Bộ Kit thử nhanh Corona Virus trên kĩ thuật LAMP trong vòng 70 phút được công bố mới đây bởi hai nhà nghiên cứu ĐH Bách Khoa Hà Nội đã mang lại nhiều hi vọng trong công tác phòng chống, phát hiện và điều trị nCoV. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cảnh báo, bộ Kit này không mang lại độ chuẩn xác cao và chưa hoàn thành đủ các bước thử nghiệm để áp dụng trên lâm sàng.
2 nhà khoa học ĐH Bách Khoa Hà Nội công bố bộ Kit thử nhanh Corona virus trong vào 70 phút
Mới đây, ngày 07 tháng 02, 2 nhà khoa học của Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội là TS. Nguyễn Lê Thu Hà và TS. Lê Quang Hòa đã công bố nghiên cứu mới về bộ kit thử nhanh virus Corona trong vòng 70 phút. Ts. Lê Quang Hòa cho biết, nhóm nghiên cứu bắt đầu thực hiện nghiên cứu này từ ngày 15 tháng 01, và chỉ sau chưa đầy một tháng, đã đưa ra kết quả nghiên cứu sơ bộ.
Thông thường, nếu xét nghiệm theo phương pháp giải trình tự gen của Việt Nam sẽ mất từ 3 -5 ngày. Nếu áp dụng phương pháp RT – PRC của WHO cũng phải mất tới 240 phút để hoàn thành. Đứng trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nếu nghiên cứu này thành công sẽ đóng góp rất lớn vào công tác phòng chống, phát hiện và điều trị virus Corona trên toàn thế giới.
Ưu điểm của bộ kit RT – LAMP này là áp dụng đơn giản, không cần kĩ thuật phức tạp, thậm chí có thể thực hiện để sàng lọc ngay tại tuyến huyện, cho kết quả nhanh chóng. Nguyên lý của nó là kỹ thuật khuếch đại đẳng nhiệt axit nucleic. Sau khi tách được RNA của virus và đưa vào tiến hành thử nghiệm LAMP, kĩ thuật phóng đại sẽ làm RNA của virus to gấp một tỉ lần, người thực hiện xét nghiệm thậm chí có thể nhìn bằng mắt thường để nhanh chóng đưa đến kết luận.
Tuy nhiên, thực tế thì bộ Kit này chưa được thử nghiệm trên lâm sàng và vẫn còn rất nhiều bước nữa mới có thể áp dụng trong thực tế. Trong khi đó, nhiều nhà khoa học khác lại đưa ra ý kiến cho rằng bộ Kit này có khả năng cho kết quả sai, âm tính giả và dương tính giả khá cao.
Bộ Kit thử nhanh không thể thay thế tiêu chuẩn vàng chẩn đoán Corona Virus vào thời điểm hiện tại
Nhiều nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam cho rằng, để hoàn thành được bộ Kit này còn phải qua chặng đường rất dài nữa, đây chưa được gọi là một bộ kit chuẩn đoán vì mới chỉ có mồi và thực hiện test trên mẫu chứng dương, chưa so sánh với tiêu chuẩn vàng chuẩn đoán để so sánh kết quả. (Tiêu chuẩn vàng để chuẩn đoán virus Corona theo khuyến cáo của WHPO là xét nghiệm cho kết quả dương tính sau khi thực hiện RT-PCR hoặc giải trình tự gen).
Thêm vào đó, bộ Kit có thể cho kết quả âm tính giả và dương tính giả cao, nếu trong trường hợp bức thiết có thể dùng để sàng lọc ở tuyến xã, tuyến huyện, còn muốn chuẩn đoán chính xác vẫn phải làm lại xét nghiệm theo tiêu chuẩn vàng.
Mặc dù bộ Kit chưa đưa ra được kết quả như mong muốn, nhưng sau gần 1 tháng nghiên cứu, các nhà khoa học của ĐH Bách Khoa Hà Nội đã có thể đưa ra thành quả như vậy là sự cố gắng và nỗ lực lớn. Cả thế giới đang mong chờ bộ Kit tiếp tục đang nghiên cứu và hoàn thành trong thời gian sớm nhất, mang lại kết quả cao nhất.
Một số bài viết liên quan cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về dịch viêm phổi Vũ Hán:
- Tất cả những điều cần biết về Virus corona – virus viêm phổi Vũ Hán
- Lựa chọn khẩu trang phòng chống virus Corona: Khẩu trang N95 hay khẩu trang y tế?
- Hệ miễn dịch là gì? Cách tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả nhất tại nhà dành cho mọi lứa tuổi
Với bài viết trên đây, BlogAnChoi hi vọng đã gửi tới quý độc giả những thông tin cần thiết để cập nhật về tình hình dịch bệnh hiện nay. Bộ Y Tế khuyến cáo người dân nên cảnh giác để phòng dịch nhưng không hoang mang, tin vào những nguồn tin chính thống để nắm bắt được tình hình thực tế, chính xác.