Thủy ngân là một kim loại nặng rất thường gặp trong cuộc sống của chúng ta hiện nay. Nó có trong nhiệt kế, bóng đèn,… Vì thế, chúng ta hoàn toàn có thể đối mặt với nguy cơ nhiễm độc thủy ngân và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy tác hại của thủy ngân là gì? Phải xử trí sao nếu ở vùng bị nhiễm độc, cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!

Sponsor

Thủy ngân là gì?

Thủy ngân là kim loại nặng màu trắng bạc, trong điều kiện bình thường về nhiệt độ và áp suất, đây là kim loại duy nhất ở thể lỏng. Thủy ngân lỏng ít độc nhưng thủy ngân nguyên tố, muối và hợp chất của nó rất độc. Chính những hợp chất này là nguyên nhân gây ra tổn thương cho con người qua tiếp xúc, hô hấp hay nuốt phải.

Tác hại của thủy ngân tới sức khỏe con người

Nhiễm độc thủy ngân gây nhiều tổn thương cho thần kinh, gan, phổi… Có hai dạng ngộ độc thủy ngân con người có thể mắc phải là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mạn tính.

Thủy ngân gây tổn thương ở phổi

Thủy ngân có thể bị bay hơi, thông qua các hoạt động của con người như đốt rác, các nhà máy điện chạy bằng than đá hay cháy rừng… mà bị phát tán vào không khí, gây ô nhiễm không khí. Khi con người hít phải không khí có chứa thủy ngân sẽ gây tổn thương đường dẫn khí, tổn thương phổi…

Phổi tổn thương do thủy ngân
Phổi tổn thương do thủy ngân (Nguồn: Internet)

Thủy ngân có thể gây dị dạng thai nhi

Khi tiếp xúc với cơ thể, thủy ngân được hấp thụ vào máu và phân phối tới mọi mô bao gồm cả não. Nó cũng truyền qua nhau thai gây dị tật cho thai nhi.

Thủy ngân có thể qua nhau thai
Thủy ngân có thể qua nhau thai (Nguồn: Internet)

Bệnh nhân bị nhiễm độc thủy ngân, hiện tượng sớm nhất là tê và đau nhói ở môi, ngón tay và ngón chân, gọi là chứng dị cảm (paresthesia).

Chứng minatama do nhiễm độc thủy ngân

Đặc biệt, nói về độ nguy hiểm của thủy ngân phải kể đến chứng bệnh minamata, là bệnh do thủy ngân tấn công vào hệ nội tiết và thần kinh trung ương. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị tê liệt hoặc chứng điên cuồng, hôn mê và sau cùng là tử vong.

Cá biển chứa thủy ngân
Cá biển chứa thủy ngân (Nguồn: Internet)

Ngộ độc thủy ngân mạn tính xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với thủy ngân trong thời gian dài dẫn đến run rẩy, mất khả năng điều hòa vận động, hay quên, mất ngủ, thay đổi tính cách, đau đầu, căng thẳng tâm lý… Khi một người tiếp xúc với không khí có nồng độ thủy ngân trên 50 microgram/m3, các triệu chứng trên sẽ xuất hiện.

Ngoài ra, qua đường tiêu hóa, con người cũng có thể bị nhiễm độc thủy ngân khi ăn hải sản, đặc biệt là ăn những loài cá lớn ở đỉnh chuỗi thức ăn như cá vược, cá kiếm, cá mập… Do trong những loại cá này chứa Methyl thủy ngân (MeHg) là một hợp chất hữu cơ của thủy ngân rất độc có thể ngấm vào cơ thể khi ăn phải.

Dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân

Với thủy ngân vô cơ hoặc thủy ngân nguyên tố, khi hít hay nuốt phải, người bệnh có thể bị ngộ độc cấp, trong khi tiếp xúc với dạng thủy ngân hữu cơ, người bệnh có nguy cơ bị ngộ độc mạn.

  • Ngộ độc thủy ngân do hít phải gây bệnh phổi nặng, diễn biến cấp tính. Trên lâm sàng, dấu hiệu đầu tiên xuất hiện là sốt do khói kim loại, bao gồm các triệu chứng: ớn lạnh, sốt, khó thở. Ngoài ra, có thể có các triệu chứng khác như: co giật, nôn ói, viêm miệng…
  • Sau 1 tuần các triệu chứng có thể giảm nhưng đôi khi bệnh không thuyên giảm mà diễn tiến nặng gây suy hô hấp và tử vong.
  • Khi nuốt phải thủy ngân vô cơ, sẽ gây ra những biểu hiện tổn thương ở đường tiêu hóa như: đau bụng, buồn nôn, bỏng tróc niêm mạc miệng, nôn ra máu. Không được cấp cứu điều trị kịp thời, đúng cách, thủy ngân sẽ gây hoại tử ống thận cấp, suy thận có thể tử vong sau vài ngày.
  • Hít phải thủy ngân hữu cơ, gây ngộ độc mạn, sẽ xuất hiện 3 dấu hiệu điển hình là: viêm lợi, run giật tay và chảy nước miếng, rối loạn thần kinh. Nếu trẻ em nhiễm độc sẽ gây ra những bất thường về tâm thần như hay quên, mất ngủ, kém ăn, rối loạn tâm lý.

Người bị ngộ độc thủy ngân hữu cơ do ăn cá biển hay thực phẩm chứa thủy ngân thường trải qua quá trình tích tụ thủy ngân trong cơ thể, những dấu hiệu ngộ độc xuất hiện muộn, sau nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Do thủy ngân có thể qua nhau thai, tác động lên hệ thần kinh thai nhi, người mẹ khi mang thai nếu ăn quá nhiều cá biển có thể gây sảy thai, khuyết tật thần kinh cho thai nhi, bại não biến dạng chi…

Xử trí khi có dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân

Khi người bệnh có các dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân, nếu nhiễm độc qua đường hô hấp, trong các thảm họa như cháy rừng, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân ra khỏi vùng ô nhiễm, cởi bỏ quần áo, nếu trên da hay mắt có dính thủy ngân cần rửa bằng nhiều nước sạch và nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, đánh giá tính trạng nhiễm độc, điều trị với pháp đồ phù hợp nhất, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh ngộ độc do nuốt phải thủy ngân không được gây nôn, cũng khôn rửa dạ dày vì có thể dẫn đến nguy cơ thủng dạ dày và thủng thực quản. Than hoạt tính cũng không được sử dụng trong trường hợp này do không có tác dụng hấp phụ kim loại.

Nếu người bệnh bị ngộ độc thủy ngân vô cơ, để ngăn ngừa nguy cơ trụy tim mạch cần được truyền dịch. Đặt nội khí quản cũng được áp dụng để tránh tắc nghẽn đường hô hấp trong trường hợp niêm mạc hầu họng bị tổn thương gây phù nề nhiều. Khi có sự chuyển đổi thủy ngân hữu cơ thành vô cơ trong cơ thể, các triệu chứng toàn thân sẽ xuất hiện, người bệnh cần dùng thuốc giải độc đặc hiệu ngay.

Truyền dịch phòng tránh trụy tim
Truyền dịch phòng tránh trụy tim (Nguồn: Internet)
Sponsor

Phòng tránh nhiễm độc thủy ngân

  • Tránh phơi nhiễm với hơi thủy ngân, nên tránh xa các khu vực có đám cháy, đặc biệt là đám cháy các nhà máy nhiệt điện, vật liệu thắp sáng, cháy rừng…
  • Không để những vật chứa thủy ngân trong tầm với của trẻ em đặc biệt là nhiệt kế thủy ngân vì nhiệt kế rất dễ vỡ. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nhiệt kế chính xác, dễ sử dụng, lại rất an toàn, và không chứa thủy ngân. Tìm mua nhiệt kế điện tử để tại nhà tránh gây nguy hiểm cho bé.
  • Nếu phát hiện trẻ nuốt phải thủy ngân, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức, không nên tự ý có các hành động tác động khiến trẻ nôn ra như móc họng vì làm vậy sẽ gây nguy hiểm hơn cho trẻ.
  • Hạn chế ăn các loại cá biển lớn, sống ở những nơi biển sâu do chúng chứa lượng lớn thủy ngân. Đặc biệt là phụ nữ có thai, không nên ăn  những loại cá này
  • Cuối cùng, nếu bạn hay người thân có các triệu chứng nhiễm độc thủy ngân, hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa xử trí kịp thời. Hy vọng bài viết đã cung cấp phần nào kiến thức để bạn đọc hiểu được mức độ nguy hiểm cũng như có hiểu biết để xử trí, phòng tránh nhiễm độc thủy ngân.

Một vài bài viết hữu ích liên quan bạn có thể tham khảo:

Với bài viết trên đây, BlogAnChoi hi vọng đã đưa tới những thông tin hữu ích cho bạn đọc về tác hại của thủy ngân. Đừng quên theo dõi chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mới bạn nhé!

Sponsor
Xem thêm

Bệnh herpes (mụn rộp) miệng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Herpes simplex là một bệnh nhiễm virus thường ảnh hưởng đến miệng, bộ phận sinh dục hoặc vùng hậu môn. Nó dễ lây lan và gây nhiều khó chịu trong vấn đề sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Cùng Bloganchoi tìm hiểu về bệnh bệnh herpes (mụn rộp) miệng nhé.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bài này có hay không bạn?
Có 7 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(