Cận thị là một căn bệnh phổ biến ở lứa tuổi học đường và số lượng ngày càng gia tăng. Nhiều người đặt ra câu hỏi cận thị có khỏi được không và làm cách nào để kiểm soát cận thị. Cùng BlogAnChoi tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé!

Trước khi trả lời câu hỏi “Cận thị có khỏi được không?” chúng ta sẽ tìm hiểu một vài vấn đề cơ bản về bệnh cận thị nhé.

Cận thị là gì?

Cận thị được định nghĩa là một tật khúc xạ ở mắt, khi mắc phải bạn sẽ khó nhìn các hình ảnh chi tiết ở xa mà thường phải nheo mắt lại để nhìn, khi đến gần mọi thứ sẽ rõ ràng hơn. Ví dụ như đọc sách, nhìn các vật di chuyển khi đi trên đường,…

Cận thị rất thường gặp ở lứa tuổi học đường do việc học tập, sử dụng công nghệ thông tin, ngồi sai tư thế,…

cận thị là gì
Tỉ lệ cận thị học đường ngày càng gia tăng (Nguồn: Internet).

Cận bao nhiêu độ là nặng?

Để biết cận thị nặng hay nhẹ, ngoài triệu chứng lâm sàng thì chủ yếu cần tới dự hỗ trợ của thiết bị máy móc để đo độ cận. Đơn vị đo là Dioptres (D), nếu bạn thấy kết quả đo có dấu âm (-) có nghĩa là bạn bị cận thị, ngược lại nếu dấu dương (+) là bạn bị viễn thị.

Với độ cận từ – 0,25 (D) đến -3,00 (D) được coi là cận thị nhẹ, độ cận từ – 6,00 (D) trở lên là cận thị nặng. Ở trường hợp cận thị nặng, việc điều trị khó hơn và nguy cơ xuất hiện biến chứng cũng cao hơn. Tùy vào độ cận bạn sẽ phải đeo kính với độ cận và tần suất phù hợp. Việc đeo kính liên tục là không cần thiết với nhiều đối tượng và có thể khiến độ cận tăng lên. Tìm mua gọng kính đẹp độc đáo tại đây.

kính mắt
Bạn cần đeo kính nếu cần thiết (Nguồn: Internet).

Cận thị có khỏi được không?

Cận thị có khỏi được không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra nhưng có lẽ chưa biết đáp án. Một tin không vui là cho tới hiện tại chưa có công bố chính thức nào về việc chữa khỏi vĩnh viễn cận thị. Kể cả sau khi phẫu thuật, nếu bạn không có chế độ luyện tập và sinh hoạt hợp lý để rèn luyện đôi mắt thì không có gì đảm bảo bạn sẽ không bị mắc lại.

Tuy nhiên cũng có một tín hiệu đáng mừng đó là chúng ta có thể kiểm soát được cận thị, ít nhất là làm chậm quá trình tăng độ cận ở những người mắc bệnh. Ai bị cận nhẹ, nếu biết cách kiểm soát có thể không cần đeo kính.

Cách kiểm soát cận thị giúp làm chậm tăng độ cận

Việc kiểm soát độ cận cho mắt rất quan trọng, nếu cận nhẹ, bạn sẽ không cần đeo kính dày, giảm được các biến chứng nguy hiểm sau này cho mắt như bong giác mạc hay đục thủy tinh thể.

Về cơ bản các phương pháp để làm chậm tăng cận sẽ tác động đến cấu trúc cũng như độ tập trung của mắt, từ đó giúp làm giảm sự căng thẳng, mệt mỏi cho mắt. Hạn chế các yếu tố để cận thị tiến triển.

  • Đeo kính mắt: Nhiều phụ huynh có thể lo sợ về vấn đề đeo kính thường xuyên sẽ dẫn đến việc phụ thuộc kính và làm độ cận của con tăng lên. Tuy nhiên, các  nghiên cứu cho thấy nếu bạn không làm gì tình trạng còn tồi tệ hơn. Nhưng đương nhiên, việc sử dụng kính cần đúng mức độ.
  • Hoạt động ngoài trời: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động ngoài trời có liên quan đến tật cận thị. Trẻ em ở trong phòng quá nhiều là không tốt, bé nên hòa mình vào thiên nhiên và ở bên ngoài ít nhất 120 phút mỗi ngày.
  • Thuốc nhỏ mắt Atropin: Thuốc nhỏ mắt Atropin 0,1 % được dùng để làm ngăn quá trình tiến triển của cận thị khá hiệu quả. Thuốc nhỏ mắt có thể sử dụng hàng ngày, thường vào lúc đi ngủ. Tuy nhiên, trong khi dùng cũng nên chú ý đến tác dụng phụ của thuốc.
  • Đảm bảo đủ ánh sáng: Phòng học hay nơi làm việc cần đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo dù quá sáng hoặc quá mờ đều gây ảnh hưởng cho mắt.
  • Chú ý đến khoảng cách: Khi học tập và làm việc cần giữ đúng khoảng cách tối thiểu để bảo vệ mắt. Với màn hình vi tính nên cách ít nhất 60cm, trẻ em nhỏ tuổi nên chú ý khoảng cách với sách vở khoảng 30-40 cm.
  • Tư thế: Việc điều chỉnh đúng tư thế cũng rất quan trọng để kiểm soát cận thị. Không nên đọc sách khi nằm và đi tàu xe hay di chuyển. Điều này tương tự với việc dùng điện thoại. Trong những trường hợp này vì vị trí không ổn định nên mắt rất khó để ổn định tiêu cự. Ngồi thẳng lưng và cổ sẽ giúp bạn tránh được gù vẹo cột sống.
  • Thời gian nghỉ ngơi cho mắt: Bạn không nên làm việc hoặc học tập quá 45 phút mỗi lần. Trong khi làm việc nếu mỏi mắt bạn có thể chớp mắt sẽ làm mắt dễ chịu hơn. Hãy ngủ đủ giấc và cho mắt được nghỉ ngơi.
  • Chế độ ăn và dinh dưỡng: Người cận thị nên bổ sung nhiều vitamin, các vitamin A, B, C, D, E đều tốt cho mắt. Bạn có thể bổ sung nhiều rau, củ quả vào chế độ ăn như cà rốt, cà chua, rau xanh, trái cây tươi, cá biển, ớt,… hoặc bổ sung qua các thực phẩm chức năng đảm bảo chất lượng. Tìm mua các loại vitamin bổ sung cho cơ thể tại đây.
viatmin các loại
Bổ sung vitamin A, B, C, D, E đều rất tốt cho mắt (Nguồn: Internet).

Một số bài viết liên quan cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo:

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi cận thị có khỏi được không và cách để kiểm soát cận thị sao cho khoa học. Hãy giữ thói quen lành mạnh để giữ cho mắt luôn được khỏe mạnh nhé. Tiếp tục theo dõi BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khoẻ bạn nhé!

Xem thêm

9 nguyên nhân đau bụng dưới bên trái ở nữ giới thường gặp

Đau bụng dưới bên trái là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh. Bệnh có thể đơn giản chỉ vài ngày là khỏi, nhưng cũng có những nguyên nhân mà bạn phải tới bệnh viện ngay để đảm bảo an toàn. Vậy cùng BlogAnChoi tìm hiểu để biết nguyên nhân đau bụng dưới bên trái ở nữ giới ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận