Hàn Mặc Tử là một trong những thi nhân nổi tiếng của Việt Nam, còn được gọi là “thơ điên” bởi những vần thơ trần trụi, ma mị đến điên cuồng. Hãy cùng tìm hiểu vì sao Hàn Mặc Tử lại có những vần thơ “nhuốm máu” đầy ám ảnh như vậy nhé.

Hàn Mặc Tử, một thi nhân và cũng là một khổ nhân khi thân xác phải chống chọi với căn bệnh quái ác kia, còn tâm hồn thì bất lực trước sự ra đi của những người mình yêu thương, để chúng ta phần nào mường tượng được những trải nghiệm đó trong mắt một thi sĩ với văn phong trần trụi, gai góc sẽ mang sắc thái như thế nào. Hãy tạm quên đi thực tại mà bước vào cõi sương mờ, nơi bóng trăng lững lờ soi tà áo trắng phấp phới bay ngoài song cửa lạnh lẽo… để chạm tay vào những dòng thơ điên nhuốm máu mà Hàn Mặc Tử đã từng muốn đốt bỏ.

Hàn Mặc Tử: Thi nhân cũng là khổ nhân

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng chí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912, là người con thứ tư trong một gia đình có 8 anh chị em với truyền thống đạo công giáo tại làng Lệ Mỹ thị xã Đồng Hới, nay là phường Đồng Hải thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.

Hàn Mặc Tử: Thi nhân cũng là khổ nhân (Ảnh: Internet)
Hàn Mặc Tử: Thi nhân cũng là khổ nhân (Ảnh: Internet)

Hàn Mặc Tử Mặc Tử bộc lộ năng khiếu thơ phú từ rất sớm. Ông làm thơ từ năm mấy 16 tuổi. Trong suốt cuộc đời văn chương của mình, ông đã từng có rất nhiều bút danh: Minh Duệ thị, Phong Trần, Lệ Thanh ghép từ tên làng Lệ Mỹ và làng Thanh Tân quê cha của ông, Hàn Mạc Tử nghĩa là người sau bức rèm lạnh và Hàn Mặc Tử. Ông thêm một nét tượng trưng cho vầng trăng khuyết bên trên chữ a, từ đó bút danh của ông có nghĩa là chàng bút mực.

Năm 1936 Hàn Mặc Tử phát hiện mình mắc bệnh phong và chỉ 4 năm sau ông qua đời tại trại Phong Quy Hòa tỉnh Bình Định khi mới 28 tuổi. Khi biết rõ bệnh của mình không phải một bệnh ngoài da thông thường mà là bệnh nan y còn có tên khác là hủi, Hàn Mặc Tử dù ngoài mặt không hề tỏ chút mảy may lo sợ nhưng trong lòng đã nặng nỗi ưu tư.

Trong cái thành phố nhỏ bé tĩnh lặng nơi Hàn Mặc Tử sống, ai bị phong, chiệu chứng ra sao và bỗng dưng biến mất khi nào, anh đều đếm được qua từng ngày. Dù chẳng ai hỏi thăm một lời, chỉ dám sót cho nhau qua ánh nhìn từ xa. Sở dĩ Hàn Mặc Tử chủ quan cho rằng phong chỉ là bệnh ngoài da, có lẽ là bởi một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh là trên da nổi lên những đốm đỏ sậm màu hoặc nhạt màu hơn so với vùng da xung quanh và không hề gây nên cảm giác khó chịu nào thế.

Nhưng chính cái không hề gây nên cảm giác khó chịu nào ấy lại âm thầm giết chết người bệnh từng ngày. Dao cắt không đau lửa đốt không rát, dần dần từ da thịt gân cơ cho tới xương cốt đều như chết mòn trước sự bất lực của người bệnh. Hình ảnh khuôn mặt biến dạng lông mày rụng hết mũi sập và chảy máu, người đầy u cục, ngón tay ngón chân như cụt dần trong con mắt của người xưa chính là một trong những lý do khiến người ta liệt phong vào danh sách Tứ chứng nan y.

Thời bấy giờ, Phong hay còn gọi là cùi hủi, lao là lao phổi, cổ là sơ gan cổ trướng và lại tức ung thư.

Phong lao cổ lại

Tứ chứng nan y

Thầy thuốc bỏ đi

Trống kèn kéo tới

Nghe những câu trên ta có thể hình dung người mắc bệnh phong thời ấy không khác gì phải lãnh án tử. Không những thế người bệnh còn bị mọi người trong xã hội xá lánh hắt hủ,i bị cưỡng chế đi cách ly và rắc vôi bột sát người để khử trùng.

Hàn Mặc Tử: Những vần thơ nhuốm máu đau thương

Hàn Mặc Tử: Những vần thơ nhuốm máu đau thương
Hàn Mặc Tử: Những vần thơ nhuốm máu đau thương (Ảnh: Internet)

Những tưởng cái chết mòn treo lơi lửng nơi đầu giường mỗi đêm đã là quá đủ để giày vò đời trai đang mơn mởn xuân xanh, nhưng không ngay trong lúc tuyệt vọng nhất thì Hàn Mặc Tử lại phải chứng kiến người yêu bội ước đi lấy chồng sau khi biết anh bị bệnh.

“Làm sao giết được người trong mộng

Để trả thù duyên kiếp phũ phàng?”

Vẫn biết rằng có yêu ắt sẽ có hận, hận người phụ ta, hận người nỡ lòng rời xa ta ngay lúc ta yếu đuối nhất. Đó cũng là cảm xúc dễ hiểu và đáng được thông cảm. Nhưng thư hỏi có ai trên đời lại không mong cầu hạnh phúc, không mong muốn được tự do. Hàn Mặc Tử vốn hiểu rõ điều đó vì theo như lời kể của người thân, từ khi biết bệnh của mình, Hàn Mặc Tử đã chủ động giữ khoảng cách với tất cả mọi người vì không muốn lây bệnh cho ai. Nếu như người ấy không quá vội vàng để Hàn Mặc Tử được buông tay trước thì có lẽ mọi thứ đã nhẹ nhàng hơn.

Bệnh tật cùng chuyện tình cảm dang dở khiến Hàn Mặc Tử phiền muộn mất ngủ triền miên, tiếng đàn của cô gái nhà bên trước kia mê đắm bao nhiêu thì nay sầu thảm bấy nhiêu. Từng nốt nhạc réo rắt nỉ non, như tiếng quỷ ma ai oán rót đầy tim gan Hàn Mặc Tử nỗi sợ đến lạnh người. Nhưng càng sợ hãi Hàn Mặc Tử lại càng mong mỏi đêm về để nuốt trọn tiếng đàn ma mị liêu trai mà chẳng hề hay biết đôi bàn tay ấy sắp ôm đàn về cõi âm.

Ôi cho ghê quá, ôi ghê quá

Cảm thấy hồn tôi ớn lạnh rồi

Đêm qua trăng vướng trong cành trúc

Cô láng giềng bên chết thiệt rồi

Trinh tiết vẫn còn nguyên vẹn mới

Chưa hề âu yếm ở đầu môi.

Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc

Cả một mùa xuân đã hiện hình

Thinh sắc cơ hồ lưu luyến mãi

Chết rồi – xiêm áo trắng như tinh.

Có tôi đây hồn phách tôi đây

Tôi nhập vào trong xác thịt này

Cốt để dò xem tình ý lạ

Trong lòng bí mật ả thơ ngây

Biết rồi, biết rồi! Thôi biết cả

Té ra Nàng sắp sửa yêu ta

Bao nhiêu mơ ước trong tim ấy

Như chưa xuân về thổ lộ ra.

Một buổi sáng cuối thu ảm đạm Hàn Mặc Tử như chết lặng trước tin cô láng giềng tự vẫn. Ban đầu người ta đồn rằng cô tự vẫn là vì trót mang thai với một ai đó. Nhưng rồi các bác sĩ đã chứng minh đều ngược lại, cô ra đi khi vẫn còn trinh trắng. Bấy giờ người ta mới ân hận vì lâu nay đã quá cay nghiệt với cô, buông lời rèm pha độc địa rằng cô là thứ lẳng lơ mất nết khi dám so phím đàn cùng nam nhân trong đêm. Từ lúc hay tin Hàn Mặc Tử sững sờ đến ngơ ngác. Anh ngậm ngồi đi vào phòng riêng cầm bút viết nên bài thơ Cô Gái Đồng Trinh mong được minh oan cho cô.

Vắng tiếng đàn đêm của Hàn Mặc Tử như biến thành trốn hoang vu câm lặng, còn đâu cuộc hẹn tri âm cho anh phấp phỏng đợi chờ để được thổn thức trong ngây dại. Suốt những năm tháng Hàn Mặc Tử bệnh nặng, bóng dáng cô láng giềng cùng tiếng đàn khi thì lướt trong giấc mơ anh như niềm an ủi duy nhất cho thân xác đang dần tàn tạ, khi lại như một bóng ma ghê rợn từ quá khứ tìm về ám ảnh, mà dù cho anh có van nài thế nào cũng không chịu buông tha

Tôi ngồi dưới bến đợi nường Mơ,

Tiếng rú ban đêm rạn bóng mờ,

Tiếng rú hồn tôi xô vỡ sóng,

Rung tầng không khí, bạt vi lô.

Ai đi lẳng lặng trên làn nước,

Với lại ai ngồi khít cạnh tôi?

Mà sao ngậm kín thơ đầy miệng,

Không nói không rằng nín cả hơi?

Chao ôi! Ghê quá trong tư tưởng,

Một vũng cô liêu cũ vạn đời!

Gia đình Hàn Mặc Tử một mặt lo che giấu thông tin anh bị bệnh với chính quyền, mặt khác lặn lội khắp nơi tìm thấy thuốc chạy chữa. Hàn Mặc Tử gần như tuyệt giao với tất cả các bạn bè, cả ngày chỉ ở trong phòng. Người thân mang về thứ thuốc gì anh cũng uống, cách chữa gì anh cũng theo dù có vô lý và phản khoa học đến đâu. Mặc dù hết sức thành tâm cầu nguyện nhưng trong tâm trí Hàn Mặc Tử không chỉ có hình ảnh thiêng liêng của Đức Mẹ và chúa mà còn vật vờ hồn ma cùng cái xác co ro của chính mình

Rồi hồn ngắm tử thi hồn tan rã,

Bốc thành âm khí loãng nguyệt cầu xa.

Hồn mất xác, hồn sẽ cười nghiêng ngả,

Và kêu rêu thảm thiết khắp bao la…

Ôi hồn thiêng liêng không hề chết đặng,

Làm sao hồn chẳng hiểu nghĩa vô biên.

Ngày tận thế là ngày thôi tán loạn,

Xác của hồn, hồn của xác y nguyên.

Đêm nay ta khạc hồn ra khỏi miệng,

Để cho hồn đỡ bớt nỗi bi thương.

Nhưng khốn nỗi xác ta đành câm tiếng,

Hồn đi rồi, không nhập xác thê lương.

Khi những đám mần đỏ đã hóa sần sùi u cục lăn lên đến mặt Hàn Mặc Tử gia đình đã quyết định đưa anh đến một nơi xa để tự cách ly. Nơi Hàn Mặc Tử sống chỉ là một túp lều cỏ liêu xiêu giữa gò cát, muốn đến được đây phải lội nước cao trên mắt cá chân rồi lại bước trên bãi cát dài nóng bỏng như thiêu như đốt.

Hàn Mặc Tử: Những vần thơ nhuốm máu đau thương
Những bóng hồng trong cuộc đời Hàn Mặc Tử (Ảnh: Internet)

Trong thời gian Hàn Mặc Tử ẩn mình ở đây, có một bóng hồng không quản giường xa đến thăm anh, đàm đạo văn chương cùng anh nhưng đó lại không phải là người anh nhớ nhung. Ngoài người con gái bội ước đi lấy chồng sau khi biết Hàn Mặc Tử bị bệnh thì trước đó anh còn có nhiều mối tình đẹp khác. Trong đó có một người tri kỷ suýt chút nữa đã nên nghĩa trăm năm. Một ngày kia, Hàn Mặc Tử bất ngờ nhận được bức thư xanh của tri kỷ. Anh đã vô cùng xúc động dù bức thư chỉ vòn vẹn có hai câu: Nghe anh đau nặng từ lâu nhưng xa xôi quá không thể chia sẻ nỗi đau thương với anh. Thanh Huy biết anh đau đớn tâm hồn nhiều hơn thể xác.

Hàn Mặc Tử đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần và lần nào cũng chỉ có những chừng ấy câu chữ mà thôi.

Duyên làm sao cho Trí đến dại khờ

Mắt mờ lệ ở sau hàng chữ gấm

Ta đã nuốt và hình như đã cắn

Cả lời thơ cho vãi máu Nàng ra

Là do bức thư kia quá ngắn ngủi khiến Hàn Mặc Tử hụt hẫng, hay do anh đang chấp chới giữa biển cô đơn nên cần nhiều hơn một lời sẻ chia để có thể bám víu. Mà bám víu làm sao với đôi bàn tay sần sùi khô cứng đang dần mất hết cảm giác, co quắp từng ngón, từng đốt…

Máu tim ta tuôn ra làm biển cả,

Mà sóng lòng dồn dập như mây trôi.

Sóng lòng ta tràn lan ngoài xứ lạ

Dâng cao lên, cao tột tới trên trời.

Ôi, ta đã mửa ra từng búng huyết,

Khi say sưa với lượn sóng triền miên,

Khi nhận lấy trong thâm tâm cay nghiệt,

Giọng hờn đau trăm vạn nỗi niềm riêng.

Ta muốn níu hồn ai đương hiển hiện

Trong lòng và đang tắm máu sông ta.

Ta muốn vớt ai ra ngoài sóng điện,

Để nhìn xem sắc mặt với làn da.

Ôi ngông cuồng! ôi rồ dại, rồ dại!

Ta đi thuyền trên mặt nước lòng ta.

Ôi ngông cuồng! ôi rồ dại, rồ dại!

Ta cắm thuyền chính giữa vũng hồn ta!

Hàn Mặc Tử: Những vần thơ nhuốm máu đau thương
Hàn Mặc Tử: Những vần thơ nhuốm máu đau thương (Ảnh: Internet)

Hàn Mặc Tử ngày càng tiểu tụy, gầy gò như cành củi khô, bao nhiêu phương thuốc chẳng những không cứu được anh mà còn giết chết anh nhanh hơn. Máu bây giờ không chỉ tuôn qua đầu bút, nhuốm vào vần thơ Hàn Mặc Tử mà thực sự đang ứa ra trong bụng anh do xuất huyết đường ruột. Gia đình anh về trại phong Quy hòa để điều trị, nhưng đáng tiếc là đã quá muộn…

Xem thêm

100+ danh ngôn, câu nói hay áp dụng cho viết văn nghị luận xã hội 200 chữ mới nhất

Một đoạn/bài viết Nghị luận xã hội phải có tính mới mẻ, sáng tạo, độc đáo thì mới có thể trinh phục, chạm được đến trái tim được người nghe đọc, giáo viên chấm bài. Một bài viết/ đoạn văn chỉ nói xuông không thôi rất dễ gây nhàn chán. Vậy để làm được điều đó chúng ta phải ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận