Trầm cảm được xem là rối loạn tâm thần nghiêm trọng gây ra nhiều hậu quả. Nhiều bậc phụ huynh luôn cho rằng những sự thay đổi của con em mình trong giai đoạn dậy thì là tâm sinh lí bình thường. Tuy nhiên, những dấu hiệu đó có thể là biểu hiện của trầm cảm ở trẻ em mà bố mẹ không hề hay biết.

Sponsor

Trầm cảm ở trẻ em là gì?

Trầm cảm được biểu hiện một cách kinh điển nhất là cảm giác buồn chán kéo dài. Về mặt y khoa, trầm cảm là những rối loạn về tri giác và cảm xúc, chúng xuất hiện tương đồng ở trẻ vị thành niên và người lớn. Tuy nhiên, cách biểu hiện ở trẻ vị thành niên và người lớn đôi khi khác nhau, chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động, bao gồm: gia đình, địa vị xã hội, môi trường sống…từ đó hình thành nên tính cách, thái độ, hành vi khác nhau.

Trầm cảm
Căn bệnh đáng sợ mang tên trầm cảm (Nguồn: Internet)

Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em

Theo một vài nghiên cứu cho thấy, ước tính có khoảng 15% trong tổng số trẻ em và trẻ vị thành niên có dấu hiệu của trầm cảm. Các dấu hiệu của trầm cảm ở tuổi vị thành niên thường gây nhầm lẫn với các thay đổi tâm sinh lý ở tuổi dậy thì, khiến phụ huynh khó nhận ra được sự khác biệt.

Dựa vào biểu hiện của bệnh trầm cảm người ta chia thành 2 nhóm dấu hiệu nổi bật, đồng thời dựa vào nghiên cứu của Học viện tâm thần trẻ em và thiếu niên Hoa Kì (AACAP – American Academic of  Children Adolescent Psychiatry), dấu hiệu của trầm cảm gồm có:

Thay đổi về cảm xúc:

  • Cảm giác buồn chán kéo dài
  • Cảm giác bất lực và thiếu hứng thú trong công việc
  • Dễ cáu giận, khó chịu và vô cùng nhạy cảm
  • Hay tự ti về bản thân
  • Luôn có ý nghĩ về cái chết và tự sát

Thay đổi về hành vi:

  • Ăn uống bất thường và thay đổi cân nặng
  • Mệt mỏi, lờ đờ
  • Mất ngủ hay ngủ quá nhiều
  • Sử dụng rượu bia, cồn và thuốc
  • Hay kích động
  • Sống tách biệt , ví dụ: trốn học, tách biệt thầy cô, bạn bè, ít giao tiếp
  • Khó tập trung trong suy nghĩ và hành động
  • Chuyển động cơ thể chậm
  • Không quan tâm ngoại hình
  • Tự làm hại bản thân
Trầm cảm
Trầm cảm ở tuổi vị thành niên (Nguồn: Ineternet)

Nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ em

Người ta chưa tìm ra nguyên nhân chính xác cho chứng trầm cảm trên, tuy nhiên vẫn có một số nguyên nhân cốt lõi được tìm thấy:

  • Sự khác biệt trong não bộ: Khi có sự biến đổi chức năng hay hư hại các chất dẫn truyền thần kinh, từ đó dẫn tới sự sự biến đổi các thụ thể thần kinh, ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thần kinh của chúng ta.
  • Sự kiện gây tác động tâm lí: Một sự kiện gây sang chấn tâm lí  ở lứa tuổi này sẽ để lại kí ức khá lâu, ví dụ: Mất cha mẹ, chấn thương vật lí, lạm dụng tình dục,…là những tác động có ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ của trẻ từ đó góp phần gây nên trầm cảm ở trẻ vị thành niên.
  • Di truyền: Các nghiên cứu cho thấy rằng, chứng trầm cảm có liên quan đến sinh học và những người có người thân bị chứng trầm cảm dễ mắc bệnh trầm cảm hơn người bình thường.
  • Tiếp xúc với những suy nghĩ tiêu cực: Trẻ vị thành niên có thể tiếp xúc với những suy nghĩ bi quan, tiêu cực từ những người xung quanh, đặc biệt là từ bố mẹ. Cho nên, trẻ thường tiếp xúc với những suy nghĩ tiêu cực dễ bị trầm cảm hơn thông thường.

Vậy khi nào cần đến gặp bác sĩ 

Khi nhận thấy những dấu hiệu trên xuất hiện một cách liên tục và bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ, thì các bậc phụ huynh cần tìm đến chuyên gia tâm lí để được hướng dẫn cách trò chuyện cùng con cái.

Còn nếu bạn đang trong lứa tuổi vị thành niên, bạn nghĩ mình hay bạn của mình có dấu hiệu của trầm cảm, đừng ngại chia sẻ. Hãy chia sẻ điều đó với bố mẹ hay những người bạn tin tưởng, hay có thể là những nhân viên y tế tại trường học của mình, bạn thân, thầy cô giáo.

Phòng tránh trầm cảm ở trẻ em

Không có cách nào để bạn chắc chắn phòng tránh được trầm cảm ở tuổi vị thành niên, tuy nhiên có những cách được khuyến khích cho các bạn ở tuổi mới lớn nên thực hiện:

  • Tập luyện cách kiểm soát stress và cố gắng tìm giải pháp cho mọi thử thách
  • Biết chia sẻ và tìm sự hỗ trợ từ người bạn tin tưởng
  • Cần điều trị sớm nhất từ những dấu hiệu đầu tiên
  • Duy trì điều trị liên tục để tránh sự trầm cảm trở lại
  • Có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lí và tập luyện thể thao đều đặn

Bạn có thể đọc thêm các bài viết liên quan đến trầm cảm của BlogAnchoi:

Hãy tiếp tục theo dõi BlogAnchoi để có những thông tin hữu ích về sức khỏe bạn nhé!

Sponsor
Xem thêm

Bốn phương pháp giúp bạn nhận ra nguồn gốc gây căng thẳng trong cuộc sống

Chúng ta có thể không nhận thấy căng thẳng trong cuộc sống cho đến khi tác động của nó trở nên rõ rệt. Những thực hành này sẽ cảnh báo bạn về mối nguy hiểm và nguồn gốc của nó.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này thế nào?
Có 10 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(