Các cơn thèm ăn thường xuyên và dai dẳng có thể là một trong những rào cản lớn khiến quá trình duy trì cân nặng khỏe mạnh hoặc giảm cân bị trì trệ. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này vì có rất nhiều cách có thể hỗ trợ làm giảm sự thèm ăn và giúp bạn no lâu hơn. Dưới đây là 11 cách kiểm soát cơn thèm ăn giúp quá trình giảm cân thêm hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Uống nước trước bữa ăn

Uống nước trước bữa ăn có thể làm giảm cơn thèm ăn và lượng calo nạp vào một cách hiệu quả. Nguyên nhân là vì uống nước giúp khiến dạ dày bị đầy, từ đó truyền tín hiệu “no” đến não. Các nghiên cứu cũng cho thấy uống 1 cốc nước trước khi ăn 20 phút có thể giúp giảm cơn đói và giảm lượng calo tiêu thụ trong bữa ăn. Chiến lược đơn giản này có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả.

Uống nước trước bữa ăn
Uống nước trước bữa ăn có thể làm giảm cơn thèm ăn và lượng calo nạp vào (Ảnh: Internet)

2. Ăn nhiều chất xơ hơn

Tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ cũng là cách hiệu quả để giảm cơn thèm ăn. Nguyên nhân là vì chúng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, thúc đẩy cảm giác no và giảm hormone gây đói. Ngoài ra, chất xơ còn giúp ngừa táo bón, giảm cholesterol, ổn định lượng đường trong máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch,…

Ăn nhiều chất xơ hơn
Tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ cũng là cách hiệu quả để giảm cơn thèm ăn (Ảnh: Internet)

3. Chế độ ăn giàu protein

Chế độ ăn giàu protein có thể làm giảm sự thèm ăn, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều. Các thực phẩm cung cấp protein chất lượng cao mà bạn có thể tham khảo gồm: ức gà, trứng, cá hồi, sữa chua, hạt diêm mạch, các loại đậu,…

Chế độ ăn giàu protein
Chế độ ăn giàu protein có thể làm giảm sự thèm ăn, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều (Ảnh: Internet)

4. Lên kế hoạch cho các bữa ăn

Lên kế hoạch cho bữa ăn có thể làm giảm đáng kể tình trạng ăn uống quá nhiều. Khi bạn đã chuẩn bị một bữa ăn hay đồ ăn nhẹ cân bằng và lành mạnh từ trước, bạn sẽ ít có khả năng tìm đến những món ăn nhanh thiếu lành mạnh khi đói. Chiến lược này giúp khẩu phần ăn của bạn luôn ổn định, hạn chế tình trạng “ăn uống vô độ” đồng thời đảm bảo bạn luôn có đủ đồ ăn bổ dưỡng cho cả ngày.

Lên kế hoạch cho các bữa ăn
Lên kế hoạch cho bữa ăn có thể kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể, hạn chế tình trạng “ăn uống vô độ” đồng thời đảm bảo bạn luôn có đủ đồ ăn bổ dưỡng cho cả ngày (Ảnh: Internet)

5. Nhai kỹ thức ăn

Thói quen nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt không chỉ làm giảm áp lực lên dạ dày và đường ruột mà còn giúp bạn cảm thấy no lâu, hạn chế cơn thèm ăn. Các nghiên cứu cũng cho thấy việc nhai kỹ trước khi nuốt có thể làm giảm cơn đói và lượng thức ăn tiêu thụ. Ngoài ra, nhai kỹ thức ăn còn giúp làm chậm quá trình ăn uống, cho phép não bạn ghi nhận tín hiệu no hiệu quả hơn, ngăn ngừa tình trạng tiêu thụ quá nhiều thức ăn.

Nhai kỹ thức ăn
Nhai kỹ thức ăn không chỉ làm giảm áp lực lên dạ dày và đường ruột mà còn giúp bạn cảm thấy no lâu, hạn chế cơn thèm ăn (Ảnh: Internet)

6. Thêm chất béo lành mạnh vào chế độ ăn uống của bạn

Bạn lo lắng ăn các thực phẩm giàu chất béo sẽ khiến cơ thể thêm “phì nhiêu”, khó giảm cân? Đừng quá lo, việc thêm chất béo lành mạnh (có trong bơ, các loại hạt, dầu ô liu, cá béo,…) vào bữa ăn một cách hợp lý sẽ mang đến những lợi ích bất ngờ đấy. Cụ thể, các chất béo lành mạnh này sẽ giúp kích thích sản xuất oleoylethanolamide (OEA) trong ruột non và oleoylethanolamide sẽ gửi tín hiệu no đến não. OEA cũng giúp giảm cảm giác thèm ăn, thúc đẩy giảm cân và hạ thấp lượng cholesterol trong máu.

Thêm chất béo lành mạnh vào chế độ ăn uống của bạn
Thêm chất béo lành mạnh vào chế độ ăn uống của bạn một cách hợp lý sẽ giúp kích thích sản xuất oleoylethanolamide (OEA) trong ruột non, khiến bạn dễ thấy no và giảm cảm giác thèm ăn (Ảnh: Internet)

7. Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng mãn tính có thể làm tăng mức cortisol, dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn và thèm các loại thực phẩm có nhiều calo. Do đó, kiểm soát mức độ căng thẳng có thể giúp ích trong việc kiểm soát cơn thèm ăn. Thực hành hít thở sâu, thiền hoặc yoga,…là những kỹ thuật giảm căng thẳng phổ biến và hiệu quả. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, tăng kết nối xã hội cũng có thể giúp kiểm soát căng thẳng và giảm xu hướng ăn uống theo cảm xúc.

Kiểm soát mức độ căng thẳng
Kiểm soát mức độ căng thẳng có thể giúp ích trong việc kiểm soát cơn thèm ăn (Ảnh: Internet)

8. Ngủ đủ giấc

Phần lớn mọi người đều biết giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe cơ thể. Một giấc ngủ chất lượng có thể mang đến nhiều lợi ích và một trong số đó là giúp kiểm soát cơn thèm ăn. Mỗi đêm, khi bạn ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản xuất nhiều leptin – một chất giúp ức chế cảm giác thèm ăn, đồng thời làm giảm “hormone đói” ghrelin. Ngược lại, khi bạn thiếu ngủ, hormone ghrelin tăng còn leptin sẽ bị suy giảm, từ đó làm tăng cảm giác đói và kích thích mong muốn ăn những món giàu calo. Như vậy, ngủ đủ giấc mỗi đêm có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn và ngăn ngừa việc ăn quá nhiều.

Ngủ đủ giấc mỗi đêm
Ngủ đủ giấc mỗi đêm có thể kiểm soát cơn thèm ăn nhờ làm giảm “hormone đói” ghrelin và tăng sản xuất nhiều leptin – một chất tạo cảm giác no (Ảnh: Internet)

9. Tránh để cơ thể quá đói

Ăn đúng cữ và hạn chế để cơ thể quá đói là cách để giảm cơn thèm ăn hiệu quả. Việc để cơ thể quá đói khiến cơn thèm ăn trở nên trầm trọng và điều này có thể dẫn đến việc khó kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ. Để giải quyết điều này, bạn nên ăn đúng cữ, không bỏ bữa, thực hiện chế độ ăn cân bằng và nên chuẩn bị một ít thức ăn lành mạnh (trái cây, các loại hạt,…) để ăn khi cảm thấy đói dù chưa đến bữa chính.

Tránh để cơ thể quá đói
Ăn đúng cữ và hạn chế để cơ thể quá đói là cách để giảm cơn thèm ăn hiệu quả (Ảnh: Internet)

10. Tập thể dục thường xuyên

Mọi người thường cho rằng các hoạt động thể chất có thể khiến cơ thể nhanh tiêu hao năng lượng và gây đói. Tuy nhiên, khoa học cũng chỉ ra rằng, tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là các bài tập cường độ cao, có thể giúp kiểm soát cơn thèm ăn. Nguyên nhân là vì tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm mức ghrelin (hormone đói) và tăng peptide YY (hormone chán ăn) cũng như tăng độ nhạy leptin, từ đó làm giảm cơn thèm ăn và duy trì cảm giác no. Tuy nhiên, cần lưu ý, thời gian và cường độ luyện tập phải phù hợp với sức khỏe cơ thể, tốt nhất là nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc huấn luyện viên để được tư vấn.

Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là các bài tập cường độ cao, có thể giúp kiểm soát cơn thèm ăn (Ảnh: Internet)

11. Đánh răng sau bữa ăn

Không chỉ có tác dụng làm sạch, đánh răng sau bữa ăn đánh răng còn có thể giúp làm giảm cảm giác thèm ăn bằng cách báo hiệu với não rằng giờ ăn đã kết thúc. Ngoài ra, hương bạc hà mát lạnh của kem đánh răng cũng có thể khiến bạn cảm thấy đồ ăn kém hấp dẫn hơn. Thói quen đơn giản này sẽ hỗ trợ kiểm soát khẩu phần ăn và tránh ăn vặt không cần thiết, từ đó kiểm soát được lượng thức ăn đi vào cơ thể, ngăn ngừa tăng cân, béo phì.

Đánh răng sau bữa ăn
Đánh răng sau bữa ăn có thể giúp làm giảm cảm giác thèm ăn bằng cách báo hiệu với não rằng giờ ăn đã kết thúc (Ảnh: Internet)

Bạn có thể quan tâm:

Xem thêm

Chế độ ăn kiêng Paleo và Keto: Đâu là chế độ phù hợp với bạn?

Ăn kiêng luôn là giải pháp nhiều người nghĩ đến đầu tiên để có cân nặng và thân hình như mong muốn. Có nhiều chế độ ăn kiêng được truyền tai nhau trong đó hai chế độ ăn kiêng phổ biến hiện nay là Keto và Paleo.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận