Đa số mọi người chỉ phát hiện mình bị sâu răng thì cơn đau nhức khó chịu ập tới và vi khuẩn đã phá hủy nghiêm trọng. Hãy đọc ngay những dấu hiệu sâu răng dưới đây của BlogAnChoi để nhận biết sớm nhé!

Những dấu hiệu sâu răng cần nhận biết sớm

1. Hơi thở có mùi là dấu hiệu của sâu răng

Khi bạn lười vệ sinh răng miệng, hơi thở của bạn sẽ bắt đầu có mùi hôi, khó ngửi. Những lúc đó, răng bạn đã bị vi khuẩn làm mòn men răng, thức ăn dễ bị mắc dính lại trong răng và “cư trú” lâu ngày hơn nếu bạn không đánh răng sạch sẽ.

Sâu răng
Hôi miệng là một trong những dấu hiệu của sâu răng. (Nguồn: Internet)

Thức ăn bám lâu ngày trên răng sẽ khiến hơi thở có mùi. Do vậy, nếu phát hiện răng miệng mình có mùi hôi, bạn nên kiểm tra răng mình có bị sâu không và đánh răng, súc miệng sạch sẽ.

Bạn có thể đọc thêm: 7 cách trị hôi miệng giúp bạn tự tin giao tiếp mỗi ngày

2. Trên răng xuất hiện những đốm trắng đục hoặc chấm đen.

Đây cũng là một dấu hiệu chứng tỏ bạn đã bị “sâu răng ghé thăm”. Trong khoảng thời gian đầu bị bệnh, sẽ rất khó để phát hiện ra nó vì sâu răng mới chỉ xảy ra ở men răng.

Vi khuẩn xâm nhập trong khoang miệng khiến cho các chất khoáng trong răng bị mất đi, đặc biệt là canxi. Khi đó trên răng bạn sẽ xuất hiện những đốm trắng đục hoặc trắng đen trên bề mặt men răng.

3. Xuất hiện những lỗ nhỏ trên răng

Khi sâu răng đã phát triển tới mức độ cao hơn, vi khuẩn tấn công trực tiếp vào ngà răng. Lúc đó trên răng sẽ xuất hiện những lỗ nhỏ dễ nhận biết và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Thậm chí đôi khi bạn sẽ cẩm thấy rất đau nhức phần răng bị sâu đó.

Sâu răng
Trên răng xuất hiện những đốm đen chứng tỏ bạn đang bị sâu răng. (Nguồn: Internet)

4. Răng bị đau buốt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh

Khi bạn đã bị sâu răng, răng sẽ trở nên rất nhạy cảm. Do vi khuẩn đã ăn sâu vào trong răng, làm men răng bị hỏng. Lúc đó, răng sẽ cảm thấy bị đau buốt khi ăn thức ăn, đặc biệt là đồ lạnh hoặc nóng. Nếu phát hiện ra tình huống đó, bạn nên kiểm tra lại răng của mình.

Sâu răng
Sâu răng dễ gây ra tê buốt răng. (Nguồn: Internet)

5. Đau nhức răng

Khi vào giai đoạn cuối của sâu răng, những chiếc răng bị ăn sâu xuống tận tủy. Lúc đó, những cơn đau nhức, tê buốt sẽ liên tục kéo đến khiến bạn khổ sở, khó chịu. Những cơn đau kéo dài khiến bạn khó khăn trong việc nói chuyện cũng như ăn uống.

Cơn đau sẽ lan ra cả hàm răng, theo dây thần kinh lên hốc mắt và não bộ. Bạn không chỉ cảm thấy răng rất đau mà cả bên phần mặt có răng sâu cũng khá đau đớn. Nếu thấy xuất hiện những cảm giác đó thì bạn nên kiểm tra răng miệng mình ngay.

Những phương pháp chữa sâu răng hiệu quả

Súc miệng bằng nước muối 

Nước muối có tác dụng làm sạch khoang miệng và giảm đau nhức khi bạn bị sâu răng. Phương pháp chữa răng này không hề tốn kém mà còn giúp đạt được hiệu quả mong muốn. Bạn có thể mua nước muối tại đây.

Phương pháp này tiện lợi ở chỗ bạn có thể tự làm nước muối cho mình và súc miệng sạch bằng nước muối đó. Các bước để dùng nước muối súc miệng tại nhà:

  • Chuẩn bị 2 muỗng cà phê muối và một ly nước ấm.
  • Đổ muối vào ly nước và khuấy đều.
  • Ngậm hỗn hợp trong khoảng 15 phút.
  • Súc sạch khoang miệng để nước muối tràn qua kẽ răng và nướu.
  • Cuối cùng, nhổ nước muối ra ngoài, không nên nuốt nước muối.

Đánh răng sạch sẽ

Một trong những biện pháp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả cũng như chữa sâu răng hữu hiệu là đánh răng mỗi ngày. Một ngày bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần, một lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn có thể mua bàn chải đánh răng tại đây.

Sâu răng
Đánh răng là một phương pháp hữu hiệu chữa sâu răng hiệu quả. (Nguồn: Internet)

Để giúp khoang miệng sạch sẽ, loại bỏ thức ăn dính trên răng dễ dàng mà không gây tổn thương nướu, bạn nên sử dụng các loại bàn chải có lông mềm. Nếu như chải răng xong mà vẫn chưa loại bỏ được thức ăn bám dính, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng. Bạn có thể mua chỉ nha khoa tại đây.

Bạn không nên sử dụng bàn chải quá lâu, vì sau một thời gian sử dụng trên bàn chải sẽ xuất hiện nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Tốt nhất là sau 3 tháng bạn nên thay bàn chải đánh răng của mình. Bạn cũng nên chọn loại kem đánh răng nhẹ dịu, chất lượng và thay đổi kem thường xuyên. Bạn có thể mua kem đánh răng tại đây.

Sử dụng thực phẩm phù hợp

Khi bạn chưa bị sâu răng bạn nên tránh các thực phẩm có hại cho răng miệng như đồ quá cứng hoặc đồ ngọt như bánh kẹo cứng, bỏng ngô, sữa, các loại nước ngọt,… Chúng rất dễ gây sâu răng và làm hỏng men răng.

Sâu răng
Bị sâu răng nên hạn chế ăn kẹo cứng cũng như đồ ngọt để tránh bệnh thêm nặng. (Nguồn: Internet)

Vào thời điểm bạn đã bị sâu răng, thì những thực phẩm kể trên càng phải nghiêm túc kiêng kị. Cùng với đó bạn cũng nên tránh các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh như kem, nước đá,… Khi men răng bị hỏng, răng bạn trở nên nhạy cảm và dễ bị đau nhức khi gặp nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

Bạn không nên sử dụng một số thực phẩm có chứa axit phytic. Các loại hạt, đậu, ngũ cốc chứa axit này có khả năng làm hỏng men răng. Chúng ức chế sự hấp thụ photpho và các loại khoáng chất khác làm răng yếu đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Giảm đau răng bằng việc dùng các loại thuốc

Rượu thuốc là một trong những loại thuốc hữu hiệu trong điều trị sâu răng cũng như giảm đau hiệu quả. Khi phát hiện răng có khả năng sưng tấy và đau nhức, bạn nên lấy một ít thuốc rượu để súc miệng. Bạn có thể mua rượu thuốc tại đây.

Sâu răng
Rượu thuốc giúp giảm đau răng hiệu quả. (Nguồn: Internet)

Thuốc muối (baking soda) ngoài khả năng làm đẹp và tăng cường sức khỏe, còn có thể sử dụng trong chữa trị sâu răng. Bạn có thể hòa baking soda với nước ấm để súc miệng khi lên cơn đau. Bạn có thể mua baking soda tại đây.

Dầu đinh hương có tác dụng giảm đau và chữa viêm răng hiệu quả, an toàn. Cắn một miếng bông có ngấm dầu đinh hương sẽ giúp giảm cơn tê buốt do sâu răng một cách nhanh chóng. Mua dầu đinh hương tại đây.

Bạn nên đọc thêm một số bài viết khác như:

Trên đây là những thông tin hữu ích dành cho các bạn còn đang lo sợ về căn bệnh khó chịu này. Theo dõi BlogAnChoi để nắm bắt được những kiến thức thú vị khác nha!

Xem thêm

Cảnh báo 9 dấu hiệu sớm của bệnh tim mà bạn không nên chủ quan

Các vấn đề về tim mạch không phải lúc nào cũng đi kèm với dấu hiệu rõ ràng như cơn đau điển hình ở ngực, khó thở và đánh trống ngực. Một số triệu chứng của bệnh tim thậm chí không xuất hiện ở ngực, điều này gây khó khăn cho việc xác định vấn đề thực sự. Dưới ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận