Hành tinh chủ quản của các cung hoàng đạo hay “chủ tinh” của các cung hoàng đạo là một trong những cơ sở để luận giải tính cách trong chiêm tinh học. Hầu hết các cung chỉ có duy nhất một chủ tinh, tuy nhiên một số cung “cá biệt” lại được tận 2 hành tinh cai trị. Bí mật đằng sau sự tồn tại của “đồng chủ tinh” là gì, bạn hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé.

Sponsor

Hành tinh chủ quản là gì?

Ngay từ thời cổ đại, con người đã nghiên cứu về chuyển động của các hành tinh và chòm sao để tìm cách tồn tại hoà hợp với vũ trụ rộng lớn, từ đó khai sinh ra khái niệm “12 cung hoàng đạo”. Và để xác định mối liên kết giữa 12 dấu hiệu này đòi hỏi chúng ta phải nhìn vào những hành tinh có tác động mạnh mẽ nhất lên chúng, chính là “hành tinh chủ quản” (chủ tinh) của các cung hoàng đạo.

Sơ đồ 7 chủ tinh theo quan điểm cổ đại (Ảnh: Internet)
Sơ đồ 7 chủ tinh theo quan điểm cổ đại (Ảnh: Internet)

Hành tinh chủ quản là thiên thể mang đến năng lượng và sức mạnh cho cung hoàng đạo mà nó cai trị. Điều này lí giải vì sao mà cung hoàng đạo lại bộc lộ những phẩm chất, đặc điểm tương tự như chủ tinh của chúng. Trong chiêm tinh học hiện đại, có tổng cộng 10 hành tinh chủ quản được công nhận.

“Đồng chủ tinh” trong chiêm tinh học

Ban đầu, số lượng hành tinh chủ quản theo cách tính cổ đại chỉ dừng lại ở con số 7, tức là mỗi cung hoàng đạo chỉ có một chủ tinh duy nhất. Theo thời gian, sao Thiên Vương (năm 1781), sao Hải Vương (năm 1846) và sao Diêm Vương (năm 1930) lần lượt được phát hiện. Sau đó “hành tinh lùn” Chiron góp mặt (năm 1977), cộng thêm việc sao Diêm Vương cũng được tái xếp loại thành một “hành tinh lùn” (năm 2006) đã khiến các nhà thiên văn học phải cân nhắc lại.

Kết quả là, danh sách các hành tinh chủ quản có sự biến động, một vài “gương mặt mới” được thêm vào trong khi vẫn giữ nguyên 7 hành tinh cũ, cụ thể như sau:

  • Chủ tinh của Bạch Dương: Hỏa Tinh
  • Chủ tinh của Kim Ngưu: Kim Tinh (cổ đại), Cốc Thần Tinh – Ceres (hiện đại)
  • Chủ tinh của Song Tử: Thủy Tinh
  • Chủ tinh của Cự Giải: Mặt Trăng
  • Chủ tinh của Sư Tử: Mặt Trời
  • Chủ tinh của Xử Nữ: Thủy Tinh (cổ đại), Chiron (hiện đại)
  • Chủ tinh của Thiên Bình: Kim Tinh
  • Chủ tinh của Bọ Cạp: Hỏa Tinh (cổ đại), Diêm Vương Tinh (hiện đại)
  • Chủ tinh của Nhân : Mộc Tinh
  • Chủ tinh của Ma Kết: Thổ Tinh
  • Chủ tinh của Bảo Bình: Thổ Tinh (cổ đại), Thiên Vương Tinh (hiện đại)
  • Chủ tinh của Song Ngư: Mộc Tinh (cổ đại), Hải Vương Tinh (hiện đại)

Tuy vậy, ngày nay các “hành tinh lùn” Cốc Thần Tinh và Chiron không được chấp nhận rộng rãi hoặc tích hợp vào cách tính trên toàn cầu. Nên tựu chung lại, có tất cả 10 chủ tinh trong danh sách chính quy, và chỉ có Bọ Cạp, Bảo Bình và Song Ngư là ba cung đặc biệt nhất vì sở hữu “đồng chủ tinh” mà thôi.

Trong 3 cung này, các hành tinh cũ (Hỏa Tinh, Thổ Tinh, Mộc Tinh) được gọi là “chủ tinh âm” (night ruler) còn các hành tinh mới (Diêm Vương Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh) được gọi là “chủ tinh dương” (day ruler).

Ký hiệu của các hành tinh chủ quản (riêng Trái Đất không được tính là chủ tinh) (Ảnh: Internet)
Ký hiệu của các hành tinh chủ quản (riêng Trái Đất không được tính là chủ tinh) (Ảnh: Internet)

Hành tinh chủ quản của các cung hoàng đạo

Bạch Dương – sao Hỏa

Các Dương Cưu bị chi phối bởi Hỏa Tinh, mà năng lượng của Hỏa Tinh lại liên quan đến đam mê, xung đột, cạnh tranh và nguy hiểm. Do vậy, cuộc sống của bạn giống như một bộ phim phiêu lưu và bạn sẽ đóng vai “siêu anh hùng” trong bộ phim đó, sẵn sàng thực hiện những “nhiệm vụ bất khả thi”.

Kế thừa năng lượng dồi dào, khả năng phục hồi mạnh mẽ, tinh thần tiên phong và khao khát thám hiểm từ sao Hỏa, bạn nên sử dụng sức mạnh của mình vào việc bảo vệ con người và công lý trên thế giới.

Bạch Dương táo bạo và cạnh tranh sẽ không dừng lại nếu chưa đạt được ước mơ của mình (Ảnh: Internet)
Bạch Dương táo bạo và cạnh tranh sẽ không dừng lại nếu chưa đạt được ước mơ của mình (Ảnh: Internet)
Sponsor

Fact thú vị về sao Hỏa:

  • Sao Hỏa có kích thước tương đương với một nửa Trái Đất.
  • Một ngày trên sao Hỏa dài 24 giờ 37,5 phút, nhưng thời gian một năm ở đó dài gần gấp đôi Trái Đất (687 ngày).
  • Cứ sau 15 năm, sao Hỏa lại tiến gần tới gần Trái Đất hơn bất kỳ hành tinh nào (trừ sao Kim), và lúc ấy, nó phát ra ánh sáng màu đỏ.
  • Trong chiêm tinh, sao Hỏa đại diện cho thần chiến tranh Mars (La Mã) hay Ares (Hy Lạp).

Kim Ngưu và Thiên Bình – sao Kim

Cả Kim Ngưu lẫn Thiên Bình đều được cai quản bởi sao Kim – “hành tinh chị em” với Trái Đất. Sao Kim tác động đến những yếu tố như vẻ đẹp, nghệ thuật, niềm vui, cảm xúc và sự lãng mạn. Do đó, người thuộc hai cung hoàng đạo này có thiên hướng sở hữu khả năng sáng tạo trác tuyệt, luôn khát khao một cuộc đời sang chảnh và ngập tràn tình yêu.

Kim Ngưu là những người có "chấp niệm" với cái đẹp (Ảnh: Internet)
Kim Ngưu là những người có “chấp niệm” với cái đẹp (Ảnh: Internet)

Với tất cả các đặc điểm này, Kim Ngưu và Thiên Bình trở thành những thỏi nam châm có sức hút vô cùng mãnh liệt. Bạn sẽ hiếm khi cảm thấy cô đơn hay buồn chán nhờ có mối quan hệ bạn bè phong phú, quan trọng hơn là tự bản thân bạn luôn biết cách để làm cho cuộc sống của mình đa màu sắc.

Sao Kim là hành tinh của tình yêu, đó là lý do mà Thiên Bình rất giỏi duy trì các mối quan hệ bền chặt (Ảnh: Internet)
Sao Kim là hành tinh của tình yêu, đó là lý do mà Thiên Bình rất giỏi duy trì các mối quan hệ bền chặt (Ảnh: Internet)

Fact thú vị về sao Kim:

  • Sao Kim là hành tinh gần chúng ta nhất (cách Trái Đất hơn 67 triệu dặm).
  • Bề mặt sao Kim bị bao phủ bởi các đám mây carbon dioxide và axit sulfuric. Đây cũng là hành tinh nóng nhất hệ Mặt Trời do có nhiều núi lửa và miệng núi lửa.
  • Cứ sau 225 ngày, sao Kim lại hoàn thành một vòng quay xung quanh Mặt Trời.
  • Trong chiêm tinh, sao Kim đại diện cho nữ thần tình yêu và sắc đẹp Venus (La Mã) hay Aphrodite (Hy Lạp).

Song Tử và Xử Nữ – sao Thuỷ

Trên lý thuyết, có vẻ như Song Sinh phóng khoáng, thích tám chuyện và Xử Nữ cầu toàn, trầm lặng là hai bản thể “đối nhau chan chát”. Thế nên việc họ có chung hành tinh chủ quản là sao Thủy khiến không ít người ngạc nhiên. Ảnh hưởng từ chủ tinh giúp chúng ta tìm ra những điểm tương đồng trong tính cách của hai chòm sao này: thích du lịch, khám phá; viết chữ đẹp; có khả năng “đánh hơi” thấy nguy hiểm cực nhạy và tinh thần cảnh giác cao.

Ngoài ra, họ còn rất khéo léo trong mọi hình thức giao tiếp: từ viết đến nói trước đám đông, từ tranh luận đến kể chuyện, từ mặc cả khi mua hàng đến ca hát, diễn xuất. Vậy nên Song Tử và Xử Nữ ơi, hãy trân trọng tài năng thiên phú này của bản thân và đừng bao giờ để lãng phí nó nhé!

Sao Thủy là hành tinh đại biểu của giao tiếp, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi Song Tử được biết đến là người "hay nói" (Ảnh: Internet)
Sao Thủy là hành tinh đại biểu của giao tiếp, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi Song Tử được biết đến là người “hay nói” (Ảnh: Internet)
Xử Nữ thừa hưởng kỹ năng quan sát và phân tích sắc sảo từ năng lượng của sao Thuỷ (Ảnh: Internet)
Xử Nữ thừa hưởng kỹ năng quan sát và phân tích sắc sảo từ năng lượng của sao Thuỷ (Ảnh: Internet)

Fact thú vị về sao Thủy:

  • Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất của hệ Mặt Trời.
  • Sao Thủy di chuyển rất nhanh và kết thúc một chu kỳ quỹ đạo quanh Mặt Trời sau 88 ngày.
  • Trong chiêm tinh, sao Thủy đại diện cho thần liên lạc và đưa tin Mercury (La Mã) hay Hermes (Hy Lạp).

Cự Giải – Mặt Trăng

Tựa như các giai đoạn “sáp” và suy yếu liên tục của Mặt Trăng, tâm trạng của Cự Giải thường hay dao động, có thể chuyển từ sáng sang tối rất dễ dàng. Cự Giải bẩm sinh đã có sự kết nối với thế giới nội tâm và những điều vô hình, vô thức. Vì vậy, không lời nói dối nào có thể “qua mắt” họ, cũng hiếm có bí mật nào mà họ không thể giải đáp.

Cho dù trực giác đó đến từ khả năng thấu thị đặc biệt hay chỉ là sự pha trộn giữa sự sáng tạo và trí tuệ cảm xúc thì cũng không thể phủ nhận Cự Giải có con mắt “nhìn thấu hồng trần”. Nói không ngoa, họ là những con người giỏi nắm bắt tâm trạng của người khác nhất, là một trong các cung hoàng đạo huyền bí nhất.

Cự Giải có tâm hồn nhạy cảm, dễ bị cảm xúc chi phối (Ảnh: Internet)
Cự Giải có tâm hồn nhạy cảm, dễ bị cảm xúc chi phối (Ảnh: Internet)

Fact thú vị về Mặt Trăng:

  • Trái Đất chỉ có duy nhất một vệ tinh tự nhiên là Mặt Trăng.
  • Mặt Trăng nằm trên quỹ đạo quay đồng bộ, tức là là nó luôn luôn giữ nguyên một mặt hướng về Trái Đất.
  • Trong chiêm tinh, Mặt Trăng đại diện cho nữ thần hôn nhân và gia đình Juno (La Mã) hay Hera (Hy Lạp).

Sư Tử – Mặt Trời

Là trung tâm của vũ trụ, Mặt Trời đã đem đến cho những người cung Sư Tử vầng hào quang chói sáng và khả năng thu hút sự chú ý tiềm tàng. Rất nhiều người thường muốn tiếp cận với Sư Tử để được đắm mình trong thứ ánh sáng ấm áp cũng như năng lượng và nhiệt huyết vô biên từ họ. Lãnh đạo và dẫn dắt người khác dường như là sứ mệnh của Sư Tử.

Sponsor

Tuy được Mặt Trời sủng ái nhưng đối với Sư Tử, sự ưu đãi này có chút “thụ sủng nhược kinh”. Niềm hãnh diện vốn có trong con người Sư Tử nếu không được kiểm soát sẽ rất dễ bùng lên thành ngọn lửa của sự tự kiêu và thiêu rụi mọi thứ.

Mang tính chất của Mặt Trời nên Sư Tử thường có cái tôi rất lớn (Ảnh: Internet)
Mang tính chất của Mặt Trời nên Sư Tử thường có cái tôi rất lớn (Ảnh: Internet)

Fact thú vị về Mặt Trời:

  • Nhiệt độ lõi của Mặt Trời lên tới hơn 27 triệu độ F.
  • Ánh sáng Mặt Trời là tổng hợp của tất cả các màu sắc, nhưng chúng ta lại chỉ thấy nó có màu trắng.
  • Hơn 1 triệu Trái Đất có thể nằm gọn trong lòng Mặt Trời.
  • Trong chiêm tinh, Mặt Trời đại diện cho thần mặt trời Sol (La Mã) hay Helios (Hy Lạp).

Bọ Cạp – sao Hỏa và sao Diêm Vương

Bọ Cạp, bạn là một cung hoàng đạo đặc biệt vì có tới 2 chủ tinh. Đầu tiên, bạn thừa hưởng đam mê, sức sống và bản chất mạnh mẽ từ sao Hỏa. Cũng giống như Bạch Dương được trị vì bởi Hỏa Tinh, không ai có thể làm bạn sợ hãi, thậm chí việc cạnh tranh còn khiến bạn phấn khích tột cùng.

Hành tinh chủ quản thứ hai của Thiên Yết là sao Diêm Vương tượng trưng cho chết chóc và luân hồi. Do đó, trong con người bạn cũng luôn ẩn chứa những vấn đề tâm linh huyền bí và suy nghĩ của bạn thực sự là một mê cung lắt léo.

Nói chung, bạn hội tụ tất cả các điều kiện thuận lợi nhất (hiểu biết, tham vọng, năng lượng) để vươn tới đỉnh cao trong cuộc sống. Dù vậy, mặt tối trong tính cách của bạn có thể bị thu hút bởi những cám dỗ nguy hiểm, dẫn đến việc tự huỷ hoại bản thân.

Sao Hỏa và sao Diêm Vương khiến Bọ Cạp có vẻ ngoài vừa mạnh mẽ vừa thần bí (Ảnh: Internet)
Sao Hỏa và sao Diêm Vương khiến Bọ Cạp có vẻ ngoài vừa mạnh mẽ vừa thần bí (Ảnh: Internet)
Sponsor

Fact thú vị về sao Diêm Vương:

  • Khoảng cách giữa sao Diêm Vương và Mặt Trời là khoảng gần 3 tỷ 700 triệu dặm.
  • Một vòng quay quanh Mặt Trời của sao Diêm Vương mất gần 250 năm.
  • Trong chiêm tinh, sao Diêm Vương đại diện cho vị thần cai quản địa ngục Pluto (La Mã) hay Hades (Hy Lạp).

Nhân Mã – sao Mộc

Nhân Mã, bạn là chòm sao may mắn nhất trong tất cả 12 cung hoàng đạo bởi bạn sở hữu chủ tinh là sao Mộc – hành tinh đại biểu cho cơ hội và vận may. Có “thần may mắn” phù hộ nên bạn thường “liều” đúng nơi, “chơi” đúng chỗ. Bạn cũng thuộc tuýp người luôn kiên cường trước khó khăn, và nhờ có sự nỗ lực, chịu khó của mình mà bạn có thể dễ dàng vượt qua phong ba bão táp trong cuộc sống.

Sự lạc quan của bạn ăn sâu vào trong mỗi tế bào, nó giúp bạn trở thành một “happy virus” đích thực. Tính cách vui vẻ ấy làm cho bạn có “từ tính”, tức là có rất nhiều người muốn vây quanh và kết thân với bạn đấy.

Bởi vì sao Mộc là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời nên Nhân Mã sở hữu một tâm hồn và trái tim rộng mở (Ảnh: Internet)
Bởi vì sao Mộc là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời nên Nhân Mã sở hữu một tâm hồn và trái tim rộng mở (Ảnh: Internet)

Fact thú vị về sao Mộc:

  • Sao Mộc là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời và lớn hơn Trái Đất của chúng ta gấp 300 lần.
  • Sao Mộc mất 12 năm để hoàn thành một chu kỳ quỹ đạo quanh Mặt Trời, tuy nhiên, một ngày trên Sao Mộc chỉ kéo dài 9 giờ 50 phút.
  • Trong chiêm tinh, sao Mộc đại diện cho thần sấm sét Jupiter (La Mã) hay Zeus (Hy Lạp).

Ma Kết – sao Thổ

Sao Thổ đại diện cho kỷ luật, trách nhiệm, nghĩa vụ và tính thực tế, cho nên Ma Kết thường là những người không bao giờ ảo tưởng về cuộc sống hoặc mơ mộng viển vông. Họ thường trưởng thành và già dặn trước tuổi, biết cách quản lý bản thân và ít khi dung túng cho mình.

Ma Kết có sự can đảm để đối mặt với sự thật và giải quyết vấn đề một cách khá thực tế. Đứng trước một trở ngại, họ luôn tâm niệm phải giữ được sự kiên định để không dễ dàng bỏ cuộc. Đây là một đức tính vô cùng đáng học tập của chòm sao Ma Kết.

Ma Kết nổi tiếng là cung hoàng đạo nghiêm túc và chăm chỉ (Ảnh: Internet)
Ma Kết nổi tiếng là cung hoàng đạo nghiêm túc và chăm chỉ (Ảnh: Internet)
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Fact thú vị về sao Thổ:

  • Sao Thổ phát ra ánh sáng ổn định màu vàng nhạt.
  • Sao Thổ di chuyển rất chậm quanh Mặt Trời (mất 29,5 năm để kết thúc một chu kỳ quỹ đạo), nhưng lại quay rất nhanh so với trục của chính nó.
  • Một ngày trên Sao Thổ chỉ kéo dài 10 giờ 14 phút.
  • Trong chiêm tinh, sao Thổ đại diện cho thần nông Saturn (La Mã) hay Cronus (Hy Lạp).

Bảo Bình – sao Thổ và sao Thiên Vương

Tiếp nối Bọ Cạp thì Bảo Bình cũng là một cung hoàng đạo được 2 hành tinh cai quản. Về bản chất, sao Thổ là hành tinh của truyền thống, thể hiện bằng các đặc điểm như vị kỷ, bảo thủ và ngại thay đổi. Tuy nhiên, ảnh hưởng của sao Thổ đến Bảo Bình không sâu sắc và rõ rệt bằng sao Thiên Vương.

Trái với Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh là minh chứng của sự đổi mới, bất ngờ và độc đáo. Có thể người ta sẽ nói Bảo Bình khá lập dị nhưng điều đó mới làm nên nét riêng của họ với tư cách “cá thể”. Tự tin, độc lập, sáng tạo – đó là những yếu tố khiến Bảo Bình có đầu óc sắc bén và tinh thần cầu tiến đáng khen ngợi. Thế nên không lạ gì khi cung hoàng đạo này luôn sản sinh ra nhiều kỹ sư, nhà khoa học và nhà phát minh vĩ đại.

Bảo Bình không ngại thay đổi và đột phá (Ảnh: Internet)
Bảo Bình không ngại thay đổi và đột phá (Ảnh: Internet)

Fact thú vị về sao Thiên Vương:

  • Quỹ đạo của sao Thiên Vương khi quay quanh Mặt trời gần như tạo thành một vòng tròn hoàn hảo.
  • Một năm trên sao Thiên Vương có tận…68.000 ngày.
  • Sao Thiên Vương quay trên trục của nó theo hướng khác với các hành tinh khác, có nghĩa là Mặt Trời sẽ mọc ở phía tây và lặn ở phía đông.
  • Trong chiêm tinh, sao Thiên Vương đại diện cho vị thần của bầu trời Caelus (La Mã) hay Uranus (Hy Lạp).

Song Ngư – sao Mộc và sao Hải Vương

Cung hoàng đạo cuối cùng “chốt đơn” đồng chủ tinh chính là Song Ngư với 2 hành tinh chủ quản là sao Mộc và sao Hải Vương. Như đã đề cập ở trên, sao Mộc sẽ ban tặng bạn năng lượng tích cực và sự yêu mến của mọi người. Đồng thời, sao Hải Vương – một hành tinh huyền bí và đầy ma lực cũng thống trị cung hoàng đạo của bạn, vì thế bạn có xu hướng sở hữu năng lực nổi trội ở những vấn đề đòi hỏi trực giác và bản năng.

Tuy nhiên, việc có 2 chủ tinh mang năng lượng khá trái ngược cũng tương tự như việc ký hiệu cung hoàng đạo của bạn (hai con cá quấn quýt nhau nhưng lại bơi ngược chiều) thể hiện bản chất kép và sự mâu thuẫn. Do đó, có lúc bạn sẽ cảm thấy ngờ vực với những khát khao của chính mình và muốn chạy trốn khỏi nghịch lý đó.

Sự kết hợp giữa sao Mộc và sao Hải Vương đôi lúc làm cho Song Ngư lạc lối trong suy nghĩ của chính mình (Ảnh: Internet)
Sự kết hợp giữa sao Mộc và sao Hải Vương đôi lúc làm cho Song Ngư lạc lối trong suy nghĩ của chính mình (Ảnh: Internet)
Sponsor

Fact thú vị về sao Hải Vương:

  • So với Trái Đất, sao Hải Vương cách Mặt Trời gấp 30 lần và là hành tinh thứ tám trong hệ Mặt Trời.
  • Bạn không thể nhìn thấy sao Hải Vương bằng mắt thường, thậm chí dùng kính viễn vọng cũng rất khó quan sát.
  • Trong chiêm tinh, sao Hải Vương đại diện cho thần biển Neptune (La Mã) hay Poseidon (Hy Lạp).

Hi vọng qua bài viết này, bạn đã biết được hành tinh chủ quản của mình là gì để tiến thêm một bước trong việc giải mã bản đồ sao của bản thân.

Một số bài viết có thể bạn quan tâm:

Nếu có hứng thú với chiêm tinh học, hãy thường xuyên ghé thăm và ủng hộ chuyên mục Tử Vi – Horoscope của BlogAnChoi bạn nhé!

Sponsor
Xem thêm

Xếp hạng 12 cung hoàng đạo ai là green flag, ai là red flag?

"Cờ xanh, cờ đỏ" hay green flag, red flag là thuật ngữ đã quen thuộc với GenZ. Nhưng bạn đã biết xếp hạng theo 12 cung hoàng đạo thì cung hoàng đạo nào là green flag, cung hoàng đạo nào là red flag chưa?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn có hài lòng với nội dung bài này?
Có 67 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

10 BÌNH LUẬN

    • Đó là cung Xà Phu của Thiên văn học bạn nhé, nếu theo Chiêm tinh học thì chỉ có 12 cung trên vòng tròn hoàng đạo thui.
      Nếu bạn ko hiểu nx bạn có thể tra Google nhé

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(