Vitamin C là một chất không thể thiếu cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Vậy vitamin C là gì? Công dụng của vitamin C và làm thế nào là bổ sung vitamin C khoa học? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

1. Vitamin C là gì? 

Vitamin C thực tế là hợp chất có tên gọi acid ascorbic, đây là chất đóng vai trò quan trọng để chuyển hóa protein và tổng hợp collagen. Nó là dạng protein có trong mô liên kết của cơ thể. Vitamin C không màu hoặc hơi vàng, dễ tan trong nước. Nó dễ bị oxy hoá, có thể trong không khí, dưới tác dụng của ánh sáng, khi nhiệt độ tăng cao hay khi có mặt của enzym…

Trong tự nhiên, Vitamin C có ở hầu hết rau quả, có nhiều trong các loại trái cây có múi. Ví dụ cam, chanh, bưởi, ổi, rau ngót, rau muống, ớt chuông… Hiện nay, nó có rất nhiều dạng để bổ sung vitamin c cho cơ thể như lọ vitamin C gồm các viên nén, viên nhộng, vitamin C sủi, bột…

vitamin c
Vitamin C (Nguồn: Internet).

2. Vai trò của vitamin C

  • Chống oxi hoá: Vitamin C tham gia vào hệ thống phòng thủ, chống oxy hoá, ngăn ngừa sự tích tụ cũng như gây bệnh của các gốc tự do. Nó có khả năng chuyển tác nhân gây oxy hoá thành các chất vô hại sau đó thải ra theo nước tiểu.
  • Tạo collagen: Thiếu vitamin C làm giảm khả năng tổng hợp collagen vì nó cần thiết cho quá trình tạo collagen từ trocollagen. Collagen chiếm ¼ protein trong cơ thể, là thành phần protein chính trong mô liên kết, da, xương, răng, sụn, mô sẹo.
  • Phòng chống bệnh tim mạch: Vitamin C góp phần làm tăng sức bền thành mạch, đặc biệt với mạch máu nuôi tim. Nó còn làm giảm cholesterol và chất béo trong máu vì chuyển cholesterol thành acid mật. Vitamin C còn giúp hạn chế tăng huyết áp, hình thành cục máu đông cũng như giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ.
  • Tăng khả năng miễn dịch: Vitamin C tham gia sản xuất interferon. Đó là một loại protein được tế bào tạo ra để chống lại các tác nhân gây bệnh. Nó giúp giảm thiểu mắc cúm vào mùa lạnh. Bổ sung đủ vitamin C còn giúp giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian nhiễm trùng hô hấp.
  • Tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh: Vitamin C có nhiều trong tuyến thượng thận và mô não. Nó tham gia tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh như acid amin Tyrosine, Norepinephrine, Serotnin.
  • Cải thiện làn da: Vitamin C là một thành phần quan trọng, thường xuyên xuất hiện trong các sản phẩm làm đẹp. Nhờ khả năng chống oxi hoá, kích thích quá trình tổng hợp collagen, nó giúp da chống lại lão hoá và sự tổn thương do tia cực tím. Ngoài ra, vitamin C còn ngăn chặn quá trình sản xuất melanin, giúp sáng da, ngăn ngừa vết thâm, nám, tàn nhang.
  • Thải độc: Vitamin C tham gia chuyển hoá, giải độc nhiều loại thuốc, làm biến đổi các phần tử độc hại thành chất có thể đào thải qua nước tiểu. Nó có thể kết hợp với kim loại nặng làm mất độc tính. Vitamin C còn giúp thải độc hoá chất có thể gây ung thư.
  • Phối hợp trong sử dụng canxi, sắt, acid folic: Vitamin C ngăn việc chuyển canxi thành dạng khó hoà tan, giúp hấp thu tốt hơn. Ngoài ra, vitamin C góp phần chuyển hóa acid folic từ dạng không hoạt động thành dạng hoạt động, ổn định ở dạng hoạt động và tránh mất qua nước tiểu.
Vitamin C giúp cải thiện làn da
Vitamin C giúp cải thiện làn da (Nguồn: Internet).

3. Tác hại khi bổ sung vitamin C không hợp lí

Thiếu vitamin C

  • Đối với người lớn, thiếu vitamin C gây chảy máu chân răng, viêm lợi, tăng sừng hoá nang lông. Trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện đốm xuất huyết, tụ máu dưới màng xương. Thiếu vitamin C nghiêm trọng, không điều trị có thể gây thiếu máu cục bộ cơ tim và tử vong do chảy máu ồ ạt.
  • Đối với trẻ còn bú, thiếu vitamin C thường do chế độ ăn nhân tạo. Những trẻ này dễ chảy máu dưới da, vết thương lâu lành, có thể gặp chảy máu dưới màng xương, đặc biệt là chi dưới.

Tìm mua viên uống vitamin C bổ sung cho cơ thể tại đây.

Thừa vitamin C

Vitamin C tan trong nước nên khi nạp quá nhiều, cơ thể sẽ tự đào thải qua bài tiết. Tuy nhiên, mức dung nạp tối đa để không gây hại cho cơ thể là khoảng 2000 mg/ngày. Dùng liều quá cao vitamin C trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ như sau:

  • Buồn nôn và tiêu chảy: Đây là triệu chứng phổ biến nhất khi dùng quá liều vitamin C, đặc biệt khi uống lúc đói.
  • Sỏi thận: Dùng quá liều vitamin C lâu ngày, do đặc tính làm tăng bài tiết axit uric và oxalat niệu có thể tạo sỏi oxalat, sỏi thận urat. Với những người đã được khuyến cáo, phải thận trọng khi bổ sung nó.
  • Hấp thụ sắt dư thừa: Vitamin C có thể tham gia hấp thu sắt. Tuy nhiên, với những bệnh nhân hemochromat di truyền cần phải lưu ý vì gây ảnh hưởng xấu.
  • Hỏng men răng: Men răng là lớp rất cứng, ở ngoài cùng giúp bảo vệ răng. Nếu dùng trong thời gian dài, độ pH thấp của acid ascorbic có thể làm hỏng men răng.
  • Phát ban: Phát ban thường gặp do dư thừa vitamin C, thường gặp ở trẻ sơ sinh, giống như dị ứng.
  • Mệt mỏi: Việc bổ sung vitamin C quá mức có thể gây chóng mặt, mệt mỏi và buồn ngủ.
Sỏi thận
Sỏi thận do lạm dụng vitamin C (Nguồn: Internet).

4. Cách bổ sung vitamin C khoa học

Vitamin C đóng vai trò rất quan trọng. Thiếu vitamin C sẽ ảnh hưởng đến những hoạt động bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, việc lạm dụng nó cũng gây ra những rối loạn rất đáng ngại. Bởi vậy, mỗi ngày cần bổ sung hợp lý vitamin C theo nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Cụ thể liều lượng là:

  • Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: 30- 35mg/ ngày
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 40mg/ ngày
  • Trẻ từ 4 đến 10 tuổi: 45mg/ ngày
  • Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú: 75-90 mg/ ngày
  • Người hút thuốc: 100mg/ ngày

 Lưu ý khi sử dụng vitamin C

  • Sử dụng đúng liều lượng: Để biết vitamin C ngày uống mấy viên cần dựa vào nhu cầu hàng ngày đã được khuyến cáo, tuân thủ theo sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không nên lạm dụng: Nhiều người coi vitamin C như một loại thuốc bổ, thuốc “giải nhiệt” có thể sử dụng tùy ý, không giới hạn liều lượng. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm, làm lệch lạc bản chất, dễ gây biến chứng khi dùng vitamin C.
  • Đối tượng đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng vitamin C: Người bị tăng huyết áp không nên uống vitamin C dạng sủi vì nó có chứa Natri Clorid sẽ khiến huyết áp tăng vọt. Người có tiền sử bị sỏi tiết niệu hoặc đang bị cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng.
  • Hạn chế sử dụng vitamin C ở dạng tiêm để phòng tránh vấn đề dị ứng thuốc.
  • Thời gian: Vitamin C nên được uống vào buổi sáng, sau ăn để có thể hấp thụ tối đa dưỡng chất, không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như dạ dày. Trong thời gian uống vitamin C cần uống nhiều nước.
  • Kết hợp thuốc: Khi được sử dụng kết hợp với vitamin E, Vitamin C sẽ đạt hiệu quả tốt hơn. Đồng thời, hạn chế ăn gan lợn khi uống vitamin C.
  • Cần bổ sung rau quả chứa nhiều vitamin C trong chế độ ăn hằng ngày: như bông cải, cam, bưởi, ổi, rau ngót, ớt chuông…

Một vài bài viết hữu ích liên quan bạn có thể tham khảo:

Với bài viết trên đây, BlogAnChoi hi vọng đã đưa tới những thông tin hữu ích để bạn đọc có thể phần nào hiểu hơn về vitamin C, tác dụng và cách bổ sung khoa học. Đừng quên theo dõi chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mới bạn nhé!

Xem thêm

Trà hoa đậu biếc: công dụng, cách làm và cách sử dụng

Marcus Gavius Apicius - một người sành ăn của La Mã đã từng nói: "Chúng ta ăn bằng mắt đầu tiên". Quả thật, chúng ta thường bị thu hút bởi những đồ ăn thức uống độc đáo. Chẳng hạn như trà hoa đậu biếc (butterfly pea tea) - thức uống đang "làm mưa làm gió" hiện nay bởi khả ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận