vũ trụ (Nguồn: Internet)
Sao hố đen – Một ngôi sao cổ chỉ tồn tại vào thời kỳ đầu của vũ trụ (Nguồn: Internet)

Sao hố đen ban đầu được hình thành từ những ngôi sao trẻ đang trong quá trình hấp thụ vật chất trên đĩa bồi tụ. Tuy nhiên, do khối lượng quá lớn nên dẫn tới sự hình thành của một hố đen trong lõi. Theo thời gian, phần vỏ bên ngoài bị nén lại vào trong và kết quả là một vụ giải phóng năng lượng khổng lồ tương đương với một vụ nổ siêu tân tinh.

Nhưng do lớp vỏ của ngôi sao trẻ quá dày nên không thể bị thổi bay ra khỏi phần lõi, nó vô tình hấp thụ mọi năng lượng và bình an vô sự. Khi ấy, lực hấp dẫn kéo vật chất của phần vỏ mới về phía trung tâm, năng lượng giải phóng ra của hố đen làm cho trạng thái của sao hố đen mới hình thành ở tình trạng ổn định.

Nhưng tuổi đời của loại sao đặc biệt này khá ngắn (chỉ khoảng 7 triệu năm). Khi mà lớp vỏ bị hấp thụ hết bởi phần lõi, nó sẽ trở thành một siêu hố đen đúng nghĩa.

Với tốc độ phát triển như hiện tại, siêu hố đen TON 618 vẫn sẽ tiếp tục phình to ra cả về kích thước lẫn khối lượng. Các nhà khoa học hy vọng rằng trong thời gian tới, những siêu hố đen có kích cỡ tương tự sẽ được phát hiện thêm nữa. Và mong rằng những “anh bạn màu đen” này có thể tiết lộ thêm cho nhân loại những bí mật về vật chất tối, năng lượng tối hay những bí mật khác về vũ trụ trong một tương lai không xa.

Một số chủ đề khác có thể bạn quan tâm như:

Theo dõi BlogAnChoi để cập nhật những tin tức thú vị khác các bạn nhé!

Xem thêm

Cách tạo mã pin Messenger Facebook: Bật tắt tính năng mã hóa đầu cuối

Facebook chính thức triển khai mã hóa đầu cuối trên Messenger, yêu cầu bắt buộc tạo mã pin Messenger để xem được tin nhắn. Cùng tìm hiểu cách tạo mã pin và cách bật tắt tính năng mã hóa đầu cuối Messenger Facebook dưới đây nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận