Dứa là một loại trái cây nhiệt đới rất giàu các enzym và chất dinh dưỡng quan trọng. Chúng có thành phần dinh dưỡng mạnh mẽ và đặc biệt giàu vitamin C và A. Nó có một số tác dụng cơ bản như giảm cân, giúp tiêu hóa tốt hơn và điều trị chứng viêm. Dứa còn có tác dụng khác là cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em.
- Dứa chứa những thành phần dinh dưỡng nào?
- Những lợi ích mà dứa mang lại
- 1. Hỗ trợ giảm cân
- 2. Hỗ trợ đường tiêu hóa
- 3. Làm giảm nguy cơ mắc ung thư
- 4. Chống lại chứng viêm
- 5. Điều trị viêm khớp và giúp xương chắc khỏe hơn
- 6. Cải thiện hệ tim mạch
- 7. Thúc đẩy hệ miễn dịch
- 8. Giúp cơ thể hồi phục tốt hơn
- 9. Cải thiện làn da
- Cách kết hợp dứa vào bữa ăn
- Một vài lưu ý về việc bổ sung bromelain
- Tác dụng phụ của dứa
- Kết luận
Dứa chứa những thành phần dinh dưỡng nào?
Trong một cốc (165 gam) dứa tươi có chứa 82 kcal. Nó có 22 gam chất dinh dưỡng đa lượng và 2,3 gam chất xơ. Và dưới đây là các chất dinh dưỡng khác có trong dứa:
- 79 mg vitamin C
- 95 IU vitamin A
- 21 mg calcium
- 19 mg magnesium
- 12 mg phosphorus
- 180 mg potassium
- 29 mcg folate
Trong những năm vừa qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu rất nhiều về dứa và những lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại. Để có một cái nhìn rõ ràng hơn chúng ta hãy theo dõi tiếp ở phần sau nhé!
Những lợi ích mà dứa mang lại
Dứa có chứa bromelain, một loại enzyme tiêu hóa cung cấp cho sức khỏe rất nhiều lợi ích. Bromelain đã được tìm thấy có khả năng chống lại ung thư và chống lại chứng viêm và các bệnh liên quan. Bên cạnh đó, dứa cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giúp xương chắc khỏe hơn.
1. Hỗ trợ giảm cân
Các nghiên cứu cho thấy dứa có tác dụng chống béo phì. Thí nghiệm trên những con chuột được nuôi bằng chế độ ăn nhiều chất béo sau khi uống nước dứa cho thấy có sự giảm tỉ trọng tích tụ mỡ trong cơ thể và tích tụ mỡ gan.
Nước ép dứa còn có khả năng làm giảm sự hình thành lipid (hình thành chất béo) và tăng sự phân giải lipid (sự phân hủy chất béo để giải phóng axit béo). Do đó dứa trở thành thực phẩm lý tưởng để đốt cháy mỡ bụng mặc cho còn nhiều sự hoài nghi về tác dụng này.
2. Hỗ trợ đường tiêu hóa
Thành phần quan trọng nhất của dứa là bromelain, một loại enzyme tiêu hóa mạnh. Các nghiên cứu cho thấy việc bổ sung bromelain (enzyme tiêu hóa) có thể giúp phân hủy protein.
Trong các loại thuốc giúp điều trị suy tuyến tụy – chứng rối loạn tiêu hóa không sản xuất đủ một số enzyme mà cơ thể sử dụng để tiêu hóa thức ăn trong ruột non – thì sự kết hợp với bromelain chính là một công thức có khả năng làm giảm chứng đầy hơi và tiêu chảy.
3. Làm giảm nguy cơ mắc ung thư
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bromelain trong dứa chứa các hoạt tính có khả năng chống ung thư. Enzyme có thể có tác động trực tiếp đến tế bào ung thư và môi trường của chúng. Bromelain có tác dụng chống ung thư đối với các tế bào ung thư ruột kết. Thực phẩm chứa bromelain được coi là một trong những “ứng cử viên” sáng giá để giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Bromelain cũng có thể cản trở sự phát triển của tế bào ung thư bằng cách chống lại chứng viêm, một nguyên nhân chính gây ung thư. Nó ngăn chặn sự phát sinh thêm các tế bào ung thư bằng cách cho chúng tiếp xúc với hệ miễn dịch. Các báo cáo lâm sàng khác nhau cũng đã chỉ ra đặc tính chống ung thư của bromelain trong dứa.
Các nghiên cứu sâu hơn cũng đã đưa ra nhiều kết quả hứa hẹn trong lĩnh vực này. Trong các nghiên cứu trên chuột, bromelain cũng được phát hiện có khả năng ức chế sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư vú. Nó cũng có thể làm giảm sự tồn tại của các tế bào này.
4. Chống lại chứng viêm
Trong các nghiên cứu trên chuột, bromelain đã cho thấy là có tác dụng điều trị đối với các bệnh viêm nhiễm khác nhau, bao gồm cả hội chứng viêm ruột. Việc tiếp xúc với bromelain có thể loại bỏ một số phân tử bề mặt tế bào góp phần gây viêm.
Bromelain trong dứa giảm sản xuất các cytokine và chemokine gây viêm. Đây là những hợp chất trong cơ thể của con người có tác dụng thúc đẩy quá trình viêm, đặc biệt là trong trường hợp bệnh viêm ruột.
Chiết xuất dứa cũng giúp điều trị các vấn đề khác liên quan đến viêm, bao gồm cả bệnh dị ứng đường thở. Enzyme của loại quả này có thể thay đổi sự kích hoạt và mở rộng của các tế bào cụ thể của hệ thống miễn dịch (thử nghiệm trên tế bào chuột).
5. Điều trị viêm khớp và giúp xương chắc khỏe hơn
Bromelain cũng đem lại tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị viêm xương khớp. Enzyme này có đặc tính giảm đau, đặc biệt là các cơn đau do viêm ở người. Nó tác động trực tiếp đến bradykinin – một chất trung gian gây đau, co thắt cơ trơn và ảnh hưởng tới sự giãn nở của các mạch máu.
Dứa cũng chứa mangan, một khoáng chất quan trọng trong quá trình hình thành xương. Loại quả này cũng dồi dào vitamin C – chất cần thiết để tổng hợp collagen cấu tạo nên xương. Do đó dứa có thể hỗ trợ tăng trưởng xương ở người trẻ và giúp xương chắc khỏe ở người lớn tuổi. Các đặc tính chống viêm của bromelain trong dứa cũng có thể giúp điều trị đau do viêm khớp dạng thấp.
6. Cải thiện hệ tim mạch
Bromelain trong dứa có tác dụng làm giảm sự kết tụ của tiểu cầu trong máu. Điều này có thể giúp điều trị viêm tắc tĩnh mạch cấp tính (một tình trạng đặc trưng bởi cục máu đông). Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn trên cơ thể người để kết luận tác dụng có lợi của bromelain đối với bệnh tim mạch.
Bromelain cũng có thể phá vỡ các mảng cholesterol, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Hiệu quả của nó trong điều trị các bệnh tim khác, bao gồm bệnh mạch vành, thấp tim, bệnh tim bẩm sinh và đau tim vẫn chưa được chứng minh.
7. Thúc đẩy hệ miễn dịch
Bromelain giúp điều hòa hệ miễn dịch và làm các vết thương lành lại nhanh hơn. Trẻ em thường uống nước ép dứa cũng có ít nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng do vi sinh vật hơn so với trẻ ít uống nước ép dứa.
Dứa được phát hiện có khả năng làm tăng nồng độ tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật lên 4 lần. Trong một nghiên cứu khác, việc bổ sung bromelain giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi ở các trẻ mắc viêm xoang.
Một nghiên cứu khác cũng đã làm sáng tỏ thêm tiềm năng của bromelain trong việc điều trị các triệu chứng hen suyễn. Ngoài ra nó có thể có tác dụng điều trị các bệnh dị ứng đường hô hấp như hen suyễn chẳng hạn.
8. Giúp cơ thể hồi phục tốt hơn
Chất bromelain trong dứa có đặc tính kháng viêm, giúp cơ thể phục hồi, đặc biệt trong trường hợp cần phục hồi sau phẫu thuật. Tuy nhiên cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định hiệu quả của bromelain trong vấn đề này.
Trong một nghiên cứu, lượng bromelain làm giảm đáng kể cơn đau ở bệnh nhân phẫu thuật nha khoa. Enzyme này có tác dụng giảm đau tương tự như các loại thuốc chống viêm khác. Bromelain cũng được phát hiện làm giảm cảm giác mệt mỏi. Nó làm giảm tổn thương cơ và cải thiện khả năng phục hồi trong những ngày vận động liên tục.
9. Cải thiện làn da
Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin C trong dứa có lợi cho da. Vitamin C thúc đẩy sản xuất collagen và có thể bảo vệ da khỏi bị thương tổn.
Dứa là loại trái cây có vẻ ngoài đẹp mắt với những lợi ích tuyệt vời không kém. Chẳng có lý do gì bạn không thêm chúng vào chế độ ăn uống của mình. Nhưng làm điều đó như thế nào là phù hợp nhất?
Cách kết hợp dứa vào bữa ăn
Dứa có giá cả phải chăng và không kén người ăn. Chúng có độ giòn và vị ngọt thanh đem lại cảm giác rất tuyệt vời khi ăn. Bạn có thể thưởng thức dứa theo những cách sau:
- Cắt dứa thành những lát nhỏ và cho vào món sinh tố mỗi sáng.
- Trang trí món salad trong bữa tối bằng những miếng dứa nhỏ xinh.
Dứa là loại trái cây đa năng có thể dễ dàng kết hợp với hầu hết các món ăn. Ăn dứa có thể không phải là cách duy nhất để tận hưởng những tác dụng hữu ích của bromelain. Bạn cũng có thể tìm kiếm các hoa quả hoặc thực phẩm chức năng bổ sung khác. (Bạn có thể mua thực phẩm bổ sung bromelain tại đây)
Một vài lưu ý về việc bổ sung bromelain
Một số bệnh viện hay trung tâm chăm sóc sức khỏe sẽ kê đơn bổ sung bromelain tùy thuộc vào yêu cầu và tình trạng sức khỏe của bạn. Hiện nay liều lượng tiêu chuẩn của bromelain vẫn chưa được thiết lập. Bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra và xin ý kiến về trước khi muốn sử dụng. Bạn có thể mua các sản phẩm bổ sung bromelain từ các trang trực tuyến hoặc các tiệm thuốc.
Dứa là loại quả ngon của vùng nhiệt đới với rất nhiều lợi ích. Nhưng không phải lúc nào cũng tốt, dứa vẫn tồn tại một số tác dụng phụ tiềm ẩn.
Tác dụng phụ của dứa
Có thể gây dị ứng
Trong một số trường hợp, dứa có thể gây ra phản ứng dị ứng và tiêu chảy. Các biểu hiện dị ứng bao gồm ngứa dữ dội, phát ban, đau bụng và nôn mửa.
Gây ra các triệu chứng hen suyễn
Mặc dù dứa được chứng minh có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh hen suyễn, nhưng ở một số đối tượng nhất định loại quả này có thể gây các tác dụng có hại như:
Tăng khả năng chảy máu
Bromelain ngăn tiểu cầu kết tập lại và cản trở hình thành cục máu đông. Hiện tượng này làm một số người dễ bị chảy máu hơn. Nó cũng có thể làm phụ nữ bị chảy máu nhiều hơn khi tới kỳ kinh nguyệt. Tương tự, những người mới được phẫu thuật xong cũng không nên ăn loại quả này (dứa có thể giúp tăng cường phục hồi sau phẫu thuật, nhưng việc ăn nó phải được bác sĩ cho phép).
Có thể dẫn đến sảy thai
Đã có bằng chứng cho thấy rằng dứa có thể gây sảy thai. Do đó, hãy giữ an toàn và tránh ăn dứa khi mang thai và cho con bú. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.
Kết luận
Dứa có thể cung cấp cho cơ thể bạn một số chất dinh dưỡng quan trọng và thiết yếu. Bạn có thể sử dụng nó như một phần trong chế độ ăn uống của mình. Thành phần chống oxy hóa cao của nó có thể đóng vai trò trong việc ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, hãy cảnh giác với những dị ứng. Trong trường hợp bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào, hãy ngừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ.
Mời bạn đọc tiếp những bài viết thú vị khác của BlogAnChoi:
Khỏe đẹp mỗi ngày với 6 công thức detox dứa đơn giản
5 nguyên tắc ăn trái cây để hấp thu tối đa chất dinh dưỡng
Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm những thông tin dinh dưỡng bổ ích cho sức khỏe nhé!