Trung bình, chu kì kinh nguyệt của một phụ nữ kéo khoảng 24 đến 35 ngày. Vậy bạn có mắc chứng kinh nguyệt không đều hay không và nếu có thì nguyên nhân do đâu. Cùng BlogAnChoi tìm câu trả lời nhé!
Kinh nguyệt không đều biểu hiện thế nào?
Kinh nguyệt được định nghĩa là hiện tượng chảy máu mang tính chất chu kỳ qua từng tháng tính từ khi bắt đầu tuổi dậy thì đến tuổi mãn kinh (từ 18 đến 51 tuổi). Máu chảy từ tử cung ra ngoài do sự bong của niêm mạc tử cung, nguyên nhân sâu xa là bởi sự giảm đột ngột hoormon Progesteron Estrogen hoặc chỉ Estrogen trong cơ thể.
Một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng 28 ngày, nhưng nó có thể thay đổi từ 24 ngày đến 35 ngày, tùy thuộc vào từng cá nhân. Hầu hết phụ nữ có từ 11 đến 13 chu kỳ kinh nguyệt mỗi năm. Thời gian của mỗi chu kì thường là 5 ngày, nhưng điều này cũng có thể thay đổi, từ 2 đến 7 ngày.
Kể từ lần kinh nguyệt đầu tiên, có thể mất đến 2 năm để chu kỳ ổn định. Sau tuổi dậy thì, hầu hết kinh nguyệt của phụ nữ đều đặn qua các chu kì. Tuy nhiên, đối với một số chị em, thời gian giữa các giai đoạn và lượng kinh nguyệt ở mỗi chu kì khác nhau một lượng đáng kể. Điều này được gọi là kinh nguyệt không đều.
Vậy tóm lại, kinh nguyệt không đều là khi bạn gặp một trong ba hoặc cả ba yếu tố sau:
- Khoảng cách thời gian giữa mỗi chu kì kinh nguyệt không đều.
- Bạn mất nhiều kinh nguyệt hơn hoặc ít hơn trong một khoảng thời gian hơn bình thường.
- Số ngày của một chu kì kinh nguyệt quá dài hoặc quá ngắn.
Để xác định xem chu kì kinh nguyệt của bạn có bất thường hay không, hãy tính từ ngày cuối cùng của chu kỳ trước và ngừng đếm vào ngày đầu tiên của kỳ kế tiếp. Bạn cần chú ý theo dõi trong thời gian ba tháng.
Kinh nguyệt không đều nguyên nhân do đâu?
Một số yếu tố nội tiết làm tăng nguy cơ dẫn đến kinh nguyệt không đều. Hầu hết liên quan việc sản xuất hormone. Hai hormon tác động đến kinh nguyệt là estrogen và progesteron. Đây là những hormon điều hòa chu trình kinh nguyệt của cơ thể.
Ảnh hưởng của rối loạn nội tiết tố
Những yếu tố hoàn cảnh ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố bao gồm tuổi dậy thì, tuổi mãn kinh, mang thai, sinh con, và cho con bú.
Tuổi dậy thì
Ở tuổi dậy thì, cơ thể trải qua những thay đổi lớn về cả thể chất lẫn tinh thần. Có thể mất một vài năm để estrogen và progesteron đạt được sự cân bằng trở lại.
Tuổi mãn kinh
Trước thời kỳ mãn kinh, phụ nữ thường có những giai đoạn bất thường, và lượng kinh nguyệt ra mỗi lần có thể thay đổi. Thời kỳ này xảy ra sau 12 tháng kể từ lần kinh nguyệt cuối cùng của người phụ nữ. Sau giai đoạn mãn kinh, người phụ nữ sẽ không còn hiện tượng kinh nguyệt nữa.
Thời kì mang thai
Trong thời gian mang thai, cơ thể sẽ không xảy ra sự rụng trứng nên kinh nguyệt không xuất hiện, và hầu hết phụ nữ không có kinh nguyệt trong khi cho con bú.
Sử dụng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai nhiều trường hợp gây kinh nguyệt bất thường. Khi một người phụ nữ lần đầu tiên sử dụng thuốc tránh thai, lượng kinh nguyệt qua một chu kì thường ngắn hơn và ít hơn so với bình thường. Cơ thể sẽ ổn định lại sau một vài tháng.
Các yếu tố khác có thể dẫn đến chu kì kinh nguyệt bất thường
- Giảm cân không khoa học.
- Tăng cân quá nhanh.
- Tinh thần bất ổn lo âu.
- Rối loạn chế độ ăn uống hằng ngày.
- Vận động thể lực quá sức.
Một số bài viết sẽ mang lại lời khuyên hữu ích với chị em phụ nữ:
- 9 dấu hiệu ung thư buồng trứng cần biết để điều trị sớm
- 8 tác hại của thức khuya với phụ nữ cực nguy hiểm
- 6 cách phòng bệnh ung thư cổ tử cung để bảo vệ chính mình
Hi vọng những thông tin mà BlogAnChoi chia sẻ sẽ phần nào giúp bạn nhận biết được những dấu hiệu của kinh nguyệt không đều và những nguyên nhân gây ra hiện tượng này để có thể khắc phục đúng cách.
Đừng quên ghé chuyên mục sức khoẻ của BlogAnChoi mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác bạn nhé!