Chúng ta cần các chất dinh dưỡng cần thiết để giúp cơ thể phát triển đều đặn, đặc biệt là vitamin. Tuy nhiên, làm cách nào để biết cơ thể chúng ta đang thiếu hụt vitamin? Hãy cùng BlogAnChoi điểm qua các dấu hiệu nhận biết cơ thể đang “thèm” vitamin như thế nào nhé!

Vitamin A, B2, B3, C, D, E,… là những loại vitamin vô cùng thiết yếu đối với cơ thể chúng ta, nhưng tầm quan trọng của mỗi loại vitamin lại khác nhau “một trời một vực”. Sự thiếu hụt của bất kì loại vitamin nào cũng có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe của chúng ta.

1. Vitamin A

Vitamin A là gì?

Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể của con người. Nó tồn tại trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như gan, trứng, sữa,… dưới dạng retinol, còn trong thực vật như gấc, cam, rau dền,… thì ở dạng caroten (tiền vitamin A).

Vitamin A là một dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể (Ảnh Internet)
Vitamin A là một dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể (Ảnh Internet)

Biểu hiện của cơ thể khi thiếu vitamin A

Cơ thể chúng ta luôn phản ánh tình trạng của chúng một cách trung thực nhất, vậy khi thiếu vitamin A, chúng sẽ có những biểu hiện như thế nào đây? Những biểu hiện dễ thấy nhất là:

  • Da khô, tóc gãy rụng
  • Trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn
  • Trẻ còi cọc, chậm lớn so với bạn đồng trang lứa
  • Quáng gà
  • Khô giác mạc

Bổ sung vitamin A bằng cách nào?

Các thực phẩm giàu vitamin A (Ảnh Internet)
Các thực phẩm giàu vitamin A (Ảnh Internet)

Ngoài các nguồn thức ăn giàu vitamin A từ động thực vật, các thực phẩm chức năng cung cấp vitamin A cũng là một lựa chọn không tồi nếu chúng ta sử dụng đủ liều lượng và theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.

  • Vitamin A từ động vật: gan, trứng, đường, sữa, thịt, cá,…
  • Vitamin A từ thực vật: rau ngót, rau dền, rau diếp, gấc, cam, cà rốt,…
  • Thêm vào khẩu phần ăn với một chút dầu ăn hoặc mỡ vì vitamin A hòa tan trong dầu, giúp cơ thể hấp thu dễ dàng hơn
  • Nuôi con bằng sữa mẹ cùng là nguồn vitamin A tuyệt vời, giúp trẻ phát triển tốt hơn

Tìm hiểu thêm về vitamin A trong video dưới đây:

Bạn có thể tìm hiểu thêm về vitamin A và tác dụng và cách bổ sung Vitamin A khoa học tại đây.

2. Vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B là gì?

Vitamin nhóm B như B2, B5, B12,… tan trong nước, hiện diện trong hầu hết các tế bào của cơ thể. Chúng tham gia vào quá trình trao đổi chất dinh dưỡng, các hoạt động và sự phát triển của hệ thần kinh cũng như các cơ quan khác trong cơ thể bao gồm cả da và tóc.

Vitamin nhóm B có mặt trong hầu hết các tế bào của cơ thể (Ảnh Internet)
Vitamin nhóm B có mặt trong hầu hết các tế bào của cơ thể (Ảnh Internet)

Biểu hiện của cơ thể khi thiếu vitamin nhóm B

Do vitamin nhóm B xuất hiện ở hầu hết các tế bào của cơ thể, nên sự thiếu hụt vitamin B sẽ khiến cơ thể chúng ta có các triệu chứng như sau:

  • Mắt dễ bị kích ứng
  • Nhầm lẫn tạm thời
  • Tình trạng thiếu máu xuất hiện
  • Cáu kỉnh, trầm cảm
  • Rối loạn sắc tố da
  • Viêm da
  • Da đổ nhiều dầu
  • Bụng đau quặn, tiêu chảy
  • Xuất hiện mẩn đỏ và viêm lỗ chân lông
  • Dễ dàng bị stress, tiêu chảy, hấp thu kém
  • Nóng rát ở cẳng chân và bàn chân

Bổ sung vitamin nhóm B bằng cách nào?

Thực phẩm giàu vitamin nhóm B (Ảnh Internet)
Thực phẩm giàu vitamin nhóm B (Ảnh Internet)

Chúng ta có thể bổ sung vitamin nhóm B bằng những cách như sau:

  • Bổ sung bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ đối với những trường hợp bắt buộc
  • Tạo cho mình chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng
  • Sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B như rau xanh lá, các loại đậu, gan, thận, trứng, cá, hạt mè, phô mai,…

Tìm hiểu thêm về vitamin nhóm B trong video dưới đây:

3. Vitamin C

Vitamin C là gì?

Vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với con người và cho một số loài khác, có đôi khi ảnh hưởng đến dạ dày. Vitamin C hiện nay tồn tại ở khá nhiều dạng như tinh thể, bột, viên nhộng, viên nén,… đồng thời tính chất cũng khác nhau.

Vitamin C là loại dinh dưỡng thiết yếu đối vói con người (Ảnh Internet)
Vitamin C là loại dinh dưỡng thiết yếu đối với con người (Ảnh Internet)

Biểu hiện của cơ thể khi thiếu vitamin C

Cơ thể chúng ta thiếu vitamin C sẽ gây ra những biểu hiện như:

  • Vết thương hở, gãy xương lâu lành
  • Chảy máu mũi, lợi
  • Mệt mỏi, khó tiêu
  • Dễ bị cháy nắng
  • Da xuất hiện tàn nhang, đốm nám
  • Mờ mắt
  • Dễ bị cảm mạo

Bổ sung vitamin C bằng cách nào?

Các loại thức ăn giàu vitamin C (Ảnh Internet)
Các loại thức ăn giàu vitamin C (Ảnh Internet)

Vì vitamin C tồn tại ở nhiều dạng nên chúng ta có rất nhiều cách để “nạp” C gấp cho cơ thể đấy. Bổ sung bằng các loại rau củ như ớt, cải xoăn, kiwi, đu đủ, xoài, khoai tây, cam, quýt,… hay bằng viên C sủi với liều lượng thích hợp cũng là cách để bổ sung vitamin C.

Tìm hiểu thêm về vitamin C:

4. Vitamin D

Vitamin D là gì?

Vitamin D là một nhóm các vitamin tan trong dầu, có vai trò chính là tăng cường khả năng hấp thu canxi và phosphat ở đường ruột. Nó có hàm lượng khá ít trong các thực phẩm hàng ngày, chủ yếu có trong dầu gan cá, ngũ cốc, trứng có chứa vitamin D,…

Vitamin C là loại dinh dưỡng thiết yếu đối vói con người (Ảnh Internet)
Vitamin D là loại dinh dưỡng thiết yếu đối với con người (Ảnh Internet)

Biểu hiện của cơ thể khi thiếu vitamin D

Với vai trò chính là hấp thu canxi và phosphat, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, nên khi thiếu vitamin D, cơ thể chúng ta sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Xương yếu
  • Sỏi thận
  • Sâu răng
  • Yếu cơ
  • Hấp thụ canxi kém
  • Ở trẻ em sẽ có biểu hiện vàng da, chậm mọc răng, chậm biết đi, lười vận động, rụng tóc vành khăn,…
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi dù ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ

Bổ sung vitamin D bằng cách nào?

Do hàm lượng vitamin D ngoài tự nhiên khá thấp nên việc nạp vitamin D cho cơ thể cần được thực hiện tỉ mỉ hơn các loại vitamin khác.

Bảng nhu cầu sử dụng vitamin D cho mọi đối tượng (Ảnh Internet)
Bảng nhu cầu sử dụng vitamin D cho mọi đối tượng (Ảnh Internet)

Các bạn có thể thay đổi thực đơn ăn uống của mình bằng các loại thực phẩm như sau:

  • Ăn uống đa dạng đủ 4 nhóm thực phẩm
  • Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như thịt, cá hồi, cua, tôm, trứng, sữa,… lưu ý tôm và cá nhỏ còn xương mới có nhiều vitamin D.
  • Có thể cho trẻ sử dụng thêm các loại bánh quy, bánh flan, phô mai, nước cam, sữa đậu nành,…
  • Thêm lượng dầu mỡ đủ dùng vào mỗi khẩu phần ăn

Tìm hiểu thêm về vitamin D:

Bạn có thể tìm hiểu thêm về vitamin D và tác dụng và cách bổ sung Vitamin D khoa học tại đây.

5. Vitamin E

Vitamin E là gì?

Vitamin E tan trong dầu, có tác dụng lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt vô cùng tốt trong việc bảo dưỡng nhan sắc cho các chị em. Nó được chia làm hai loại: Vitamin E tổng hợp và vitamin E tự nhiên. Tuy nhiên, cái gì thuộc về tự nhiên vẫn luôn là tốt nhất, phải không nào?

Vitamin E phân bổ nhiều trong tự nhiên (Ảnh Internet)
Vitamin E phân bổ nhiều trong tự nhiên (Ảnh Internet)

Biểu hiện của cơ thể khi thiếu vitamin E

Vitamin E là vitamin hiếm hoi được phân bổ rộng rãi trong tự nhiên, chất dinh dưỡng được bảo toàn kể cả khi nấu ăn, nên việc thiếu vitamin E là vô cùng nguy hiểm. Một số những biểu hiện thường gặp có thể kể đến như:

  • Giảm phản xạ, dáng đi bất thường
  • Chân tay rã rời, ra mồ hôi nhiều
  • Da khô, tóc chẻ ngọn, gãy rụng
  • Da dẻ sạm đi, khô nẻ
  • Stress nặng, kéo dài
  • Đau bụng khi đến ngày “đèn đỏ”

Bổ sung vitamin E bằng cách nào?

Vitamin hiện có rất nhiều các chế phẩm như viên nén, ống tiêm dung dịch dầu, viên nang tuy nhiên chúng ta cũng có thể dễ dàng bổ sung vitamin E bằng các thực phẩm hàng ngày với chế độ ăn hợp lý.

Nhóm thức ăn giàu vitamin E (Ảnh Internet)
Nhóm thức ăn giàu vitamin E (Ảnh Internet)

Vitamin E có nhiều trong:

  • Dầu thực vật như dầu hướng dướng, dầu hạt bông,…
  • Hạt ngũ cốc, các loại hạt có vỏ cứng
  • Trứng, rau có màu xanh đậm, kiwi, đu đủ, quả olive,…

Tìm hiểu thêm về vitamin E:

Tham khảo thêm các bài viết về sức khỏe tại đây:

Thường xuyên cập nhật tin tức từ BlogAnChoi để tìm hiểu những thông tin hữu ích về sức khỏe của bạn nhé!

Xem thêm

F0 nên ăn gì? Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng để bệnh nhân COVID-19 mau chóng hồi phục

Hiện nay, số lượng bệnh nhân dương tính với COVID-19 ngày càng tăng nhanh. Theo thống kê của Bộ Y tế, có khoảng 80% F0 không có triệu chứng. 20% còn lại triệu chứng phân loại từ nhẹ đến nặng, tùy theo bệnh nền và đề kháng của cơ thể. Số lượng F0 tự điều trị tại nhà ngày ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận