“Thất bại là mẹ thành công”, câu nói này vẫn đúng khi chúng ta nói về chiến thắng của đội tuyển Nhật Bản trước đội tuyển Đức từng 4 lần vô địch World Cup. Tuy nhiên, chỉ bấy nhiêu đó thôi thì chưa đủ tạo nên vòng đấu bảng li kì như chúng ta đã xem. Có những yếu tố văn hóa được xem như “điềm báo” Nhật Bản giành thắng lợi ở World Cup 2022.

Đội tuyển quốc gia Nhật Bản được biết đến với thương hiệu “Samurai xanh” đầy cuốn hút. Đội tuyển được dẫn dắt bởi cựu cầu thủ Hajime Moriyasu có lối chơi tốt về mặt kỹ thuật, dựa trên sự phân tích và phán đoán logic. Chính điều này đã giúp Nhật đảo ngược tình thế với góc sút hẹp nhưng vẫn có thể làm thủng lưới đối thủ. Màn thắng đó cho thấy sự tự tin của bản thân và sự kết hợp đội nhóm tốt, khi khao khát thành công của các “chiến binh Samurai xanh” đạt đến đỉnh điểm.

Thành công đã bắt đầu từ quá trình tuyển chọn

Cơn địa chấn mang tên Nhật Bản là kết quả 30 năm hình thành và phát triển của đội tuyển quốc gia đến từ đất nước mặt trời mọc. Cụm từ “thời khắc lịch sử” mà HLV Moriyasu nói về màn thắng của Nhật Bản cũng được dùng để tái hiện lại thời điểm tuyển chọn cầu thủ.

HLV Moriyasu đã dẫn dắt đội tuyển quốc gia giành thắng lợi trong vòng đấu bảng World Cup 2022 (Ảnh: Internet)
HLV Moriyasu đã dẫn dắt đội tuyển quốc gia giành thắng lợi trong vòng đấu bảng World Cup 2022 (Ảnh: Internet)

Trong hơn 20 năm, ngày càng có nhiều cầu thủ Nhật Bản gia nhập các câu lạc bộ hàng đầu tại Châu Âu, đặc biệt là CLB Bundesliga của Đức, nơi có nhiều cầu thủ giỏi. Tất cả, đã giúp Nhật Bản phát triển từ một quốc gia không mấy quan trọng trên bản đồ bóng đá, bây giờ có thể chiếm giữ vị trí trung tâm, giúp bóng đá trở thành môn thể thao phổ biến trong thế hệ của lứa cầu thủ hiện nay.

Bên cạnh đó, còn nhiều thứ mà chúng ta có thể mổ xẻ để hiểu thêm. Phương diện quốc gia cũng ảnh hưởng đến hướng đi độc đáo của các doanh nghiệp và tổ chức ở Nhật Bản. Tại nhiều nơi, người ta phải công nhận rằng họ buộc phải thực hiện những việc vô cùng nhỏ nhặt, có thể thấy những điều đặc biệt đó trong tác phong, trang phục cũng như giờ giấc của họ. Một số quy tắc được áp dụng trong bóng đá, như là phải tuân lệnh răm rắp, phải chính trực trên sân cỏ…

Giáo sư chuyên ngành Kinh doanh Nhật Bản, Ulrike Schaede, tại Đại học California San Diego và là tác giả của cuốn sách “The Business Reinvention Of Japan”, sẽ giúp độc giả hiểu thêm về chủ đề này. Cô chỉ ra rằng nền văn hóa Nhật Bản nghiêng về tư tưởng “thắt chặt” hơn “thả lỏng”. Điều đó có nghĩa là bất kỳ ai, ở bất kỳ nơi đâu, cũng phải làm theo sự chỉ đạo rất chặt chẽ, từ văn phòng, nhà máy đến sân vận động có nhiều người hâm mộ cuồng nhiệt.

Giáo sư chuyên ngành Kinh doanh Nhật Bản, Ulrike Schaede, tại Đại học California San Diego (Ảnh: Internet)
Giáo sư chuyên ngành Kinh doanh Nhật Bản, Ulrike Schaede, tại Đại học California San Diego (Ảnh: Internet)

Văn hóa tổ chức không chỉ góp phần tạo nên những lứa cầu thủ kỷ luật

Cô Schaede nói: “Ở nơi làm việc, có hẳn những quy tắc ứng xử, như là nhân viên phải làm việc trong bao nhiêu giờ và họ phải làm việc ra sao. Trong sản xuất, người Nhật cũng chú ý đến từng chi tiết. Nếu bạn từng thực tập ở những nơi như Toyota, bạn sẽ phải làm y hệt vậy, vì sẽ chẳng bao giờ có sự đặc cách, hay chủ nghĩa cá nhân ở đây.”

Cô Schaede liên hệ điều đó với phương pháp Suzuki trong việc học nhạc cụ, một công việc xem trọng sự chính xác hơn kinh nghiệm cá nhân. Cô cho biết, những gì chúng ta đang bàn luận cũng đúng với nhiều bộ môn khác trong lĩnh vực nghệ thuật.

Những chiếc đàn piano mà Suzuki sản xuất, hay ti vi của hãng Sony thuộc đẳng cấp hoàn toàn khác. Cách biểu lộ của người Nhật trong nghệ thuật cũng nằm trong khuôn khổ đó. Chỉ khi bạn trở thành nhà vô địch trên thế giới, bạn mới có thể điều chỉnh lại theo ý mình. Thời trang của người Nhật cũng không có điểm đột phá. Chiếc quần jeans hơi ngắn và một mái tóc hơi xéo đều theo một chuẩn mực hiện có. Món ăn của người Nhật cũng mang cảm giác nhẹ nhàng giống như vậy.

Toyota là một ví dụ điển hình cho sự chuẩn mực của dân tộc Nhật Bản (Ảnh: Internet)
Toyota là một ví dụ điển hình cho sự chuẩn mực của dân tộc Nhật Bản (Ảnh: Internet)

Vậy, đội tuyển quốc gia Nhật Bản có điểm chung nào với những điều chúng ta vừa đề cập? Đầu tiên, từng cá nhân trong đội bóng đều hoạt động miệt mài và theo quy củ. Họ hoàn toàn không có cái tôi riêng, dù họ là những cá nhân rất tài năng, ví dụ chàng hậu vệ Takehiro Tomiyasi của Arsenal, chàng tiền vệ Takumi Minamino của Monaco và chàng cầu thủ Takefusa Kubo của Real Sociedad.

Đội tuyển quốc gia Nhật Bản là một khối gắn kết. Họ biết di chuyển đến đâu và tạo nên góc chuyền bóng như thế nào, trong khi vẫn phải phòng thủ. Thật sự, nền tảng cơ bản sẽ được xem trọng hơn là ưu thế của bất kỳ cầu thủ nào. Điều này giúp đội tuyển Nhật Bản vạch ra đường lối tấn công khác biệt để có thể đánh bại đội tuyển Đức, bên cạnh yếu tố quan trọng thứ hai là sức chịu đựng tinh thần của các “chiến binh Samurai xanh”.

Tóm lại

Bài học trong một thế hệ, cuối cùng cũng giúp Nhật Bản xây dựng một nền văn hóa bóng đá riêng. Bóng đá Nhật Bản mang lại điều thú vị ở lối chơi “sạch” dưới sự chỉ đạo rõ ràng. Có thể nói, chính điều này đã giúp Nhật Bản vượt lên Tây Ban Nha và Đức để tiến xa hơn tại World Cup 2022.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

200+ câu nói hay về phụ nữ truyền cảm hứng và động lực cho bạn!

Dịu dàng, yếu đuối là đặc quyền của phụ nữ, còn mạnh mẽ, tự tin, độc lập là điều phụ nữ nên có và cần có. Hãy đọc 200+ câu nói hay về phụ nữ dưới đây để truyền cảm hứng, động lực phát triển bản thân bạn nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận