Bệnh gút là một dạng viêm khớp gây gây ra những cơn đau đột ngột và dữ dội ở khớp thường kèm theo sưng tấy, đỏ và nóng, xảy ra khi cơ thể tích tụ quá nhiều axit uric trong máu, từ đó hình thành các tinh thể urat lắng đọng ở khớp. Trên thực tế, chế độ ăn uống đóng vai trò rất lớn trong việc kiểm soát bệnh gút. Cụ thể, một số thực phẩm có thể làm giảm nồng độ axit uric và giảm tần suất các cơn gút trong khi một số khác lại khiến tình trạng trầm trọng hơn. Dưới đây là 14 loại thực phẩm không chỉ an toàn mà còn rất có lợi cho người bị bệnh gút. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Hạt óc chó

Hạt óc chó là một trong những loại hạt được khuyến khích dành cho người bị gút nhờ chứa nhiều axit béo omega-3 – chất có đặc tính chống viêm và hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Việc tiêu thụ khoảng 10–15 hạt óc chó mỗi ngày có thể cung cấp lượng chất béo lành mạnh cần thiết mà không làm tăng axit uric. Ngoài ra, hạt óc chó còn giàu vitamin E – một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa các biến chứng tim mạch, vốn thường gặp ở người mắc bệnh gút lâu năm.

Quả óc chó
Hạt óc chó chứa nhiều axit béo omega-3 và vitamin E (Ảnh: Internet)

2. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, lúa mạch…giàu chất xơ và carbohydrate phức tạp, giúp kiểm soát cân nặng và ổn định đường huyết – hai yếu tố có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh gút. Việc thay thế ngũ cốc tinh luyện (như gạo trắng, bánh mì trắng) bằng ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm nguy cơ tái phát cơn đau và kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.

Ngũ cốc nguyên hạt
So với ngũ cốc tinh luyện, sử dụng ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm nguy cơ tái phát cơn đau và kiểm soát bệnh hiệu quả hơn (Ảnh: Internet)

15. Hạt chia và hạt lanh

Hai loại hạt này không chỉ chứa ít purin mà còn giàu omega-3 và chất xơ, giúp giảm viêm, ổn định đường huyết, có thể hỗ trợ kiểm soát bệnh gút hiệu quả. Bạn có thể thêm chúng vào sữa chua, sinh tố hoặc salad. Đây là nguồn bổ sung vi chất lành mạnh, đặc biệt cần thiết khi khẩu phần ăn bị hạn chế do bệnh gút.

Hạt chia và hạt lanh
Hạt chia và hạt lanh chứa ít purin, giàu omega-3 và chất xơ, giúp giảm viêm, ổn định đường huyết, có thể hỗ trợ kiểm soát bệnh gút hiệu quả (Ảnh: Internet)

4. Ổi

Ổi là một trong những loại trái cây có hàm lượng vitamin C cao nhất. Một nghiên cứu lớn từng ghi nhận việc bổ sung từ 500 mg đến 1.500 mg vitamin C mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút từ 17% đến 45%. Ăn ổi tươi hằng ngày không chỉ hỗ trợ tăng sức đề kháng mà còn giúp giảm nồng độ axit uric trong máu một cách tự nhiên và an toàn.

Ổi
Ăn ổi tươi hằng ngày không chỉ hỗ trợ tăng sức đề kháng mà còn giúp giảm nồng độ axit uric trong máu một cách tự nhiên và an toàn (Ảnh: Internet)

6. Trái cây họ cam chanh

Tương tự như ổi, cam, chanh, bưởi, quýt,…là những nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên tuyệt vời, giúp làm giảm nồng độ axit uric và cải thiện chức năng thận. Đặc biệt, việc bổ sung các loại trái cây này trong chế độ ăn hằng ngày còn giúp tăng khả năng chống viêm và cải thiện sức đề kháng.

Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc điều trị, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêu thụ bưởi vì loại trái cây này có thể tương tác với một số loại thuốc.

Trái cây họ cam chanh
Trái cây họ cam chanh là những nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên tuyệt vời, giúp làm giảm nồng độ axit uric và cải thiện chức năng thận (Ảnh: Internet)

5. Quả anh đào

Quả anh đào nổi bật với hàm lượng anthocyanin – một loại chất chống oxy hóa mạnh có đặc tính chống viêm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tiêu thụ anh đào hoặc nước ép anh đào mỗi ngày có thể làm giảm số lần tái phát cơn gút gần một nửa.

Chỉ cần một cốc anh đào tươi hoặc 2 muỗng canh nước ép cô đặc mỗi ngày đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc ngăn ngừa các đợt gút cấp. Đây là một trong những thực phẩm được khuyến nghị hàng đầu cho người mắc bệnh này.

Quả anh đào
Quả anh đào là một trong những thực phẩm được khuyến nghị hàng đầu cho người mắc bệnh gút (Ảnh: Internet)

7. Đậu phụ

Khi cần hạn chế thịt đỏ, người bệnh gút nên chuyển sang nguồn protein thực vật như đậu phụ. Mỗi khẩu phần đậu phụ có thể cung cấp từ 8–10 gam protein mà không gây tăng axit uric trong máu như các loại thịt có purin cao. Ngoài ra, đậu phụ còn dễ chế biến nên rất linh hoạt trong thực đơn hàng ngày của người ăn kiêng. Tuy nhiên, nên hạn chế các món đậu phụ chiên rán nhiều dầu mỡ và chọn các món đậu phụ được chế biến thanh đạm.

Đậu phụ
Đậu phụ giàu protein mà không gây tăng axit uric trong máu như các loại thịt có purin cao (Ảnh: Internet)

8. Cà rốt

Cà rốt không chỉ là loại củ quen thuộc mà còn có hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Beta-carotene trong cà rốt có thể giúp giảm viêm, hỗ trợ bảo vệ khớp và làm chậm quá trình tổn thương khớp do bệnh gút gây ra. Thêm cà rốt vào các món xào, súp, salad,..là cách đơn giản để tăng cường dưỡng chất và hỗ trợ điều trị bệnh gút.

cà rốt chứa lượng purin trung bình
Cà rốt giàu beta-carotene, có thể giúp giảm viêm, hỗ trợ bảo vệ khớp và làm chậm quá trình tổn thương khớp do bệnh gút gây ra (Ảnh: Internet)

9. Dầu thực vật

Khi nấu ăn, hãy ưu tiên sử dụng các loại dầu giàu chất béo không bão hòa như dầu ô liu, dầu cây rum, dầu hạt cải…vì chúng không gây viêm và giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Ngược lại, dầu dừa hoặc bơ/mỡ động vật chứa nhiều chất béo bão hòa có thể làm nặng thêm tình trạng viêm của bệnh gút, vì thế nên được hạn chế.

Dầu thực vật
Sử dụng dầu thực vật thay vì bơ/mỡ động vật có thể cải thiện tình trạng viêm của bệnh gút (Ảnh: Internet)

10. Rau củ

Rau củ là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung và đặc biệt hữu ích với người bị bệnh gút. Chất xơ trong rau củ giúp làm chậm quá trình hấp thụ purin từ các thực phẩm khác đồng thời hỗ trợ đào thải axit uric qua thận, từ đó giúp điều hòa nồng độ axit uric trong máu. Ngoài ra, phần lớn các loại rau đều có hàm lượng purin rất thấp (cà rốt, khoai tây, cải bắp, dưa chuột, cà chua, hành tây, xà lách, bí đỏ,…) an toàn và có thể dùng hằng ngày mà không làm tăng nguy cơ tái phát cơn gút.

Rau củ
Rau củ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung và đặc biệt hữu ích với người bị bệnh gút (Ảnh: Internet)

Dù vậy, vẫn có một số loại rau, nấm có hàm lượng purin tương đối cao (trên 100 mg purin/100g), mà người bệnh nên hạn chế dùng thường xuyên hoặc ăn với lượng vừa phải, ví dụ như: Măng tây, rau bina (rau chân vịt), súp lơ, đậu Hà Lan,… Dù những loại rau này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng như thực phẩm giàu purin từ động vật (thịt đỏ, nội tạng…) nhưng nếu ăn quá nhiều và thường xuyên, chúng có thể góp phần làm tăng axit uric ở một số người nhạy cảm.

11. Trứng (vừa phải)

Trứng là nguồn cung cấp protein hợp lý với người bệnh gút nếu tiêu thụ với lượng phù hợp (tối đa 4 quả mỗi tuần). Tuy nhiên, ăn quá nhiều trứng có thể làm tăng lượng protein nạp vào, từ đó gây ra tích tụ axit uric. Hãy kết hợp trứng trong các bữa sáng hoặc dùng như một phần protein trong khẩu phần ăn chính thay vì nguồn đạm động vật khác.

Trứng
Trứng là nguồn cung cấp protein hợp lý nếu tiêu thụ với lượng vừa phải (Ảnh: Internet)

12. Cá

Người bệnh gút nên ăn cá với lượng hợp lý vì cá cung cấp protein chất lượng cao, axit béo omega-3 có lợi cho tim mạch và kháng viêm. Tuy nhiên, cần chú ý đến hàm lượng purin trong từng loại cá để không làm tăng axit uric trong máu. Các loại cá nước ngọt như cá lăng, cá basa, cá rô, cá quả,…nhìn chung có hàm lượng purin thấp hơn cá biển, nên có thể sử dụng với lượng vừa phải, khoảng 1–2 lần/tuần và tránh chiên rán nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, cần tránh hoặc hạn chế ăn một số loại cá có hàm lượng purin cao như cá trích, cá thu, cá cơm, cá ngừ, cá mòi,…

Cá
Người bệnh gút có thể ăn cá với lượng hợp lý vì cá cung cấp protein chất lượng cao, axit béo omega-3 có lợi cho tim mạch và kháng viêm (Ảnh: Internet)

13. Thịt gà (vừa phải)

Không phải tất cả các loại thịt đều gây hại cho người bị bệnh gút. Thịt gà – đặc biệt là phần ức không da – có lượng purin thấp hơn nhiều so với thịt bò hoặc thịt lợn. Tuy nhiên, cần tiêu thụ ở mức độ vừa phải và tránh dùng gà tây hoặc ngỗng, vốn chứa hàm lượng purin cao hơn. Việc lựa chọn nguồn thịt sạch, nạc và chế biến bằng cách luộc, hấp sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt lượng axit uric nạp vào cơ thể.

Thịt gà
Thịt gà phù hợp với người bị gút vì có lượng purin thấp hơn nhiều so với thịt bò hoặc thịt lợn (Ảnh: Internet)

14. Sữa ít béo

Sữa là nguồn cung cấp protein và canxi lý tưởng, đặc biệt là khi bạn cần hạn chế tiêu thụ thịt đỏ – loại thực phẩm giàu purin có thể làm tăng axit uric. Nhiều nghiên cứu cho thấy sữa ít béo hoặc sữa tách béo không chỉ an toàn cho người bị bệnh gút mà còn có khả năng hỗ trợ đào thải axit uric qua đường tiểu, làm giảm nguy cơ phát cơn gút cấp.

Sữa ít béo
Sữa ít béo hoặc sữa tách béo không chỉ an toàn cho người bị bệnh gút mà còn có khả năng hỗ trợ đào thải axit uric qua đường tiểu, làm giảm nguy cơ phát cơn gút cấp (Ảnh: Internet)

Việc thay đổi chế độ ăn uống là một trong những phương pháp tự nhiên và hiệu quả nhất để kiểm soát bệnh gút. Việc ưu tiên các thực phẩm ít purin, giàu vitamin C, chất xơ và chất béo lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ tái phát cơn gút, cải thiện sức khỏe xương khớp và tăng chất lượng sống cho người bệnh. Nếu bạn đang bị bệnh gút, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để xây dựng thực đơn phù hợp với thể trạng của mình.

Bạn có thể quan tâm:

Xem thêm

Thalassophobia (Hội chứng sợ biển) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách nhận biết và đối phó

Bạn có bao giờ đứng trước bờ biển, nhìn ra đại dương mênh mông và cảm thấy một nỗi sợ hãi khó tả dâng lên trong lòng? Đó có thể là cảm giác rùng mình khi nghĩ đến những gì ẩn sâu dưới làn nước xanh thẳm, nơi ánh sáng không thể chạm tới. Nỗi sợ này có tên ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận