Ngày nay chỉ cần có Internet thì mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn dù bạn đang ở đâu và đặc biệt sau đại dịch COVID-19 đã thay đổi phần nào quan điểm của mõi người về mô hình làm việc. Thật không khó để thấy những bạn trẻ chia sẻ kinh nghiệm của bản thân về hành trình thu nhập chín con số 0 nhờ vào việc từ bỏ công việc văn phòng ổn định để trở thành một freelancer. Vậy hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu tất tần tật về freelancer và nghề freelancer có thực sự “tốt” như lời đồn?

Freelancer là gì?

Nghề freelancer là gì? (Nguồn: Internet)
Nghề freelancer là gì? (Nguồn: Internet)

Freelancer được hiểu là những người làm công việc tự do, không gò bó về thời gian như công việc văn phòng. Họ được trả tiền khi hoàn thành công việc do khách hàng giao và chủ yếu những công việc này mang tính chất ngắn hạn.

Những công việc Freelancer phổ biến

Những công việc freelancer phổ biến (Nguồn: Internet)
Những công việc freelancer phổ biến (Nguồn: Internet)

Tại Việt Nam, nghề freelancer thực sự được quan tâm đến trong khoảng 3 năm gần đây, do đại dịch COVID-19 khiến tất cả mọi người phải tuân thủ chỉ thị giãn cách xã hội dẫn đến công việc trì trệ ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của mọi người. Tuy nhiên có một bộ phận vẫn “ngày ngày” làm việc mà không bị tác động hoặc bị tác động rất ít đến cuộc sống làm việc hằng ngày. Điển hình như những công việc freelancer phổ biến như sau:

  • Lập trình
  • Thiết kế
  • Viết lách
  • Dịch thuật

Ưu và nhược điểm của nghề freelancer

Ưu điểm và nhược điểm của nghề freelancer (Nguồn: Internet)
Ưu điểm và nhược điểm của nghề freelancer (Nguồn: Internet)

Để tìm hiểu rõ hơn về nghề freelancer, hãy cùng BlogAnChoi điểm qua những ưu điểm như sau nhé:

  • Chủ động về thời gian và không gian: Khác với nhân viên văn phòng, nghề freelancer không bị gò bó về mặt thời gian và không gian. Họ có thể lựa chọn khung giờ làm việc và địa điểm làm việc ở bất cứ đâu, chỉ cần hoàn thành công việc đúng thời hạn.
  • Thu nhập không giới hạn: Một freelancer có thể cùng lúc nhận nhiều công việc khác nhau từ nhiều khách hàng. Chính vì vậy mà thu nhập của họ không bị giới hạn bởi thời gian mà phụ thuộc vào khả năng chuyên môn cũng như kỹ năng sắp xếp thời gian.
  • Chủ động lựa chọn công việc: Bạn có thể tùy ý chọn một công việc từ khách hàng nào, mức lương bao nhiêu. Đây là điểm khác biệt rất lớn so với công việc của một nhân viên văn phòng.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì nghề freelancer tồn tại những nhược điểm như sau:

  • Khó tìm khách hàng: Ở giai đoạn đầu freelancer rất khó tạo niềm tin cho khách hàng để nhận được dự án làm việc đầu tiên. Bởi khách hàng không thể biết được khả năng chuyên môn cũng như sự uy tín của bạn so với các freelancer có thâm niên trong nghề, bởi đặc thù nghề freelancer là trao đổi, làm việc hoàn toàn trên Internet.
  • Mức độ cạnh tranh cao: Khác với những công việc yêu cầu chuyên môn cao thì có những công việc mà freelancer có thể làm không yêu cầu quá cao về khả năng chuyên môn. Chính vì vậy mà mức độ cạnh tranh ở những nhóm công việc này là khá cao.
  • Thu nhập không ổn định: Không thể phủ định rằng nếu bạn có khả năng chuyên môn tốt cùng với uy tín cao thì mức thu nhập của bạn là không giới hạn. Tuy nhiên sẽ không có bất kỳ sự đảm bảo rằng hàng tháng bạn vẫn sẽ được nhận nhiều dự án như tháng vừa rồi, đặc biệt là đối với các freelancer mới “chập chững” bước vào nghề.
  • Có khả năng bị lừa đảo: Chính vì ưu điểm của nghề freelancer là mọi việc đều được trao đổi, làm việc và thanh toán qua Internet, do đó giữa hai bên cách nhau một màn hình rất khó để nắm bắt được tâm lý cũng như sự uy tín của đối phương. Đã có rất nhiều trường hợp các freelancer mới vào nghề đã bị lừa cả vật chất lẫn sức lao động một cách dễ dàng.

Bạn đã sẵn sàng bước vào nghề freelancer?

Nghề freelancer thật sự là một trong những xu hướng của Gen Z khi đã có rất nhiều bạn thể hiện sự chán nản của bản thân đối với công việc văn phòng ngày làm 8 tiếng. Tuy nhiên, các bạn hãy nhớ rằng phải có đủ kỹ năng cùng với khả năng chuyên môn tốt thì các bạn mới có thể trụ được với nghề. Sẽ không có bất kỳ ai đưa ra một offer làm việc khi bạn không có một kỹ năng nào mà một freelancer nên có như: kỹ năng sắp xếp thời gian, khả năng làm việc độc lập…

Hãy nhớ rằng bất kỳ một Freelancer thành công nào chia sẻ con đường đi đến thu nhập chín con số 0 thì đấy chỉ là những “hightlight” trong cuộc đời của họ. Những khó khăn hay thất bại được chia sẻ đều đã được chọn lọc. Do đó trước khi từ bỏ công việc văn phòng ổn định mà bạn cho rằng nhàm chán để bắt đầu bước vào nghề freelancer thì bản thân hãy chuẩn bị cho mình thật tốt!

Một số bài viết liên quan hữu ích bạn có thể tham khảo:

Trên đây là những quan điểm cá nhân của BlogAnChoi về nghề freelancer, bạn nghĩ sao về nghề này? Hãy cho BlogAnChoi biết nhé và đừng quên theo dõi chuyên mục Bạn đọc để không bỏ lỡ những bài viết hữu ích khác nhé!

Xem thêm

300+ câu hỏi hack não kèm đán án hay nhất để kiểm tra IQ của bạn

Những câu hỏi hack não, đố vui hại não để bạn có thể thử thách IQ của bản thân lẫn bạn bè trong những cuộc vui, vừa lành mạnh vừa giúp rèn luyện trí não mà vẫn vui vẻ không quạu chút nào nhe.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
User bdefb17b

Theo dõi từng bài viết, nội dung ấn tượng.Nhanh ra bài mới tác giả ơi