Tại sao giọng nói đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân của sao Việt? Có lẽ bạn đã quá quen thuộc với trò đùa nhại giọng của người nổi tiếng trên các gameshow. Dù chủ ý của người nói là gì, chọc cười khán giả hay mỉa mai, châm biếm, chúng ta vẫn phải công nhận một thực tế rằng người nổi tiếng bị nhại giọng kia sở hữu một giọng nói gây ấn tượng có giá trị thương hiệu cá nhân cao.
Nghiên cứu của Đại học Nottingham Trent còn cho thấy giọng nói có thể tạo ra sức ảnh hưởng giống như gương mặt. Vì vậy, người nổi tiếng không nhất thiết phải có một gương mặt đầy lôi cuốn mà chỉ cần có một giọng nói ấn tượng thôi cũng đủ. Vậy người nổi tiếng đã sử dụng giọng nói của mình như thế nào để kiếm tiền?
Giọng nói thể hiện cá tính mà khán giả yêu thích
Hồ Ngọc Hà là một trong những nghệ sĩ đạt được thành công rực rỡ nhờ giọng nói thương hiệu của mình. Đây chính là thứ vũ khí bí mật giúp Hà Hồ cuốn hút khán giả vào câu chuyện tình yêu của mình trong chuỗi liveshow “Love Songs”.
Private Show 4 “Love Songs” của Hồ Ngọc Hà:
Nếu giọng hát của Hà Hồ có thể làm da diết lòng người thì giọng nói của nữ ca sĩ lại có khả năng khơi gợi sự đồng cảm của những trái tim từng bị tổn thương trong tình yêu bởi chất giọng trầm ấm của Hà Hồ đem đến sự tin cậy cho khán giả. Vì vậy, chẳng ai có lý do để nghi ngờ tính thật giả của câu chuyện, mà ngược lại họ cảm thấy được an ủi sau khi lắng nghe hết tâm tình của nữ ca sĩ, rằng Hà cũng từng đau giống bạn vậy thôi.
Khán giả càng quý mến Hà Hồ không chỉ vì tài năng của nữ ca sĩ, mà còn vì những trải nghiệm sâu sắc trong tình yêu đã làm nên một Hà Hồ điềm tĩnh và bản lĩnh như hôm nay. Khí chất đó chẳng phải là niềm khao khát của nữ giới genZ hay sao?
Khác với sự nghiêm túc của Hà Hồ, nam diễn viên Xuân Nghị có lời nói chuyện hơi cợt nhả và một tông giọng khá “chóe” nhằm chọc cười khán giả. Vì vậy, những nhân vật mà anh từng thủ vai thường có tính cách tinh ranh, có thêm sự xéo xắt, như nhân vật Cao Minh Bách trong bộ phim truyền hình “Nhà trọ Balanha”, hay “Mr Cần Trô” trong “Ngày ấy mình đã yêu”. Sự hài hước mang dấu ấn của Xuân Nghị làm người xem vô cùng thích thú, đến mức không thể ghét nổi dù các vai diễn đó cũng có đôi lúc cư xử quá đáng với những nhân vật khác trong phim.
Hành trình xây dựng giọng nói thương hiệu như người nổi tiếng
1. Loại bỏ các thói quen hại giọng
Bạn không thể nói chuyện dễ nghe trong khi cổ họng của mình đang gặp vấn đề. Phần nội dung bên dưới sẽ là những lưu ý về một số thói quen hại giọng mà bạn dễ mắc phải:
- Nếu bạn không giữ tư thế thẳng lưng trong lúc đứng, ngồi thì cơ cổ sẽ bị đau nhức khiến sức khỏe cổ họng bị ảnh hưởng xấu.
- Những món ăn cay nóng và buốt lạnh là nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng, viêm amidan khiến chất lượng giọng nói bị suy giảm.
2. Chú ý các tật về giọng nói
Mặc dù giọng nói thương hiệu cần được cá nhân hóa để tạo ra dấu ấn riêng nhưng nó vẫn phải phù hợp với thị hiếu của đại chúng. Trước hết, bạn phải là người không mắc các tật về giọng như nói lắp, nói ngọng. Sau đó, bạn hãy cân nhắc đến yếu tố vùng miền trong giọng nói của mình. Nếu giọng địa phương của bạn khiến người nghe khó hiểu hoặc cảm thấy nặng nề, bạn đừng nên sử dụng nó trong công việc.
3. Lắng nghe những người nổi tiếng có chất giọng hay
Việc chú tâm lắng nghe những người nổi tiếng có chất giọng hay sẽ giúp bạn nâng cao khả năng cảm âm, từ đó có thể điều chỉnh, cải thiện giọng nói của mình.
4. Tự tin với những gì mình nói
Bên cạnh một chất giọng hay, bạn cũng cần có một sự tự tin nhất định để khán giả cảm nhận được năng lượng tích cực từ giọng nói thương hiệu của mình và họ có thể tin vào những gì mình nói.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
- Phụ nữ bản lĩnh luôn biết cách làm chủ sự thay đổi không ngừng của cuộc sống
- Chiêm tinh cho công sở: Mình học được gì từ “boss Bạch Dương”?
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!