Viêm khớp dạng thấp không chỉ ảnh hưởng đến khớp mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trên các bộ phận khác của cơ thể như xương, phổi và mắt. Đây là một loại viêm khớp xuất hiện khi các tế bào miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các mô khỏe mạnh. Mặc dù không có cách để chữa dứt điểm nhưng bạn hoàn toàn có thể uống thuốc kết hợp tập luyện để làm giảm những cơn đau và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng thêm.

1. Yoga

Yoga là một trong số những bài tập nhẹ nhàng và an toàn nhất, đặc biệt là khi bạn mới làm quen với việc vận động cơ thể.

Hãy bắt đầu bằng từ các động tác Yoga cơ bản và đơn giản nhất, hoặc bất cứ động tác nào bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái khi thực hiện. Việc kéo dãn cơ thể với Yoga vừa giúp lưu thông máu vừa tránh gây áp lực lên các khớp bị đau.

Tập yoga (Ảnh: Internet)
Tập yoga (Ảnh: Internet)

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau 8 tuần tập Yoga, cả sức khỏe thể chất và tinh thần của người bị viêm khớp dạng thấp đều có thể được cải thiện. Ngoài ra việc hít thở đều trong khi luyện tập Yoga cũng rất tốt cho phổi, giúp bạn ngăn chặn các biến chứng viêm phổi có thể xảy ra.

2. Thái cực quyền

Thái cực quyền cũng là một lựa chọn tuyệt vời bạn có thể thực hiện khi mắc bệnh VKDT nói riêng và các dạng viêm khớp khác nói chung. Mặc dù cũng là những động tác vận động nhẹ nhàng và chậm rãi, nhưng khác với Yoga làm căng cơ và khớp, Thái cực quyền tập chung vào sự bay bổng, nhẹ nhàng và uyển chuyển. Mục đích chính của việc tập Thái cực quyền đối với những người bị viêm khớp dạng thấp là:

  • Giảm căng thẳng cho cơ thể
  • Cải thiện sự cân bằng
  • Giảm đau
Thái cực quyền (Ảnh: Internet)
Thái cực quyền (Ảnh: Internet)

Thái cực quyền có thể cải thiện khả năng vận động ở hông, đầu gối và mắt cá chân của bạn. Ngoài ra, nó còn đòi hỏi sự kết hợp giữa trí óc và cơ thể, giúp bạn tăng cảm nhận về bản thân, cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm căng thẳng.

3. Thiền

Đừng nghĩ thiền chỉ là phương pháp tập thể dục cho trí óc. Việc thả lỏng và thư giãn cơ thể trong lúc ngồi thiền cũng rất hiệu quả trong việc đối phó với những cơn đau. Bạn có thể thử các kỹ thuật sau để kiểm soát cơn đau do bệnh VKDT:

  • Tưởng tượng trong tâm trí rằng mình thư giãn và khỏe mạnh
  • Hít thở sâu
  • Ngồi đúng tư thế, thẳng lưng, thả lỏng cổ, vai, gáy
Tập thiền (Ảnh: Internet)
Tập thiền (Ảnh: Internet)

4. Châm cứu

Châm cứu từ trước đến nay vẫn luôn là một trong những phương pháp điều trị nổi tiếng cho các bệnh về đau cơ khớp, được nhiều người tin tưởng sử dụng. Việc đâm những cây kim nhỏ vào khu vực bị đau có thể giúp giảm áp lực và thông kinh huyệt cho bạn.

Châm cứu (Ảnh: Internet)
Châm cứu (Ảnh: Internet)

5. Mát xa

Mát-xa sẽ là lựa chọn thay thế lý tưởng nếu bạn không muốn châm cứu. Khi mát-xa, việc kích thích vào các điểm huyệt cũng có tác dụng giúp cơ thể thư giãn tương tự như châm cứu, tuy nhiên tác dụng có thể đến chậm và bạn cần kiên trì mát-xa trong thời gian dài.

Mát xa (Ảnh: Internet)
Mát xa (Ảnh: Internet)

6. Liệu pháp nóng và lạnh

Các liệu pháp điều trị nóng lạnh từ lâu đã được áp dụng như một hình thức vật lý trị liệu giúp cơ thể thư giãn và thải độc. Bạn có thể chọn phương pháp điều trị nóng như dùng đệm sưởi, xông hơi hoặc ngâm bồn nước nóng. Hoặc các phương pháp điều trị lạnh như chườm đá trực tiếp lên vùng bị đau giúp làm tê và giảm viêm tức thời.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh (Ảnh: Internet)
Chườm nóng hoặc chườm lạnh (Ảnh: Internet)

7. Dùng thuốc đặc trị

Thuốc chắc chắn sẽ là phương pháp điều trị không thể thiếu với bất kỳ chứng bệnh nào. Tuy nhiên việc uống thuốc cũng có nhiều hạn chế và tác dụng phụ nếu không thực hiện đúng cách, vì vậy hãy uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, uống đúng thuốc, đúng liều và uống khi thật sự cần thiết.

Uống thuốc (Ảnh: Internet)
Uống thuốc (Ảnh: Internet)

8. Dùng thực phẩm chức năng

Mặc dù không đánh thẳng vào tác nhân gây bệnh như thuốc đặc trị nhưng các loại thực phẩm chức năng vẫn rất tốt trong việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn và thậm chí giúp hạn chế những tác dụng phụ của thuốc gây ra. Một số loại thực phẩm chức năng nên dùng cho người bị viêm khớp là dầu cá omega 3.

Dầu cá omega 3 (Ảnh: Internet)
Dầu cá omega 3 (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh trường hợp cơ thể không hấp thu một số dưỡng chất theo đường uống hoặc tương tác với các loại thuốc khác đang dùng.

9. Thay đổi lối sống

Lối sống lành mạnh rất quan trọng, trực tiếp giúp bạn giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp cũng như nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Bạn nên duy trì (hoặc bắt đầu) những thói quen lành mạnh sau đây càng sớm càng tốt:

  • Không hút thuốc lá, tránh xa môi trường có khói thuốc
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ
  • Giảm căng thẳng về tâm lý, đừng quá lo lắng khi mắc bệnh
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo, ít đồ ngọt và đồ cay nóng
Chế độ ăn lành mạnh (Ảnh: Internet)
Chế độ ăn lành mạnh (Ảnh: Internet)

10. Dùng thuốc giảm đau tại chỗ

Thuốc giảm đau tại chỗ có thể được bôi trực tiếp lên vùng da xung quanh khớp ở bàn tay và đầu gối. Các loại thuốc bôi này thường có dạng kem, gel, thuốc xịt hoặc miếng dán.

Dùng thuốc giảm đau tại chỗ (Ảnh: Internet)
Dùng thuốc giảm đau tại chỗ (Ảnh: Internet)

Những thành phần giảm đau khi được hấp thụ qua da sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và thuận tiện cho việc vận động, tập luyện hơn.

Trên đây là những cách giúp giảm triệu chứng đau nhức do bệnh VKDT. Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Xem thêm

Bệnh cúm cà chua là gì? Triệu chứng, đường lây truyền và cách phòng tránh

Kể từ khi COVID-19 được tuyên bố là đại dịch toàn cầu, mọi người đã lo ngại hơn bao giờ hết về các mối đe dọa tiềm ẩn của dịch bệnh. Bệnh mới nhất xuất hiện gần đây được gọi là "bệnh cúm cà chua" và đã ảnh hưởng đến hơn 100 trẻ em ở Ấn Độ.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận