Đối với người bị đái tháo đường, cần phải lưu ý đến thực phẩm ăn vào là một trong những điều quan trọng nhất để giữ sức khỏe. Quản lý thực phẩm và khẩu phần ăn hằng ngày là chìa khóa để kiểm soát lượng đường trong máu đối với bệnh nhân đái tháo đường. Vậy chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường như thế nào là hợp lý?

Bác sĩ Gerald Bernstein, giám đốc chương trình quản lý bệnh đái tháo đường tại Viện Đái tháo đường Friedman, Trung tâm Y tế Beth Israel ở New York cho biết: “Mục tiêu cơ bản của chế độ dinh dưỡng cho người bị đái tháo đường là tránh tăng đột biến lượng đường trong máu. Kẹo và nước ngọt có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường vì cơ thể hấp thụ các loại đường đơn này gần như ngay lập tức.”

Sandy Andrews, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Tiểu đường ở Santa Barbara, California, cho biết tất cả các loại tinh bột trong chế độ ăn cần phải được theo dõi, và thực phẩm giàu chất béo – đặc biệt là chất béo không lành mạnh – cũng là vấn đề quan trọng vì những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh tim rất cao.

Dưới đây là chế độ ăn cho người đái tháo đường:

1. Không nên ăn: Cơm trắng

Theo một bản đánh giá năm 2012, bạn càng ăn nhiều cơm trắng thì càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Trong một nghiên cứu trên 350.000 người, những người ăn nhiều gạo trắng (cơm trắng) nhất có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao nhất và nguy cơ tăng 11% cho mỗi khẩu phần cơm hàng ngày.

Giám đốc Andrews nói: “Về cơ bản, nên tránh bất cứ thứ gì đã qua chế biến, chiên và làm bằng bột mì trắng. Gạo trắng và mì ống có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến tương tự như đường.”

Cơm trắng là một nguồn thực phẩm giàu tinh bột hay glucose (Ảnh: Internet)
Cơm trắng là một nguồn thực phẩm giàu tinh bột hay glucose (Ảnh: Internet)

Thay vào đó bạn nên ăn: Gạo lứt hoặc gạo nguyên cám. Andrews cho biết, những loại ngũ cốc nguyên hạt này không gây tăng đột biến lượng đường trong máu nhờ chứa nhiều chất xơ, giúp làm chậm quá trình đưa glucose vào máu. Hơn nữa, một nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard đã phát hiện ra rằng ít nhất 2 khẩu phần gạo lứt hàng tuần có liên quan với giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

2. Không nên dùng: Cà phê trộn

Cà phê pha trộn với xi-rô, đường, kem đánh bông và các loại kem phủ khác có thể có nhiều calo và chất béo, khiến chúng trở nên không tốt cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Ví dụ, một ly Frappuccino 470 ml ở Starbucks có thể chứa 500 calo, 98 gam tinh bột và 9 gam chất béo. Bạn có thể coi một thức uống như “chỉ là cà phê”, nhưng các chất pha thêm có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt.

Cà phê trộn chứa rất nhiều đường và tinh bột (Ảnh: Internet)
Cà phê trộn chứa rất nhiều đường và tinh bột (Ảnh: Internet)

Thay vào đó bạn nên: Hãy chọn các phiên bản nhỏ hơn, thể tích nhỏ hơn 350 ml hoặc không béo, với lượng calo từ 60 đến 200 calo, vì vậy chứa ít calo và ít đường hơn. Chuyên gia Andrews nói: “Phiên bản nhỏ hơn sẽ không làm lượng đường trong máu tăng cao, đặc biệt là nếu bạn đi bộ ngay sau đó“. Tốt nhất là bạn nên chọn cà phê đen.

3. Không nên ăn: Chuối và các loại dưa

Tất cả trái cây tươi đều chứa nhiều vitamin và chất xơ, khiến chúng trở thành thực phẩm lành mạnh cho bất kỳ chế độ ăn kiêng nào. Tuy nhiên một số loại trái cây chứa nhiều đường hơn. Bác sĩ Cathy Doria-Medina ở Los Angeles cho biết: “Chuối, dưa và các loại trái cây như đào và anh đào có hàm lượng đường cao. Chúng có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến hơn các loại trái cây khác, mặc dù điều này có thể không đúng với tất cả mọi người.”

Chuối và các loại dưa chứa nhiều đường (Ảnh: Internet)
Chuối và các loại dưa chứa nhiều đường (Ảnh: Internet)

Thay vào đó bạn nên ăn: táo xanh (táo chua), quả việt quất và các loại quả mọng khác có lượng đường ít hơn. Bác sĩ Doria-Medina nói: “Nhưng những gì hiệu quả với một bệnh nhân tiểu đường có thể không hiệu quả với những người khác, vì vậy bạn cần phải tìm ra loại trái cây nào phù hợp nhất với mình. Kết hợp trái cây với bơ đậu phộng hoặc pho mát ít béo (đảm bảo giảm một nửa phần trái cây) cũng là một cách tốt để cắt giảm phần trái cây.” Hãy kiểm tra lượng đường trong máu 2 giờ sau khi ăn để biết phản ứng của cơ thể với loại trái cây bạn đang ăn.

4. Không nên ăn: Đồ ăn Trung Quốc

Andrews cho biết các món ăn Trung Quốc có nhiều calo, chất béo, muối natri và nhiều tinh bột có thể làm tăng đột biến lượng đường trong máu và duy trì ở mức cao trong thời gian dài. Những món cần tránh nhất là các món chiên như gà sốt cam và các món chua ngọt, có tẩm bột mì và ăn kèm với nước sốt có đường.

Đồ ăn Trung Quốc chứa nhiều chất béo, nhiều tinh bột và nhiều muối (Ảnh: Internet)
Đồ ăn Trung Quốc chứa nhiều chất béo, nhiều tinh bột và nhiều muối (Ảnh: Internet)

Thay vào đó bạn nên ăn: Nếu bạn thích món ăn Trung Quốc, hãy nấu theo công thức riêng tại nhà dùng nhiều rau và ít muối, ít chất béo. Giảm natri có thể giúp giảm huyết áp và giảm nguy cơ bệnh tim. Hãy thay cơm trắng và mì bằng gạo lứt.

5. Không nên ăn: Bánh ngọt cho bữa sáng

Chuyên gia Andrews nói: “Hãy tránh bánh rán, bánh ngọt nướng và các loại kẹo bánh khác nếu bạn muốn kiểm soát lượng đường trong máu. Chúng được làm từ bột mì trắng đã qua xử lý và có nhiều chất béo, tinh bột và natri (muối). Bánh mì cuộn hương quế có thể là món tồi tệ nhất, chứa hơn 800 calo và lên đến 120 gam tinh bột.”

Bánh ngọt có quá nhiều đường cho một bữa ăn (Ảnh: Internet)
Bánh ngọt có quá nhiều đường cho một bữa ăn (Ảnh: Internet)

Thay vào đó bạn nên ăn: Hãy thử một nửa chiếc bánh nướng xốp nguyên hạt kiểu Anh hoặc một chiếc bánh gạo lứt phủ bơ đậu phộng và một chút mứt ít đường, Andrews gợi ý. “Chúng được chế biến ít hơn và ít chất béo, tinh bột và muối hơn.”

6. Không nên dùng: sinh tố trái cây

Sinh tố trái cây nghe có vẻ như một món giải khát lành mạnh, nhưng có thể không tốt nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Một ly sinh tố lớn (khoảng 830 ml) được làm từ các loại trái cây chứa tới 510 calo và 92 gam tinh bột. Tiến sĩ Doria-Medina, chuyên gia về bệnh đái tháo đường ở Los Angeles cho biết: “Chúng chứa đầy đường. Một ly sinh tố trái cây lớn giống như uống 3 lon nước ngọt.”

Sinh tố trái cây chứa rất nhiều đường (Ảnh: Internet)
Sinh tố trái cây chứa rất nhiều đường (Ảnh: Internet)

Thay vào đó bạn nên ăn: Hãy làm món sinh tố của riêng bạn để kiểm soát chính xác những thành phần trong đó. Tiến sĩ Doria-Medina cho biết chế độ ăn lý tưởng cho bệnh nhân đái tháo đường nên chứa các loại rau như cải xoăn hoặc rau bina và sử dụng các loại trái cây ít đường như táo xanh và quả mọng.

7. Không nên ăn: hỗn hợp các loại hạt

Hỗn hợp hạt mua ở cửa hàng bao gồm các loại hạt, trái cây sấy khô và sôcôla sữa. Chỉ có các loại hạt là an toàn cho bệnh nhân đái tháo đường (ở mức độ vừa phải, vì chúng có thể chứa nhiều calo). Quá trình sấy làm cho hàm lượng đường tự nhiên của trái cây tăng lên. Thêm vào đó là khẩu phần có thể rất lớn, ví dụ như một quả mơ khô chính là cả quả mơ. Việc các loại quả hay hạt bị sấy khô khiến bạn dễ ăn nhiều hơn bình thường.

Hỗn hợp các loại hạt có nhiều đường hơn bình thường (Ảnh: Internet)
Hỗn hợp các loại hạt có nhiều đường hơn bình thường (Ảnh: Internet)

Thay vào đó bạn nên ăn: Tự làm hỗn hợp ít tinh bột với hạt hướng dương, hạt óc chó, đậu nành, đậu phộng rang và hạnh nhân với một ít dừa không đường. Ăn các loại hạt với lượng vừa phải (khoảng 30 gam mỗi khẩu phần) có thể làm giảm sự gia tăng lượng đường trong máu khi ăn cùng với tinh bột như bánh mì và cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

8. Không nên ăn: Ngũ cốc tinh chế

Ngũ cốc ăn sáng thêm đường có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, nhưng phản ứng có thể khác nhau ở từng người. Tiến sĩ Doria-Medina cho biết: “Phản ứng của lượng đường trong máu với ngũ cốc rất khác nhau ở mỗi người. Ngay cả bột yến mạch – được ADA khuyến nghị là một lựa chọn tốt – cũng có thể là một vấn đề nếu đó là loại được làm ngọt, ăn liền.”

Ngũ cốc được chế biến có nhiều đường hơn bình thường (Ảnh: Internet)
Ngũ cốc được chế biến có nhiều đường hơn bình thường (Ảnh: Internet)

Thay vào đó bạn nên ăn: Hãy thay ngũ cốc ăn sáng bằng một bữa ăn giàu protein, tiến sĩ Doria-Medina gợi ý. Hãy thử món trứng chiên lòng trắng với rau và gà tây hoặc thịt xông khói với một lát bánh mì ít tinh bột (7 gram). Cholesterol trong lòng đỏ trứng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đái tháo đường, do đó lòng trắng trứng được coi là lựa chọn lành mạnh hơn.

Yến mạch cắt nhỏ và bột yến mạch truyền thống nấu chậm là lựa chọn tốt hơn các loại bột yến mạch khác vì nó ít có nguy cơ làm tăng lượng đường trong máu hơn. Các khẩu phần nhỏ và bổ sung protein có thể hữu ích.

9. Không nên dùng: nước trái cây

Bạn không nên uống nước trái cây với bữa sáng chứa nhiều đường và calo, bao gồm tất cả các loại nước trái cây, từ máy ép trái cây của bạn cũng như những loại được dán nhãn “không thêm đường”.

Nước trái cây chứa nhiều đường hơn bạn nghĩ (Ảnh: Internet)
Nước trái cây chứa nhiều đường hơn bạn nghĩ (Ảnh: Internet)

Thay vào đó bạn nên ăn: Ăn một miếng trái cây (ít đường) và tránh nước trái cây. Đường trong trái cây nguyên chất ít cô đặc hơn so với dạng nước trái cây, vì vậy ít làm tăng lượng đường trong máu và cũng chứa nhiều vitamin hơn, làm cho đường hấp thụ chậm hơn và giữ cho lượng đường trong máu ổn định hơn.

10. Không nên ăn: Thanh hạt dinh dưỡng

Chuyên gia Andrews nói rằng các thanh hạt dinh dưỡng không hoàn toàn là xấu, nhưng bạn phải kiểm tra thành phần. “Chúng có vẻ như là một lựa chọn ăn nhẹ lành mạnh, nhưng nhiều thanh ăn nhẹ có chứa lượng đường và tinh bột cao, lên đến 450 calo và 60 gam tinh bột.” Hãy lựa chọn cân bằng giữa protein và tinh bột với một ít chất béo (khoảng 3 gam) và các thành phần lành mạnh. Bạn nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để xác định loại phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Thanh hạt dinh dưỡng có hàm lượng đường và tinh bột cao (Ảnh: Internet)
Thanh hạt dinh dưỡng có hàm lượng đường và tinh bột cao (Ảnh: Internet)

Thay vào đó bạn nên ăn: Ngoài việc nghe theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng, hãy thỏa mãn chế độ ăn nhẹ của bạn với những món có hàm lượng tinh bột thấp hơn. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, hãy thử một cốc bỏng ngô nhẹ, 10 bánh quy giòn cá vàng, một miếng pho mát sợi, 15 hạt hạnh nhân hoặc kem que đông lạnh không đường, tất cả đều chứa ít hơn 5 gam tinh bột.

11. Không nên ăn: mì với xốt Alfredo

Xốt Alfredo được làm từ kem béo, pho mát Parmesan và rất nhiều bơ, khi dùng với một suất mì ống có thể khiến bạn nạp vào 1.000 calo, 75 gam chất béo và gần 100 gam tinh bột. Chuyên gia Andrews nói: “Mì ống làm từ bột mì trắng cùng với nước xốt có hàm lượng chất béo cao, rất nhiều muối có thể làm tăng lượng đường trong máu trong thời gian dài do hàm lượng chất béo cao trong nước xốt.”

Pasta xốt Alfredo có quá nhiều calo và chất béo (Ảnh: Internet)
Pasta xốt Alfredo có quá nhiều calo và chất béo (Ảnh: Internet)

Thay vào đó bạn nên ăn: Hãy ăn mì được làm từ lúa mì nguyên cám với nước xốt cà chua. Một nửa chén sốt Alfredo chứa khoảng 280 calo và 24 g chất béo so với nửa chén sốt marinara chỉ có 70 calo và chỉ 3 gam chất béo. Cả hai loại nước xốt đều có lượng tinh bột tương tự nhau (8 đến 10 g), nhưng mì ống có lượng tinh bột nhiều hơn, ở mức 15 g trong 1/3 cốc, rõ ràng là ít hơn so với khẩu phần thông thường.

Kích thước khẩu phần chính xác của mì phụ thuộc vào lượng tinh bột trong phần còn lại của bữa ăn của bạn. Ví dụ, một cốc mì chứa 45 gam tinh bột có thể là đủ tinh bột cho cả bữa tối của bạn.

12. Không nên ăn: Khoai tây chiên

Chuyên gia Andrews mô tả khoai tây chiên là “miếng bọt biển tinh bột ngâm trong chất béo.” Với 25 gam chất béo, 500 calo và hơn 63 gam tinh bột, một khẩu phần lớn khoai tây chiên kiểu Pháp có thể tàn phá lượng đường trong máu. Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ lưu ý rằng các loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, ngô và đậu Hà Lan là “nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời”, nhưng khuyến cáo nên bỏ qua những thực phẩm có thêm chất béo hoặc muối.

Khoai tây chiên chứa quá nhiều calo (Ảnh: Internet)
Khoai tây chiên chứa quá nhiều calo (Ảnh: Internet)

Bạn có thể kiểm tra lượng đường trong máu 2 giờ sau khi ăn để tìm hiểu xem loại thực phẩm cụ thể nào có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của mình hay không.

Thay vào đó bạn nên ăn: Khoai tây chiên thường là lựa chọn mặc định khi gọi bánh mì kẹp thịt hoặc burger, nhưng hầu hết các nhà hàng sẽ đổi sang trái cây tươi hoặc salad ăn kèm nếu bạn yêu cầu.

13. Không nên ăn: Thịt nhiều mỡ

Những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Mặc dù thịt giàu protein và không chứa tinh bột – nguyên nhân làm tăng lượng đường trong máu, nhưng một số nguồn protein tốt hơn những nguồn khác. Hãy tránh thịt chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt đỏ, hoặc tẩm bột, hoặc chiên đều chứa nhiều muối natri (như thịt đã qua chế biến).

Thịt chứa nhiều chất béo không tốt cho bệnh nhân đái tháo đường (Ảnh: Internet)
Thịt chứa nhiều chất béo không tốt cho bệnh nhân đái tháo đường (Ảnh: Internet)

Thay vào đó bạn nên ăn: Hãy ăn nhiều protein từ thực vật như các loại đậu (lưu ý rằng một số nguồn protein chay có chứa tinh bột). Chọn cá, hải sản và thịt gà, thường ít chất béo bão hòa hơn và chứa nhiều chất béo có lợi cho tim hơn. Tránh thực phẩm ăn kèm nước xốt có hàm lượng calo cao, tẩm bột hoặc thịt có da chứa nhiều chất béo, ví dụ như thịt gà.

Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe nhé!

Một số bài viết bạn có thể quan tâm:

Xem thêm

Chất béo lành mạnh là gì? 13 thực phẩm giàu chất béo lành mạnh tuyệt vời cho bạn

Ăn thực phẩm giàu chất béo lành mạnh có thể bảo vệ tim mạch và giúp bạn hấp thụ nhiều loại vitamin. Dưới đây là 13 thực phẩm giàu chất béo lành mạnh mà bạn có thể thưởng thức để bảo vệ sức khỏe của mình.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận