Strength training là một trong những bài tập không thể bỏ qua với những ai đang có mong muốn nâng cao sức khỏe thể chất và phát triển cơ bắp. Tuy nhiên, đây lại là bộ môn khó tập và dễ gây chấn thương nếu không biết cách tập đúng. Dưới đây là 6 lưu ý khi bắt đầu luyện tập strength training giúp bạn nhanh chóng đạt được hiệu quả và hạn chế những rủi ro trong quá trình luyện tập.

1. Tại sao nên tập strength training?

Strength training mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Nó không chỉ giúp bạn giảm cân, có được cơ bắp và hình thể đẹp, xương của bạn cũng sẽ trở nên chắc khỏe hơn. Ngoài ra, strength training cũng giúp bạn giữ thăng bằng, tăng khả năng phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ ít bị ngã hoặc tự làm mình bị thương.

Strength training giúp cải thiện vóc dáng, tăng cơ bắp, chắc khỏe xương và tăng khả năng giữ thăng bằng (Ảnh: Internet)
Strength training giúp cải thiện vóc dáng, tăng cơ bắp, chắc khỏe xương và tăng khả năng giữ thăng bằng (Ảnh: Internet)

Bạn sẽ nhận thấy những lợi ích của các bài tập này rõ ràng nhất khi cơ thể bắt đầu bước vào độ tuổi lão hóa già đi.

2. Có nhất thiết phải cần đến dụng cụ luyện tập không?

Câu trả lời là không. Có rất nhiều dạng strength training khác nhau, một số cần dụng cụ luyện tập như nâng tạ, trong khi một số khác như Squat thì không.

Có nhiều dạng bài tập strength training khác nhau, có dụng cụ và không có dụng cụ (Ảnh: Internet)
Có nhiều dạng bài tập strength training khác nhau, có dụng cụ và không có dụng cụ (Ảnh: Internet)

Ngay cả với các bài tập cần có sự hỗ trợ của dụng cụ, bạn cũng có thể lựa chọn sử dụng máy móc như ở phòng tập, hoặc tận dụng những vật nặng có sẵn trong nhà như một giải pháp thay thế với hiệu quả mang lại tương đương.

3. Nên nhờ đến sự trợ giúp từ huấn luyện viên chuyên nghiệp

Điều quan trọng nhất khi thực hiện các bài tập nâng cao sức mạnh là phương pháp và kỹ thuật đúng. Một huấn luyện viên chuyên nghiệp và có kinh nghiệm sẽ giúp bạn phát huy tối đa tác dụng của bài tập, đồng thời kiểm soát các sự cố có thể không may xảy đến.

Bạn cần có sự hướng dẫn của huấn luyện viên vào những buổi đầu (Ảnh: Internet)
Bạn cần có sự hướng dẫn của huấn luyện viên vào những buổi đầu (Ảnh: Internet)

Việc tự ý luyện tập tại nhà không chỉ dễ xảy ra chấn thương mà trong một vài trường hợp còn phản tác dụng do thời gian luyện tập và chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

4. Nên duy trì thời gian bao lâu cho mỗi lần luyện tập?

Cơ bắp của bạn cần được nghỉ ngơi để phát triển. Một nguyên tắc nhỏ là vận động từng nhóm cơ hai lần một tuần. Ví dụ, bạn có thể tập luân phiên phần trên và phần dưới của mình mỗi ngày hoặc tập toàn thân 2 hoặc 3 lần một tuần.

Nên luyện tập đều đặn theo lịch trình cố định (Ảnh: Internet)
Nên luyện tập đều đặn theo lịch trình cố định (Ảnh: Internet)

Thông thường, thời gian ngắn nhất để cơ bắp nghỉ ngơi sau mỗi lần luyện tập nặng là tròn một ngày. Bạn cũng nên tập luyện cân bằng cho tất cả các nhóm cơ chính trên cơ thể. Khi một trong số chúng quá phát triển hoặc kém phát triển hơn, bạn có thể dễ gặp chấn thương hơn.

5. Cường độ luyện tập ban đầu

Dù bạn đang ở độ tuổi nào và đã luyện tập thể thao được bao lâu, khi mới bắt đầu với những bài tập strength training, bạn vẫn nên để cơ thể có thời gian để làm quen với cường độ của bài tập.

Tập luyện theo cường độ tăng dần (Ảnh: Internet)
Tập luyện theo cường độ tăng dần (Ảnh: Internet)

Ví dụ, khi nâng tạ, hãy bắt đầu chỉ với một thanh tạ trần hoặc có khối lượng nhỏ để học cách thực hiện động tác đúng kỹ thuật. Khi kỹ thuật đã tốt, bạn có thể tăng trọng lượng và bắt đầu từ 8 đến 10 lần đẩy mỗi lượt. Sau đó có thể tăng một cách từ từ và lặp lại nhiều hiệp để nâng cao hiệu quả.

6. Chú ý hơi thở

Khi luyện tập nặng, có lẽ bạn sẽ có xu hướng muốn nín thở, tuy nhiên điều đó lại sai hoàn toàn. Hãy cố gắng thở ra khi bạn nâng tạ lên và hít vào khi hạ xuống. Thở sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể hiệu suất luyện tập và rất có ích trong việc giúp ngăn chặn các chấn thương như thoát vị đĩa đệm.

Hơi thở là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình luyện tập (Ảnh: Internet)
Hơi thở là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình luyện tập (Ảnh: Internet)

Nếu cảm thấy khó thở thì có thể bạn đang luyện tập quá nặng, khi đó bạn nên giảm cường độ xuống và luyện tập từ từ.

7. Đừng quên khởi động

Với bất cứ môn thể thao nào, cơ bắp của bạn đều có thể gặp chấn thương nếu chưa được khởi động đúng cách. Vì vậy hãy khởi động khoảng 10 phút bằng cách chạy bộ hoặc đạp xe. Bạn cũng có thể đi bộ nhanh hoặc tập một vài động tác thả lỏng đơn giản.

Làm ấm cơ thể trước khi tập luyện giúp hạn chế những rủi ro có thể xảy ra (Ảnh: Internet)
Làm ấm cơ thể trước khi tập luyện giúp hạn chế những rủi ro có thể xảy ra (Ảnh: Internet)

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

50 câu nói hay truyền cảm hứng để bạn tiếp tục tập luyện mỗi khi cảm thấy mệt mỏi và "hết pin"!

Nói cho cùng thì chẳng ai thích tập luyện hơn sống "buông thả", cũng như không đứa trẻ nào thích đi học hơn đi chơi. Nhưng khổ luyện có cái giá của nó, những lúc quá mệt mỏi hãy nhớ tới những câu nói hay truyền động lực này để tiếp tục cuộc hành trình gian khổ nhưng đầy ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận