Ngay bây giờ các bạn hãy cùng BlogAnChoi đi vào phần nội dung của bài diễn thuyết về nét độc đáo của Phật giáo Nhật Bản thông qua trình bày của nhà sư Daiko Matsuyama nhé!

Sponsor

Quan điểm độc nhất vô nhị của người Nhật về tôn giáo nói chung

Mặc dù được nuôi dưỡng như đứa con của chùa nhưng tôi lại học trung học và phổ thông trong các ngôi trường Công giáo. Điều đó có chút kỳ quặc nhưng từ gia đình đến người thân, bạn bè, tất cả mọi người đều dành cho tôi sự quan tâm ấm áp.

Thời đại học, tôi có từng đến Ireland. Thông qua kiến thức về Ireland, tôi biết rằng đây là đất nước sùng đạo Công giáo, nhưng khi đến khu trọ B&B ở nơi đây, tôi có giải thích về lý lịch của mình với bà chủ trọ. Ngay lập tức, bà chủ trọ đã thay đổi sắc mặt. Bà suỵt rồi nói nhỏ: “Chuyện đó cũng có thể xảy ra ở đất nước bạn sao? Nếu ở Ireland, bạn thà đừng nói nếu không muốn bị giết”. Vì tôi còn rất trẻ nên tôi không thể tranh luận với bà ấy.

Quan điểm về tôn giáo của người Nhật vô cùng độc nhất vô nhị. Vào cuối năm, người Nhật có thể nghe 108 tiếng chuông chùa để chào mừng năm mới, rồi sau đó ghé thăm đền thờ Thần đạo. Giữa những người nước ngoài mới có chuyện thì thầm không chính trực đó. Có lẽ, chỉ tại đất nước Nhật Bản này mới có sự bao dung lớn về vấn đề tôn giáo. Tôi nghĩ thầm sự khác biệt về tôn giáo cũng giống như sự khác biệt về thức ăn vậy. Ví dụ, sự khác biệt giữa ẩm thực Nhật Bản và ẩm thực Tây phương. Nếu bạn yêu cầu một thực đơn đa dạng các món Tây thì món ăn chính, nổi bật sẽ được dọn ra. Nhưng thực đơn của Nhật Bản thì không có món chính giống như vậy. Ví dụ, nếu bạn lựa chọn ẩm thực truyền thống của Nhật Bản để gọi món thì từ món khai vị đến món cơm cuối cùng đều được dọn ra. Người Nhật không có khái niệm món chính.

Tôi cho rằng người Nhật xem trọng triết lý hay quan điểm đạo đức của mọi tôn giáo, chứ không xem xét một cách cụ thể riêng biệt một tôn giáo nào, để biết tôn giáo đó có cùng quan điểm với người Nhật hay không. Điều này cũng giống như trong ẩm thực vậy. Vì vậy, trong quan điểm của người Nhật về tôn giáo, không có cái gọi là “Believe in something” (niềm tin vào điều gì đó), mà chỉ có “Respect for something” (sự tôn trọng một điều nào đó), hay “Respect for others” (sự tôn trọng dành cho người khác). Cũng vì lý do này mà người Nhật đặt niềm tin vào nhiều tôn giáo nhưng dành sự tôn trọng ngang bằng nhau. Thật vậy, ngay cả ở Myoshinji là ngôi chùa mà tôi đang ở, tôi vẫn có thể tụng kinh hướng đến chư thiên trong đền thờ Thần đạo. Đó là lý do nơi thờ Thần đạo xuất hiện nhiều trong chùa. Có thể nói, Phật giáo Nhật Bản có hình thức vô cùng độc đáo.

Người Nhật có thể nghe 108 tiếng chuông chùa để chào mừng năm mới, rồi sau đó ghé thăm đền thờ Thần đạo (Ảnh: Internet)
Người Nhật có thể nghe 108 tiếng chuông chùa để chào mừng năm mới, rồi sau đó ghé thăm đền thờ Thần đạo (Ảnh: Internet)

Vẫn có ngoại lệ như chuyện nhà sư Nhật Bản được phép kết hôn, hay chỉ ăn chay, kiêng ăn thịt cá trong khi là tu sĩ tập sự, điều đó có nghĩa là giới luật nghiêm khắc sẽ không còn khi khoảng thời gian đó kết thúc. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, chúng tôi không thích việc lãng phí, hay vứt bỏ bất cứ thứ gì. Có lẽ, nếu người Ấn Độ, nơi bắt nguồn của Phật giáo, nhìn vào đạo Phật ở Nhật Bản, họ sẽ nói đây không phải là đạo Phật. Trong Phật giáo Nguyên thủy ở Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, mục đích của việc tuân thủ các giới luật là để rèn luyện sự học và thiền định. Còn ở Nhật Bản, chúng tôi xem trọng việc tưởng nhớ đến người thân đã khuất và sự tử tế trong cuộc sống bình thường. Phật giáo Nhật Bản đã hình thành và phát triển hơn 1.500 năm nhưng nếu chúng tôi không gọi đó là đạo Phật thì nên gọi là gì nhỉ? Tôi nghĩ rằng dù có ra sao thì đó vẫn là “Phật giáo Nhật Bản”.

Phật giáo Nhật Bản được sàng lọc từ Trung Hoa các đức tin và hình thức tín ngưỡng phù hợp với Nhật Bản và cũng chịu ảnh hưởng từ Thần đạo, một tín ngưỡng lâu đời ở Nhật Bản. Vì vậy, dù đạo Phật ở Ấn Độ, Đông Nam Á hay Nhật Bản có những điểm khác biệt so với Phật giáo Nguyên thủy, nhưng nền tảng vẫn dựa trên những giáo lý và triết lý kỳ diệu mà Đức Phật đã thuyết giảng.

Tôi nghĩ rằng sự khác biệt giữa Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Nhật Bản giống như món cà ri vậy. Ở Ấn Độ, người dân ăn món cà ri vừa cay, vừa nóng. Món cà ri cũng bắt nguồn từ Ấn Độ, nhưng tôi nghĩ rằng người Ấn Độ thích ăn món cơm cà ri có vị ngọt thơm của người Nhật. Khi họ ăn, có lẽ họ sẽ thốt lên “Đây đâu phải là cà ri!”. Vậy món cà ri chúng tôi thường hay ăn được gọi là gì nhỉ? Chúng tôi gọi đó là món “cà ri Nhật Bản”. Có một điều chắc chắn rằng, nghệ thuật nấu ăn và nguyên liệu có thể khác nhau nhưng từ việc cho thịt, cá và rau vào nước sốt cà ri nấu sôi, đến việc ăn kèm với cơm hoặc bánh mì, thì ở Ấn Độ hay Nhật Bản đều giống nhau.

Tiếp theo, tôi xin phép nói về câu chuyện của riêng tôi hồi còn học đại học. Tôi học ở khoa Nông nghiệp. Trong thời gian đó, tôi có thực hiện một thí nghiệm liên quan đến món cà ri. Trước hết, tôi chuẩn bị 2 căn phòng riêng biệt. Căn phòng thứ nhất có nhiệt độ và độ ẩm cao như thời tiết của mùa hè Nhật Bản. Căn phòng thứ hai nóng, khô như thời tiết của mùa hè Ấn Độ. Có 30 du học sinh được kêu gọi bước vào mỗi căn phòng có cả món cà ri của Ấn Độ và Nhật Bản để ăn và đưa ra so sánh, đánh giá món ăn nào ngon. Sau đó, hơn 20 người trong số 30 sinh viên ăn cà ri ở căn phòng Nhật Bản trả lời rằng món cà ri Nhật Bản ngon. Tương tự, vào một ngày khác, những sinh viên này ăn cà ri trong căn phòng Ấn Độ, có hơn 20 sinh viên nói rằng món cà ri Ấn Độ ngon.

Nói cách khác, khi các sinh viên ăn cà ri ở trong căn phòng Nhật Bản, món cà ri Nhật Bản sẽ được phản hồi là ngon. Ngược lại, món cà ri Ấn Độ được phản hồi là ngon chỉ khi các sinh viên ở trong căn phòng Ấn Độ. Món ăn có mối quan hệ lớn đến đặc điểm tự nhiên và khí hậu của một vùng đất. Đương nhiên, tôn giáo cũng vậy. Nó phải được sàng lọc để thích hợp với mọi thứ của một quốc gia nào đó, từ đặc điểm tự nhiên và khí hậu đến các yếu tố lịch sử, văn hóa, truyền thống. Nếu tôi có thể chia sẻ quan điểm cởi mở của người Nhật đến tất cả mọi người trên thế giới, tôi có niềm tin mạnh mẽ rằng những tư tưởng kỳ diệu sẽ được lan tỏa.

Nhà sư lấy ví dụ minh họa cho sự thích nghi, hòa nhập của Phật giáo thông qua món cà ri (Ảnh: Internet)
Nhà sư lấy ví dụ minh họa cho sự thích nghi, hòa nhập của Phật giáo thông qua món cà ri (Ảnh: Internet)
Sponsor

Ý tưởng mang những điều tốt đẹp của tôn giáo trở thành kim chỉ nam trong cuộc sống của người dân

Vài năm trước, ở vùng Amagasaki của tỉnh Hyogo, tôi đã bắt đầu thực hiện một chương trình radio chưa từng có. Chương trình có tên gọi là “8 giờ rồi, ôi trời thần phật ơi!”. Ban đầu, chương trình có tên là “8 giờ rồi, trời phật cùng họp mặt”. Tuy nhiên, chương trình là sự kết hợp giữa những con người đại diện cho Công giáo, Phật giáo và Thần đạo để giải quyết rắc rối của các khán thính giả nên được đổi tên như vậy.

Chương trình là sự kết hợp giữa những con người đại diện cho Công giáo, Phật giáo và Thần đạo (Ảnh: Internet)
Chương trình là sự kết hợp giữa những con người đại diện cho Công giáo, Phật giáo và Thần đạo (Ảnh: Internet)

Câu trả lời hướng đến sự việc cụ thể mà mỗi tu sĩ đã từng kinh qua, nhằm gửi đến các khán thính giả những câu chuyện có thể hình dung được, nhưng cả ba người tu sĩ sẽ tụ họp lại để cùng giải quyết một vấn đề. Đây là một chương trình chưa từng xuất hiện và mang tính cách mạng. Còn về phía khán thính giả, chúng tôi muốn tạo cảm giác an toàn cho họ và đảm bảo rằng có rất nhiều cách giải quyết cho vấn đề của họ chứ nó không có cố định một cách nào cả.

Vào tháng 2 năm nay, tôi lại đề xướng và tổ chức một sự kiện chưa từng có từ trước đến nay ở Kyoto. Đó là cuộc thi chạy tiếp sức đường dài giữa những người có đạo. Đây là cuộc thi quen thuộc với người Nhật Bản. Cách đây khoảng 100 năm, Kyoto là nơi bắt nguồn của cuộc thi này. Kyoto cũng là thành phố tâm linh của thế giới, vì vậy, có rất nhiều tu sĩ tụ họp về đây. Tôi đã kết nối với những tu sĩ đứng đầu để tổ chức cuộc thi chạy tiếp sức đường dài này.

Đây không phải sự ganh đua giữa các tôn giáo. Tôi đã lập ra mỗi nhóm chạy đều có bốn tu sĩ đến từ các tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo và Thần đạo, để tạo thành sợi dây kết nối giữa các tôn giáo. Hiện nay, giữa các tôn giáo, mọi người cần thấu hiểu lẫn nhau. Tuy nhiên, việc ngồi xuống cùng trò chuyện vẫn không thể giúp chúng ta truyền đạt hết thông điệp của mình. Trong cuộc thi chạy, vì mọi người phải thấu hiểu nhau mới có thể cùng nhau hợp sức nên chúng ta trở nên đoàn kết hơn và có thể truyền tải trực tiếp thông điệp của mình.

Sponsor
Xem thêm

15 truyện tranh đam mỹ ngược hay nhất, ngược nam chính ngược luôn độc giả

Trong số các thể loại, có lẽ manhua đam mỹ ngược là được bạn đọc ưu ái hơn hết nhờ cốt truyện gay cấn với những nút thắt bất ngờ. Nếu bạn yêu thích thể loại ngược tâm, đừng bỏ qua danh sách những bộ truyện tranh đam mỹ ngược cực hot sau đây nhé!
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bài này có tuyệt không bạn?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(