Cận thị là tình trạng suy giảm thị lực làm cho mắt bị giảm tầm nhìn kém hơn so với người bình thường. Tình trạng này thường do di truyền từ cha mẹ hoặc do mắt phải làm việc quá sức trong môi trường không đủ điều kiện tốt. Vậy cận thị là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa như thế nào để đôi mắt luôn sáng khỏe?

Triệu chứng phát hiện cận thị

  • Hình ảnh nhìn xa thấy bị mờ, nhòe, không rõ. Chỉ nhìn gần được như đọc sách báo, xem tivi ngồi gần.
  • Thường xuyên cảm thấy mỏi mắt và phải nheo mắt khi nhìn những vật ở xa. Mắt thường cảm thấy khó chịu.

Nguyên nhân dẫn đến cận thị là gì?

  • Do trục nhãn cầu dài làm khoảng cách đến võng mạc dài ra, hình ảnh sẽ hôi tụ ở trước võng mạc mà không rơi vào đúng võng mạc như mắt bình thường.
  • Cấu trúc của giác mạc bị thay đổi quá cong so với nhãn cầu.
  • Do mắt phải tiếp xúc thời gian dài trong điều kiện môi trường không đủ ánh sáng và thiếu khoa học.
  • Do bẩm sinh hoặc di truyền từ bố mẹ

Làm thế nào để chẩn đoán cận thị?

Nếu như bắt gặp các triệu chứng nêu trên thì có thể bạn đã bị cận. Để chắc chắn tình trạng cận thị của bạn đang ở mức độ nào, hãy đến ngay phòng khám mắt hoặc bệnh viện mắt để được chẩn đoản chính xác nhất.

Phương pháp điều trị cận thị

Có hai hướng điều trị cơ bản:

Sử dụng kính đeo mắt

Đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi khá an toàn và chi phí thấp. Tùy vào mức độ cận, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định nên đeo kính cận vào những thời điểm nào. Đối với những người cận nhẹ, bác sĩ khuyến cáo chỉ nên đeo kính trong một số hoạt động nhất định như khi đang lái xe hoặc xem phim.

Đối với người có mức độ cận nặng hơn thì đeo kính là điều bắt buộc để đảm bảo an toàn cho người bị cận. Dù trong bất kỳ trường hợp nào, tốt nhất bạn vẫn nên mang theo kính thường xuyên. Biết đâu bạn sẽ cần đến trong trường hợp khẩn cấp.

Nhìn chung việc sử dụng kính cho người cận sẽ phù hợp và an toàn cho tất cả lứa tuổi và độ cận khác nhau.

Trong trường hợp khác nhiều người lựa chọn kính áp tròng để cải thiện tầm nhìn của mình. Nhiều người sau khi sử dụng kính áp tròng nói rằng tầm nhìn được rõ hơn so với việc đeo kính thường. Ngoài ra trên thị trường cũng thiết kế ra nhiều kính áp tròng có họa tiết và màu sắc hot trend trở thành phụ kiện thời trang cho giới trẻ.

Phẫu thuật chữa cận thị

Nếu bạn muốn loại bỏ sự bất tiện hay cứ phải mang theo kính 24/24 mà đôi khi còn quên mất mình đã cất ở đâu thì có thể cân nhắc chữa cận thị bằng cách thực hiện phẫu thuật. Nhưng không phải ai cũngc có thể thực hiện phương pháp này, bạn cần đạt đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

  • Đủ 18 tuổi trở lên.
  • Ít nhất trong vòng 6 tháng gần đây mắt có độ khúc xạ ổn định.
  • Không mắc các bệnh lý về mắt kèm theo, không mắc các bệnh lý nội khoa như tiểu đường, hay bệnh tự miễn.
  • Không đang trong thời kỳ mang thai. Nếu đang mang thai mà muốn phẫu thuật, bạn phải đợi ít nhất sau sinh từ 3 đến 6 tháng để nội tiết tố trở lại bình thường và độ khúc xạ mắt ổn định.

Cách phòng ngừa cận thị như thế nào?

Để có đôi mắt sáng và khỏe mạnh không bị cận thị, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Thực hiện các động tác thư giãn cho mắt. Nếu phải làm việc trong khoảng thời gian dài, cứ cách 20 phút hãy để mắt nhìn ra xa tầm 2 đến 3 phút hoặc nhẹ nhàng nhắm mắt lại và giữ trong 1 đến 2 phút. Nếu khi mở mắt cảm thấy bị nhòe chứng tỏ mắt bạn đang trong trạng thái mệt mỏi, vì vậy hãy thực hiện các thao tác trên trong khoảng thời gian lâu hơn.
  • Hãy luôn chủ động chớp mắt, đây là hoạt động sinh lý giúp lớp nước mắt được trải đều trên bề mặt của mắt, giúp mắt dễ chịu hơn và giảm căng thẳng. Nhất là những lúc tập trung làm việc phải nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại nhiều sẽ khiến mắt cảm thấy khô. Vì vậy hãy luôn nhớ chớp mắt thường xuyên.
  • Cung cấp đủ ảnh sáng cho mắt: tại nơi làm việc nên được chiếu đầy đủ ánh sáng tự nhiên hoặc có thể sử dụng ánh sáng đèn điện, miễn sao cung cấp đủ ánh sáng trong lúc làm việc.
  • Giữ khoảng cách phù hợp cho mắt: ví dụ dễ thấy nhất là khi đọc sách báo, xem tivi ở khoảng cách gần trong thời gian dài sẽ cảm thấy mỏi mắt vì lúc này mắt phải điều tiết liên tục, tăng khả năng bị cận. Vị vậy cần giữ khoảng cách cho mắt tối thiểu 40-50 cm.
  • Tăng các hoạt động vui chơi ngoài trời: thường xuyên vui chơi ngoài trời sẽ giúp mắt được thư giãn, là một cách hạn chế nguy cơ mắc tật khúc xạ.
  • Khám mắt định kỳ: Thường xuyên đi kiểm tra tình trạng sức khỏe của mắt để được phát hiện các tật khúc xạ nếu có. Nếu không bị cận, hãy dành thời gian mỗi năm 1 lần cùng gia đình đi khám sức khỏe tổng quát, trong đó có kiểm tra mắt. Đối với những ai đã bị cận, cần định kỳ 6 tháng 1 lần đi khám mắt để đo độ cận và thay đổi kính cho phù hợp.
  • Bổ sung nhiều vitamin tốt cho mắt: Có thể cung cấp vitamin cho mắt bằng cách mua thực phẩm hỗ trợ có chứa vitamin A, E, C hoặc ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin tốt cho mắt như: cà rốt, cá hồi, rau xanh, trứng, cà chua, khoai lang, ngô,… Đây đều là những thực phẩm tốt cho mắt dễ dàng mua được mà bạn nên dùng trong mỗi bữa ăn.

Kết luận

Mắt là bộ phận quan trọng và dễ bị tổn thương, nhưng nếu biết cách chăm sóc bạn sẽ bảo vệ mắt luôn khỏe mạnh và không bị cận. Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh cận đã được giải thích chi tiết trong bài viết. Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Xem thêm

10 cách giúp giảm nhẹ triệu chứng đau nhức của bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp không chỉ ảnh hưởng đến khớp mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trên các bộ phận khác của cơ thể như xương, phổi và mắt. Đây là một loại viêm khớp xuất hiện khi các tế bào miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các mô khỏe mạnh. Mặc ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận