Sung muối xổi nhiều người đã ăn, nhưng trái sung khô để pha nước, nấu canh ăn chữa bệnh, dưỡng da bạn đã biết chưa. Tìm hiểu những tác dụng quả sung khô, những kiêng kỵ và cách ăn sung khô như thế nào để làm đẹp da, tốt sức khỏe nhé.
- Thông tin chung về trái sung
- Giá trị dinh dưỡng của trái sung
- Tác dụng của quả sung khô
- Thúc đẩy hiệu quả đường tiêu hóa
- Cung cấp canxi giúp chắc khỏe xương
- Cải thiện sức khỏe tim mạch
- Giúp kiểm soát lượng đường trong máu
- Chất chống oxy hóa
- Quả sung khô giúp giảm cân
- Nước quả sung khô làm dịu trào ngược dạ dày
- Những điều kiêng kỵ khi ăn quả sung khô
- Cách làm quả sung phơi khô tại nhà
- Các bài thuốc chữa bệnh từ sung khô
Thông tin chung về trái sung
Cây sung có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và Tây Á, nó đã được trồng từ thời cổ đại và ngày nay được trồng rộng rãi trên khắp thế giới, vừa để lấy quả vừa làm cây cảnh. Quả sung chứa nhiều chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích tiềm năng cho sức khỏe.
Quả sung là một loại quả độc đáo giống hình giọt nước, phần lớn đơn độc, ở nách lá, màu xanh lục, màu vàng. Quả sung chứa đầy hàng trăm hạt nhỏ có thể ăn được. Thịt quả màu hồng, có vị ngọt nhẹ. Quả sung phát triển như một cấu trúc rỗng, nhiều thịt, bên trong có nhiều hoa đơn tính.

Quả sung còn được gọi là loại quả trường thọ ở Nhật Bản. Chúng được ưa chuộng vì giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất xơ và có thể tăng cảm giác no. Theo quan điểm của y học cổ truyền, sử dụng quả sung khô để nấu canh cũng có thể nuôi dưỡng cơ thể. Quả sung được thu hoạch vào mùa từ tháng 8 đến đầu tháng 10. Quả sung tươi dùng để nấu ăn phải căng mọng, mềm và không bị thâm, nứt. Nếu chúng có mùi chua thì quả sung đã quá chín. Những quả sung hơi chín có thể được giữ ở nhiệt độ phòng trong 1-2 ngày để chín trước khi dùng. Quả sung có hương vị thơm ngon nhất ở nhiệt độ phòng.
Giá trị dinh dưỡng của trái sung
Quả sung rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm khoảng 10% đường, chủ yếu là glucose và fructose, và rất ít axit. Nó giàu nhiều loại vitamin, nguyên tố vi lượng và axit amin, và có giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao.

- Calo: 371
- Carbs: 95,2 gam
- Đường: 71,4 gam
- Chất xơ: 14,6 gam
- Chất đạm: 4,9 gam
- Chất béo: 1,4 gam
- Canxi: 24%DV (giá trị hàng ngày)
- Mangan: 38%DV
- Kali: 29%DV
- Magie: 25%DV
- Vitamin K: 29%DV
- Vitamin C: 3%DV
Ngoài ra, trong quả sung phơi khô còn chứa một lượng nhỏ nhiều loại chất dinh dưỡng khác như đồng, vitamin B6 có ích cho việc hình thành tế bào máu, sức khỏe não bộ. Ngoài việc ăn tươi và dùng trong nấu ăn, quả sung còn có thể chế biến thành trái cây sấy khô, mứt, rượu ủ và giấm.
Tác dụng của quả sung khô
Quả sung khô có tác dụng gì? Không nên ăn gì cùng với quả sung khô? Bạn có thể ăn bao nhiêu quả sung khô mỗi ngày? Quả sung khô có chứa nhiều đường không?
Quả sung khô được làm từ quả sung tươi đã được khử nước hoặc sấy khô tự nhiên. Chúng giữ lại hầu hết các chất dinh dưỡng trong quả sung và các chất dinh dưỡng này được cô đặc hơn do sự bốc hơi của nước. Bây giờ chúng ta hãy cùng xem xét những lợi ích dinh dưỡng và những điều kiêng kỵ khi ăn quả sung khô!

Thúc đẩy hiệu quả đường tiêu hóa
Quả sung giàu chất xơ, giúp làm mềm phân và giảm táo bón. Tác dụng này đã được xác nhận trong nghiên cứu học thuật. Trong một nghiên cứu trên 150 bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích liên quan đến táo bón, các nhà khoa học đã xác nhận rằng những người ăn quả sung khô mỗi ngày có sự cải thiện đáng kể tình trạng táo bón.
Cung cấp canxi giúp chắc khỏe xương
Quả sung khô chứa các khoáng chất như canxi, kali, sắt, đồng và magiê, đây là những nguyên tố quan trọng giúp duy trì sức khỏe xương, chức năng tim và quá trình trao đổi chất nói chung.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Quả sung giúp giảm mức triglyceride trong cơ thể, đây là các hạt chất béo lưu thông trong máu và là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim. Ngoài ra, hàm lượng chất chống oxy hóa cao và đặc tính hạ huyết áp trong quả sung khô giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, do đó, quả sung có hiệu quả trong việc cải thiện chức năng mạch máu và giảm quá trình oxy hóa quá mức và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Quả sung tươi có hàm lượng kali cao, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu trong cơ thể. Một nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng axit chlorogenic có trong quả sung có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, do lượng đường trong quả sung khô khi sấy khô sẽ cô đặc lại và hàm lượng đường cao hơn quả sung tươi nên nếu ăn quá nhiều sung khô trong thời gian ngắn có thể làm tăng lượng đường trong máu, do đó bạn nên chú ý đến lượng sung khô tiêu thụ hàng ngày.
Chất chống oxy hóa
Ngoài ra, quả sung khô cũng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa. Quả sung khô chứa chất chống oxy hóa như vitamin A, C và E, cùng một số chất dinh dưỡng thực vật giúp chống lại tác hại của các gốc tự do, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Quả sung khô giúp giảm cân
Chứa hàm lượng chất xơ cao tự nhiên cùng với các vitamin và khoáng chất, quả sung phơi khô có thể giúp bạn cải thiện mật độ dinh dưỡng từ đó kiểm soát cân nặng. Nạp thực phẩm giàu chất xơ vào cơ thể giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, giảm cảm giác đói và thèm ăn hỗ trợ hiệu quả trong quá trình giảm cân.
Nếu bạn muốn giảm cân bằng quả sung phơi khô, hãy làm đúng cách! Quả sung khô nhìn chung có vị ngọt tự nhiên, hàm lượng calo khá thấp và giàu chất xơ. Lượng chất xơ trong quả sung kết hợp với thực đơn ăn kiêng lành mạnh có thể giúp bạn no lâu và giảm cơn thèm ăn. Nhờ đó, dùng quả sung phơi khô như một chất tạo ngọt tự nhiên có thể thúc đẩy giảm cân.
Nước quả sung khô làm dịu trào ngược dạ dày
Uống nước quả sung phơi khô có tác dụng gì? Trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến có vị axit trong miệng, nôn mửa , đau ngực, khó thở… Trong y học cổ truyền, nước quả sung phơi khô có thể hạn chế triệu chứng của căn bệnh này.
Quả sung chứa đường tự nhiên, khoáng chất, kali, canxi và sắt. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ của quả sung khô cũng có thể hỗ trợ nhu động ruột và chứng khó tiêu. Bổ sung một lượng vừa phải quả sung khô vào chế độ ăn cũng có thể ngăn ngừa táo bón.
Những điều kiêng kỵ khi ăn quả sung khô
Mặc dù quả sung khô có nhiều lợi ích khác nhau cho cơ thể, nhưng những người bị tiểu đường, hệ tiêu hóa nhạy cảm và dị ứng nên cẩn thận khi ăn vì chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu, đầy hơi hoặc khó chịu ở bụng và gây ra các triệu chứng nhạy cảm như phát ban trên da.

Tránh ăn sung khi dùng thuốc chống đông máu: Quả sung chứa vitamin K, giúp đông máu, ngược lại với thuốc chống đông máu và sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.
Tránh dùng chung với thuốc tim mạch, lợi tiểu, điều trị tăng huyết áp: Nếu bạn đang dùng thuốc tim mạch như thuốc lợi tiểu hoặc một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp, bạn cũng nên cẩn thận khi ăn sung khô, vì sung khô cũng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng kali. Những người đang kiểm soát cân nặng cũng nên phân bổ lượng quả sung khô ăn vào một cách cẩn thận để tránh những rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe.
Người bị tiểu đường nên hạn chế: Quả sung tươi là loại trái cây có chỉ số đường huyết trung bình, nhưng quả sung khô lại chứa nhiều calo và đường vì đã qua chế biến. Người bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý và không được bỏ qua hàm lượng đường khi ăn trái cây sấy khô.
Bệnh nhân thận cần kiểm soát lượng ion kali hấp thụ : Hàm lượng kali trong quả sung là 288 mg trên 100 gam. Đặc biệt sau khi chế biến thành quả sung khô, hàm lượng kali có thể lên tới 898 mg trên 100 gram. Bệnh nhân thận được nhắc nhở phải kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Người có dạ dày yếu, dễ bị tiêu chảy: Quả sung chứa nhiều chất xơ, giúp thúc đẩy nhu động ruột. Những người có dạ dày yếu có thể bị khó chịu ở đường tiêu hóa.
Những người bị dị ứng với phấn hoa: Phần quả sung mà chúng ta ăn thực chất là hoa sung, vì vậy nó cũng chứa nhiều phấn hoa hơn. Những người bị dị ứng với phấn hoa nên tránh tiêu thụ loại thực phẩm này.
Nên ăn bao nhiêu quả sung sấy khô mỗi ngày?
Theo chuyên gia, bạn có thể ăn khoảng 75g trái cây khô mỗi ngày. Nếu bạn kết hợp nhiều loại trái cây khác trong thực đơn ăn kiêng, mỗi ngày bạn có thể ăn khoảng 3-5 (42g) quả sung phơi khô.

Cách làm quả sung phơi khô tại nhà
Nguyên liệu làm sung khô:
- 0,5 – 1kg quả sung
- 3 muỗng canh muối tinh
Lưu ý: Bạn nên chọn những quả sung chín thì sẽ có vị ngọt và thơm hơn, tuy nhiên nếu không có quả chín thì bạn cũng có thể dùng quả xanh để chế biến. Nên chọn những quả tươi, không bị dập hoặc không bị sâu.

Cách làm quả sung phơi khô:
Bước 1
Bạn cắt bỏ phần cuống mỗi quả sung (gọt sạch vỏ cũng được) sau đó cho vào ngâm với nước muối pha loãng khoảng 30 – 40 phút để loại bỏ mủ cũng như nhựa chát của sung. Sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo.
Bước 2
Bạn dùng dao thái sung thành từng lát vừa ăn hoặc chẻ đôi. Ở bước này bạn có thể trộn thêm với một ít đường nếu muốn ăn ngọt, tuy nhiên sung sấy không đường thì vẫn tốt cho sức khỏe hơn.
Bước 3
Tiếp đến, bạn để một cái chảo lên bếp và mở lửa nhỏ vừa, khi chảo nóng thì cho sung đã thái mỏng vào và đảo liên tục đến khi sung hơi khô lại thì mang ra phơi nắng khoảng 5 – 7 ngày là có thể ăn được.
Ngoài ra, bạn có thể sấy bằng máy nếu nhà bạn có sẵn máy sấy hoa quả. Bạn có thể sấy ở nhiệt độ 40 – 50 độ C trong khoảng 3 – 4 tiếng (tùy số lượng bạn đem đi sấy). Nếu bạn thích ăn sung sấy dẻo thì giảm thời gian sấy xuống.

Bảo quản
Tuy có tốn nhiều thời gian phơi nắng thế nhưng cách chế biến thì vô cùng đơn giản, sung sấy khô thành phẩm sẽ có vị hơi ngọt, ăn bùi bùi và có màu nâu vàng. Bạn có thể bảo quản sung khô ở trong hủ đựng đậy kín nắp và để ở nơi thoáng mát, khô ráo là được.
Quả sung khô là một nguyên liệu rất đa dụng. Quả sung khô không chỉ có thể ăn trực tiếp như một món ăn nhẹ mà còn có thể thêm vào nhiều món ăn khác nhau như: với yến mạch ăn sáng, thêm vào bánh mì và bánh quy khi nướng, với salad hoặc làm thành nước sốt, v.v.
Các bài thuốc chữa bệnh từ sung khô
Bài thuốc sung khô chữa đau dạ dày
Bạn ngâm 2-3 quả sung khô vào ly nước qua đêm, uống hết ly nước vào sáng hôm sau. Bạn nên uống đều đặn mỗi ngày, trong 2-3 tháng thì đau dạ dày sẽ dần khỏi.
Bài thuốc sung khô chữa sỏi mật và gan
Lấy khoảng 200g sung (3-4 quả sung khô) sắc với 4 bát nước sôi. Sắc đến lúc nước cạn còn khoảng 1 bát nước thì chia ra và uống 3 lần/ngày. Kiên trì uống trong 2-3 tháng mới có hiệu quả bạn nhé.
Bài thuốc sung khô kích thích tiết sữa
Nấu canh sung khô, hạt ý dĩ, đu đủ và móng giò rồi ăn liên tục trong 1 tuần. Món ăn này sẽ giúp các mẹ sau sinh tăng tiết sữa hiệu quả.
Quả sung phơi khô lẫn cả quả tươi đều mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hy vọng với bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của quả sung phơi khô và ứng dụng vào trong bữa ăn hàng ngày. Hãy theo dõi BlogAnChoi để được biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho sức khỏe của bạn và gia đình nhé!
Một số thông tin khác:
- 14 công dụng của trái dâu tằm: 9 món ngon từ dâu tằm cực hấp dẫn
- Trà lúa mạch có 10 công dụng nhưng 5 người này không nên uống
- 8 công dụng của ý dĩ: Cách sử dụng hạt ý dĩ chữa bệnh, giảm cân ít người biết
- Nước ép táo đỏ và những công dụng tuyệt vời giúp chăm sóc sức khỏe
- 8 công dụng của gừng cực tốt cho người lớn tuổi có thể bạn chưa biết
Các bạn thấy sao về bài viết này? Mình rất mong nhận được sự phản hồi từ các bạn.