Mấy ngày nay trên mạng xã hội lưu truyền nhau đoạn thơ tiếng Anh dùng để miêu tả tình yêu nổi tiếng một thời được dịch Việt theo phong cách của các thi sĩ nổi tiếng của Việt Nam như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Hàn Mặc Tử, cùng đọc thử xem các “thánh dịch thơ” ảo cỡ nào nhé.
Thánh dịch thơ “ảo tung chảo”
Người ta vẫn bảo: “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, tiếng Việt giàu và đẹp, chỉ là chúng ta chưa thể tận dụng hết được nguồn tiềm năng phong phú của chúng mà thôi. Không ít lần có những ví dụ để chứng minh cho điều này, song ngày hôm nay chúng ta lại được chứng kiến bản dịch xuất sắc động lòng người.
Dạo gần đây trên mạng xã hội đang xôn xao với một bài thơ tình tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt với nhiều phong cách khác nhau mà vẫn giữ được nội dung cốt lõi. Dưới đây là bản gốc của bài thơ:

Muốn sang bản tiếng Việt, có rất nhiều phong cách dịch khác nhau mà đọc lên muôn màu muôn vẻ, vẫn vần thơ ấy, vẫn câu từ đó, nhưng chẳng hiểu vì sao lại có sự khác biệt đến kỳ diệu như vậy. Có lẽ, lý do duy nhất có thể hợp logic và thuyết phục nhất đó chính là sự giàu và đẹp của tiếng Việt, đồng thời đi kèm là tài hoa của người dịch.
Những bản dịch thơ “ảo tung chảo”
Các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của Việt Nam, những gương mặt thân quen xuất hiện trong vô vàn tác phẩm được in ấn và chọn lọc để học trong chương trình phổ thông, nay lần nữa được sống dậy qua đoạn thơ này, thực sự khiến lòng người thổn thức nhớ mong. Vốn ban đầu bản dịch được xuất hiện ở group facebook Đại Việt Cổ Phong, với lời mở đầu rằng: dịch thơ theo phong cách các thi nhân Đại Việt.
Dịch thơ phong cách Hồ Xuân Hương

Bản dịch đi theo hướng của bài thơ gốc làm nên thương hiệu Hồ Xuân Hương là “Lấy Chồng Chung”, miêu tả về nỗi tủi nhục đau đớn của người phụ nữ thời phong kiến xưa khi đàn ông năm thê bảy thiếp.
Phong cách Bà Huyện Thanh Quan

Bản dịch này đi theo lối của bài thơ Qua Đèo Ngang, một bài chắc chắn là rất rất quen thuộc với vô số học sinh, sinh viên Việt Nam khi mà đây là một trong những văn bản được dùng để thi cử, dạy học trong chương trình Ngữ Văn phổ thông.
Phong cách Nguyễn Du
Nhắc đến Nguyễn Du là nhắc tới Truyện Kiều, một tác phẩm để đời, một ánh sáng tuyệt hảo cho những áng thơ nói lên số phận người phụ nữ đơn bạc, khổ sở dưới lối mòn tư duy phong kiến. Bài thơ được dịch theo phong cách của đại thi hào Nguyễn Du mang đậm hơi thở của ông.

Phong cách Xuân Diệu
Ông hoàng thơ tình Việt Nam với bài thơ được nhiều giới trẻ biết đến thông qua chương trình học là Vội Vàng. Với lời mở đầu đầy tình tứ và ngọt ngào theo hướng nhẹ nhàng da diết, lần nữa người đọc được chứng kiến giọng văn tuyệt hảo này tái xuất giang hồ.

Phong cách Hàn Mặc Tử

Với bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử – một nhà thơ trẻ tuổi, đầy tài năng của văn học Việt Nam nhưng đoản mệnh, được mô tả chân thực qua từng câu từng chữ. Lời văn giản dị, ngọt ngào, nhẹ nhàng nhưng thấm đẫm đâu đây nỗi buồn mang mác.
Phong cách Nguyễn Bính
Nguyễn Bính cùng Tương Tư đã quá đỗi quen thuộc rồi, hãy cùng trải nghiệm thử giọng thơ, giọng văn thật mượt mà, uyển chuyển qua bản dịch này nhé.

Phong cách Trương Hán Siêu
Trương Hán Siêu với bài Bạch Đằng Giang Phú đi vào lòng người, tỏ rõ sự hùng hồn và niềm tự hào của dân tộc Việt nay dùng để viết thơ tình liệu có hợp không? Hãy thử đọc bản dịch đi, rồi bạn sẽ cảm nhận được sự kỳ diệu của tiếng Việt, tài hoa cùng với ngòi bút tuyệt vời ấy ẩn chứ sau từng câu chữ.

Phong cách Nguyễn Trãi
Nói đến Nguyễn Trãi, có lẽ nhiều người sẽ thảng thốt nghĩ Bình Ngô Đại Cáo với giọng văn vậy vẫn có thể dịch thơ tình ư? Có lẽ là không, có lẽ là có, nhưng bản thân người dịch lần này đã lựa chọn một bài thơ nhẹ nhàng hơn để phỏng theo phong cách của ông. Đó chính là Bảo Kính Cảnh Giới bài thứ 43, và đây là bản dịch thơ theo phong cách Nguyễn Trãi:

Phong cách Alexander Puskin
Vâng, một người Nga, mặt trời thi ca của xứ sở bạch kim này với bài thơ tình nổi tiếng Tôi Yêu Em tuyệt hảo, là lá thư tuyệt vời cho những ai còn đang chưa thể tán đổ crush của mình.

Những bài viết khác cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo:
- Chụp ảnh với máy giặt: hot trend mới đánh bật “nồi cơm điện”
- Đi tìm nguồn gốc hot trend “nồi cơm điện” đang rần rần đầu năm 2020
Và đừng quên theo dõi BlogAnChoi để tìm hiểu thêm nhiều chủ đề, thông tin mới mẻ thú vị khác nhé.