Tốt bụng và giúp đỡ mọi người là điều mà chúng ta được dạy từ khi còn rất nhỏ. Nhưng đến khi lớn lên, đôi lúc chúng ta lại thấy rằng “quá tử tế” có thể mang lại nhiều rắc rối, thậm chí cản trở công việc và chuyện tình cảm.

“Sống nice” thì có gì sai?

Bạn đã bao giờ làm giúp người khác một việc gì đó mà bạn thực ra không muốn làm? Có thể là vì bạn không muốn họ buồn hay thất vọng, hoặc bạn sợ mọi người sẽ đánh giá mình không tốt Cũng có thể là vì bạn không muốn mình trở nên khác biệt và bị mọi người “nghỉ chơi”, hoặc bạn yêu quý ai đó đến mức không dám nói ra suy nghĩ thật của mình.

Lòng tốt sẽ không còn tốt nữa nếu bạn phải tự lừa dối lòng mình (Nguồn: Internet)
Lòng tốt sẽ không còn tốt nữa nếu bạn phải tự lừa dối lòng mình (Nguồn: Internet)

Hãy xem qua 2 ví dụ sau đây, trong đó bạn sẽ thấy “quá tử tế” cũng không hẳn là tốt và thay vào đó bạn nên ứng xử như thế nào để tốt cho cả đôi bên. Bạn không cần phải từ bỏ tính tốt bụng của mình và trở thành người vô tâm, mà hãy học cách kiểm soát nó để sử dụng đúng lúc.

1. Quá tử tế trong trong công việc

Một người đã rất cố gắng và chăm chỉ trong công việc nhưng chưa bao giờ được xem xét thăng chức, trong khi những người khác lại được. Mặc dù giữ vai trò quản lý một đội khá đông người nhưng anh ta vẫn không được cân nhắc vào ban lãnh đạo và cũng không thể thăng tiến trong sự nghiệp của mình.

Có nhất thiết phải luôn tươi cười mọi lúc mọi nơi? (Nguồn: Internet)
Có nhất thiết phải luôn tươi cười mọi lúc mọi nơi? (Nguồn: Internet)

Nhà tâm lý yêu cầu anh ta hãy hỏi những thành viên trong đội rằng họ nhận xét anh ta là người như thế nào. Mọi người đều nói rằng anh ta là người tốt, thực sự rất tốt. Anh luôn cởi mở và sẵn sàng giúp đỡ mọi người, sẵn sàng dành thời gian cho người khác bất kể bản thân mình có bận rộn đến đâu.

Như vậy thì có gì sai không?

Vấn đề ở đây là anh ta không thể hiện tham vọng vươn lên, không đủ khao khát để phát triển sự nghiệp, vì lúc nào trông anh cũng có vẻ hạnh phúc và mãn nguyện. Do đó cấp trên cảm nhận rằng anh ta không thích hợp cho vị trí cao hơn.

Quá tử tế cũng không khiến anh ta thực sự dễ chịu. Khi được yêu cầu nói ra cảm giác của mình, anh ta không bộc lộ rõ nhưng vẫn cho thấy anh không vui vẻ.

Vì vậy cách giải quyết ở đây là thể hiện phong thái lãnh đạo mạnh mẽ hơn. Anh ta phải học cách hành xử giống như những người có vẻ “ít tử tế” hơn, ví dụ như từ chối những việc không cần thiết và tỏ ra khó tính khi giao việc cho người khác.

2. Trong chuyện tình cảm

Nếu bạn luôn hy sinh ý muốn của bản thân để chiều lòng người khác vì sợ mâu thuẫn thì đó là dấu hiệu của sự “quá tử tế” đến mức có hại.

Cái gì quá cũng không tốt, nhất là trong tình yêu (Nguồn: Internet)
Cái gì quá cũng không tốt, nhất là trong tình yêu (Nguồn: Internet)

Tất nhiên chiều lòng người yêu là một cách thể hiện tình cảm và sự tôn trọng, nhưng nếu làm quá thường xuyên và lý do chủ yếu là vì lo sợ thì điều đó chắc chắn sẽ trở nên “toxic” cho mối quan hệ của bạn.

Quá tử tế sẽ gây thêm áp lực cho người kia

Chẳng ai muốn xảy ra xung đột, nhất là với người mình yêu thương, những người khiến chúng ta trở nên nhạy cảm nhất về mặt cảm xúc. Do đó nhiều người chọn cách giấu kín suy nghĩ của mình để tránh mâu thuẫn, và điều đó thực sự có tác dụng trong ngắn hạn.

Nhưng về lâu dài, việc này sẽ dẫn đến sự mất cân bằng do bản thân mình không bao giờ đưa ra lựa chọn và quyết định trong mối quan hệ mà tất cả đều phụ thuộc vào người kia làm cho họ cảm thấy mệt mỏi và chán. Theo thời gian, một mối quan hệ mất cân bằng như vậy chắc chắn sẽ nảy sinh vấn đề, ví dụ như người ấy trở nên bất mãn và không còn hứng thú nữa.

Quá tử tế khiến bạn không còn sáng tạo để mọi thứ trở nên thú vị hơn

Tình yêu mà không có sự sáng tạo thì rất dễ tàn (Nguồn: Internet)
Tình yêu mà không có sự sáng tạo thì rất dễ tàn (Nguồn: Internet)

Mỗi người đều có những ý tưởng hay, dù đơn giản hay táo bạo, và những ý tưởng đó chính là thứ gia vị để giữ cho mối quan hệ luôn vui vẻ và thú vị. Những người “quá tử tế” thường ngại chia sẻ ý tưởng của mình do sợ bị từ chối, bị phán xét, hoặc cho rằng làm như vậy là áp đặt hay kiểm soát người kia. Khi mối quan hệ bị thiếu sáng tạo, nó sẽ dần héo úa và trở nên trì trệ, tẻ nhạt.

Điều đó cũng dẫn đến tình trạng “nhạt”. Khi cố che giấu và thay đổi bản thân để tránh xung đột, chúng ta sẽ trở thành con người nhạt nhẽo, mặc dù không làm mất lòng người khác nhưng cũng chẳng có gì để người ta phải nhớ đến. Nói ra suy nghĩ của mình có thể khiến bạn phải đối mặt với mâu thuẫn, nhưng đó cũng là cách duy nhất để chúng ta có thể thực sự hiểu nhau và kết nối với nhau.

Quá tử tế gây mất lòng tin

Người ấy: “Có chuyện gì vậy? Cậu có vẻ buồn.”

Bạn: “Có gì đâu, bình thường mà.”

Bạn có thấy những câu nói như trên rất thường gặp trong tình yêu không? Người sống quá tử tế cũng có lúc cảm thấy khó chịu, nhưng họ sẽ không nói ra vì sợ xung đột. Đây là một “quả bom nổ chậm” đối với mối quan hệ tình cảm. Đến một lúc nào đó, nỗi khó chịu trong lòng biến thành sự tức giận và cuối cùng bùng nổ ra ngoài. Khi đó người kia sẽ biết rằng từ trước tới nay bạn luôn nói dối, không nói ra suy nghĩ thật của mình.

Quá tử tế có thể biến bạn trở thành kẻ nói dối (Nguồn: Internet)
Quá tử tế có thể biến bạn trở thành kẻ nói dối (Nguồn: Internet)

Khi điều này lặp lại nhiều lần, người ấy sẽ bắt đầu không tin tưởng bạn nữa. Mất niềm tin vào nhau khiến cho mối quan hệ trở nên rất khó chịu và có thể tan vỡ bất cứ lúc nào.

Cách giải quyết là gì?

Rất đơn giản: hãy trở nên quyết đoán và mạnh mẽ hơn trong mối quan hệ của mình, kể cả chấp nhận đối mặt với xung đột. Tất nhiên điều đó sẽ không dễ chịu chút nào, nhưng vẫn tốt hơn là cứ tiếp tục giả vờ phải không?

Nếu người ấy của bạn là kiểu người quá tử tế thì giải pháp là khuyến khích họ nói ra nhiều hơn, hỏi xem họ nghĩ gì, và khi họ nói thì hãy lắng nghe thật kỹ và chia sẻ với họ. Nếu bạn không đồng ý với họ thì hãy góp ý một cách tôn trọng và nhẹ nhàng.

Đối với cả hai bạn: hãy tạo ra những cơ hội để cả hai cùng đưa ra ý kiến của mình một cách bình đẳng. Ví dụ hai bạn đi ăn tối cùng nhau vào mỗi tối cuối tuần, vậy thì hãy luân phiên từng người chọn địa điểm. Có thể áp dụng cách này cho nhiều hoạt động khác để mối quan hệ luôn được cân bằng và thoải mái.

Trên đây là cách để kiểm soát sự tử tế trong bản thân mình để cảm thấy thoải mái và hạnh phúc hơn mà vẫn không làm mất lòng người khác. Bạn đã từng gặp phải những tình huống tương tự chưa? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận nhé!

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

15 truyện tranh đam mỹ ngược hay nhất, ngược nam chính ngược luôn độc giả

Trong số các thể loại, có lẽ manhua đam mỹ ngược là được bạn đọc ưu ái hơn hết nhờ cốt truyện gay cấn với những nút thắt bất ngờ. Nếu bạn yêu thích thể loại ngược tâm, đừng bỏ qua danh sách những bộ truyện tranh đam mỹ ngược cực hot sau đây nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận