Trẻ bị đau bụng tiêu chảy kéo dài không hiếm gặp. Có nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có nguyên nhân cực nguy hiểm. Theo nghiên cứu, 14% trẻ em tử vong do tiêu chảy mạn tính. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử trí nhé!

Nguyên nhân gây đau bụng tiêu chảy kéo dài ở trẻ em là gì?

Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em có thể do bệnh lý, sinh lý hoặc dinh dưỡng. Trong đó, các nguyên nhân chính được biết đến nhiều nhất là:

  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa
  • Bệnh Caliac
  • Rối loạn hệ tiêu hóa chức năng (GI)
  • Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm

Cùng BlogAnChoi tìm hiểu cụ thể từng nguyên nhân gây bệnh để xử trí đúng cách và bảo vệ sức khỏe cho bé nhé.

1. Đau bụng tiêu chảy kéo dài do nhiễm trùng đường tiêu hóa

Nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây hại đôi khi dẫn đến tiêu chảy mãn tính kéo dài. Trẻ em có thể bị nhiễm bệnh qua nước, đồ uống, thức ăn bị ô nhiễm hoặc thông qua sự tiếp xúc với người mang bệnh.

Sau khi nhiễm trùng, một số trẻ em gặp khó khăn khi tiêu hóa các chất như protein, cacbohydrate, lactose trong thực phẩm. Nhóm chất này thường có trong sữa, đậu nành hoặc sản phẩm của sữa. Chính điều này là nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính. Bệnh thường kéo dài khoảng 6 tuần sau khi nhiễm trùng và không để lại hậu quả nghiêm trọng.

trẻ sợ hãi
Đau bụng tiêu chảy đi kéo dài sẽ làm trẻ khó chịu và quấy khóc (Nguồn: Internet).

2. Bệnh celiac

Celiac là một bệnh rối loạn tiêu hóa gây hại cho ruột non. Bệnh thường phát sinh khi ăn các loại thực phẩm có chứa Gluten.

Tìm hiểu thêm một chút thì Gluten là loại protein được tìm thấy tự nhiên trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Gluten là phổ biến trong các loại thực phẩm như bánh mì, mì ống, bánh quy và bánh ngọt. Với những bé có hệ tiêu hóa yếu hoặc khó dung nạp loại chất này, bố mẹ nên lưu ý để tránh khi cho con ăn. Bệnh Celiac có thể gây tiêu chảy mãn tính cho trẻ em ở mọi lứa tuổi.

3. Rối loạn hệ tiêu hóa chức năng (GI)

Nguyên nhân sâu sa của việc rối loạn tiêu hóa chức năng là sự thay đổi trong hoạt động cơ năng của hệ tiêu hóa. Rối loạn hệ tiêu hóa chức năng GI không phải là bệnh, chúng là các nhóm triệu chứng xuất hiện cùng nhau. Hai biểu hiện của nó là tiêu chảy ở trẻ em chập chững biết đi và hội chứng ruột kích thích (IBS).

Tiêu chảy ở trẻ chập chững biết đi

Tiêu chảy chức năng, hoặc tiêu chảy không đặc hiệu là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy mãn tính ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi. Trẻ em mắc hội chứng này đi đại tiện ra nhiều phân lỏng  mỗi ngày nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào khác. Chúng vẫn phát triển tốt, tăng cân và khỏe mạnh.

Tiêu chảy của trẻ mới phát triển trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 năm thì thường tự biến mất khi. Các nhà nghiên cứu cho rằng uống quá nhiều đồ uống có đường, đặc biệt là những loại có hàm lượng sirô ngô, fructose, sorbitol cao có thể gây tiêu chảy cho trẻ.

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Các triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng ruột kích thích là đau bụng, khó chịu, chuột rút, cùng với tiêu chảy, táo bón, hoặc cả hai. IBS không gây ra các biểu hiện như sụt cân, ói mửa hoặc máu trong phân.

IBS là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy mãn tính ở trẻ em và thanh thiếu niên ở độ tuổi đi học. Các bác sĩ hiếm khi chẩn đoán IBS ở trẻ nhỏ vì chúng không thể tự mình nói lên các triệu chứng chủ quan như đau bụng hoặc khó chịu.

4. Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm

Dị ứng thực phẩm, không dung nạp lactose, không dung nạp fructose, và không dung nạp đường sucrose là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy mãn tính.

Dị ứng thực phẩm gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Sữa, các sản phẩm sữa và đậu nành là những thực phẩm gây dị ứng thường gặp nhất ảnh hưởng đến đường tiêu hóa ở trẻ em. Dị ứng thực phẩm thường xuất hiện trong năm đầu đời. Một vài thực phẩm cũng thường xuyên gây dị ứng với trẻ em như ngũ cốc, trứng và hải sản.

trẻ dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn cũng là nguyên nhân thường gây nên triệu chứng đau bụng tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ (Nguồn: Internet).

Không dung nạp đường lactose

Không dung nạp lactose là tình trạng phổ biến có thể gây tiêu chảy sau khi ăn thức ăn hoặc uống đồ uống có chứa sữa hoặc các sản phẩm từ sữa. Lượng enzym giúp tiêu hóa lactose không đủ, thiếu hụt lactase, hoặc kém hấp thu lactose gây nên tình trạng không dung nạp lactose.

Không dung nạp fructose

Không dung nạp fructose là một tình trạng có thể gây tiêu chảy sau khi ăn thức ăn hoặc uống đồ uống có chứa fructose, một loại đường có trong trái cây, nước trái cây và mật ong. Fructose được thêm vào nhiều loại thực phẩm và nước giải khát làm chất làm ngọt được gọi là xi-rô ngô fructose cao. Lượng fructose mà cơ thể của trẻ có thể hấp thụ khác nhau. Khả năng hấp thụ fructose của trẻ tăng theo độ tuổi.

Không dung nạp Sucrose

Không dung nạp Sucrose là tình trạng có thể gây tiêu chảy sau khi ăn thức ăn hoặc uống đồ uống có chứa sucrose, còn được gọi là đường hoặc đường trắng. Sucrose kém hấp thu gây ra sucrose không dung nạp. Trẻ em không dung nạp sucrose thiếu enzyme giúp tiêu hóa sucrose. Hầu hết trẻ em không dung nạp sucrose có khả năng chịu đựng tốt hơn sucrose khi chúng lớn lên.

Cách xử trí đau bụng tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Về nguyên tắc, điều trị tiêu chảy kéo dài cần đảm bảo 3 tiêu chí: Bù nước, bù điện giải; điều trị nhiễm trùng và lựa chọn chế độ ăn phù hợp.

Bù nước, bù điện giải

Người ta chưa đánh giá được hiệu quả chính xác của việc bù ORS trong điều trị tiêu chảy kéo dài. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thì ORS sử dụng tốt cho hầu hết các trường hợp.

Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 1 tuổi thì việc bù ORS không mang lại nhiều ý nghĩa. Lý do bởi vì trẻ em dưới 1 tuổi kém hấp thu fructose và glucose ở ruột non. Khi đó, cần bù nước và điện giải bằng cách truyền tĩnh mạch để thay thế.

bù nước cho trẻ
Việc bù nước, bù điện giải cho trẻ là cần thiết khi xử trí tiêu chảy kéo dài (Nguồn: Internet).

Lựa chọn chế độ ăn phù hợp

  • Bú sữa mẹ: Sữa mẹ rất tốt cho trẻ nhỏ.
  • Dùng sữa động vật: Việc giảm lượng lactose sẽ giúp giảm cả mức độ và thời gian tiêu chảy. Bạn có thể phối hợp sữa và bột ngũ cốc để giảm lượng lactose trong thức ăn. Tìm mua bột ngũ cốc dinh dưỡng cho trẻ em tại đây.
  • Ăn dặm: Trung tâm nghiên cứu tiêu chảy ở Banglsdes sử dụng công thức thành công ở 81% trẻ nhỏ tiêu chảy ké đó là bột, gạo, dầu và lòng trắng trứng gà. Tìm mua bột ăn dặm dinh dưỡng tại đây.

Điều trị nhiễm trùng

Điều trị nhiễm trùng cần có chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Trong trường hợp nhẹ, việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết. Nếu gặp một trong các biểu hiện sau đây, bố mẹ hãy đưa con tới gặp bác sĩ để được điều trị tốt nhất và không nên tự ý dùng thuốc tại nhà:

  • Tiêu chảy kéo dài hơn 24 giờ
  • Sốt từ 40 độ trở lên
  • Đau dữ dội ở vùng bụng hoặc trực tràng
  • Phân có chứa máu hoặc mủ
  • Phân có màu đen và hắc ín
  • Triệu chứng mất nước nặng
khám bụng
Bố mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ ngay khi cần thiết (Nguồn: Internet).

Một số bài viết về các bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ bố mẹ nên biết:

Với bài viết trên đây, BlogAnChoi đã gửi tới bạn đọc thông tin về các nguyên nhân và cách xử trí đau bụng tiêu chảy kéo dài ở trẻ em. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích để giúp cha mẹ giảm bớt nỗi lo về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho con nhỏ. Đừng quên truy cập chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để được cập nhật thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích cho mình bạn nhé!

Xem thêm

7 cách phòng tránh mắc bệnh mùa mưa cực kỳ hiệu quả

Sốt xuất huyết, bệnh da liễu, bệnh tả,... là những loại bệnh phổ biến vào mùa mưa mà ai cũng có thể gặp phải. Vậy làm thế nào để tránh khỏi được các nguy cơ bệnh tật này? Cùng BlogAnChoi nhớ kỹ 7 lưu ý dưới đây nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận