Khi bị sốt xuất huyết tuyệt đối đừng tự ý nghỉ ngơi tại nhà và áp dụng các phương pháp chăm sóc tuỳ tiện sẽ nguy hiểm có thể xảy đến với tính mạng của bạn. Cùng BlogAnChoi tham khảo 7 cách điều trị sốt xuất huyết sai lầm nguy hiểm tính mạng để cùng phòng tránh nha! 

Sơ lược về bệnh sốt xuất huyết

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh sốt xuất huyết ở người lớn và cả trẻ nhỏ. Trong bài viết trước, BlogAnChoi đã cung cấp rất kĩ lưỡng những nguyên nhân gây nên căn bệnh này.

Bạn có thể tham khảo bài viết sau để rõ hơn: 5 nguyên nhân sốt xuất huyết mọi người cần chú ý

điều trị sốt xuất huyết
Nguyên nhân gây sốt xuất huyết chủ yếu vẫn là do muỗi (ảnh: Internet)

Khi bạn nhận thấy có những biểu hiện sau, có thể bệnh sốt xuất huyết đã ghé thăm bạn. Việc xác định rõ các triệu chứng sẽ có lợi rất nhiều trong điều trị.

Sốt xuất hiện thường có các biểu hiện thông thường như: Sốt cao và đột ngột từ 38 – 40 độ, đau đầu và đau khắp mình, chán ăn, nôn mửa, đi ngoài ra máu, xuất hiện xuất huyết dưới da. Đối với trẻ nhỏ, sẽ có thêm các triệu chứng chấm đỏ trên da, mặt, chảy máu cam, đau bụng dữ dội.

điều trị sốt xuất huyết
Sốt cao, liên tục, đau đầu…là những triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết (ảnh: Internet)

Ngay khi có các dấu hiệu này trên cơ thể, bạn cần đến cơ sở y tế tốt khám và tiến hành các phương pháp điều trị kịp thời. Nếu bạn tự ý áp dụng các cách điều trị sốt xuất huyết dân gian hoặc theo cảm quan thì sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng. 

7 cách điều trị sốt xuất huyết sai lầm bạn cần tránh 

Như BlogAnChoi đã nói ở trên, sốt xuất huyết nguy hiểm, việc theo dõi điều trị tốt nhất vẫn cần có bác sĩ. Vì vậy, bạn cần chú ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.

1. Tự chẩn đoán bệnh thay vì đến bệnh viện xét nghiệm

Để xác định chính xác những cơn sốt của bạn có phải là sốt xuất huyết hay không, bạn không thể đoán mò mà cần phải có kết quả xét nghiệm. Quá trình xét nghiệm này được chia thành nhiều lần.

điều trị sốt xuất huyết
Thay vì đến bệnh viện để xét nghiệm, rất nhiều bạn chỉ đi khám và uống thuốc (ảnh: Internet)

Thông thường, các bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm 1 ngày hoặc 2 ngày sau sốt để có cách điều trị đúng hướng. Kể từ ngày thứ tư bị sốt, nên xét nghiệm lại một lần nữa để theo dõi tiểu cầu. Các xét nghiệm này giúp bác sĩ bám sát được tình trạng bệnh và tránh được các trường hợp co giật, xuất huyết não gây nguy hiểm.

2. Tự ý áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà

Thực tế có rất nhiều trường hợp người bị bệnh sốt xuất huyết tự ý điều trị tại nhà và không lường trước được những hậu quả có thể xảy ra. Một số người khác thì áp dụng các kinh nghiệm chăm sóc dân gian dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.

điều trị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết rất nguy hiểm, vì vậy, tuyệt đối không được điều trị tại nhà (ảnh: Internet)

Vì vậy, khi có các dấu hiệu mệt mỏi của sốt xuất huyết, bạn cần đến bệnh viện uy tín để khám và điều trị tại bệnh viện.

3. Dùng thuốc hạ sốt tuỳ tiện

Hầu hết người bị sốt xuất huyết khi bị sốt cao đều tìm cách để hạ sốt nhanh bằng thuốc hạ sốt. Theo lời khuyên của các bác sĩ, sốt xuất huyết là là sốt do virus nên nhiệt độ giảm rồi lại tăng cao ngay tức thì. Vì thế, khi sốt quá cao, bạn không nên dùng thuốc quá liều. Việc dùng thuốc quá liều có thể gây tổn thương cho gan.

điều trị sốt xuất huyết
Uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn và dùng các phương pháp hạ sốt khác an toàn (Internet)

Phương pháp tốt nhất là bạn nên dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của các bác sĩ điều trị. Mức độ dùng thuốc hạ sốt cho phép là từ 4 – 5 lần trong một ngày và cách nhau khoảng 5 giờ.

Lưu ý, bạn cần tránh dùng thuốc aspirin, ibuprofen khi bị sốt xuất huyết mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Hai loại thuốc này nếu sử dụng không đúng cách dễ dẫn đến tình trạng chảy máu trong, gây xuất huyết dạ dày. Một số người bệnh có thể trạng yếu, sốt dài ngày sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng, vì vậy, nếu bạn hay người nhà bị sốt xuất huyết, bạn nên chú ý vấn đề này.

điều trị sốt xuất huyết
Tránh dùng thuốc không mà không hỏi ý kiến bác sĩ (ảnh: Internet)

Mọi loại thuốc bạn sử dụng trong quá trình điều trị cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không được sử dụng tuỳ tiện.

Bên cạnh cách hạ sốt bằng thuốc, người bệnh cần mặc đồ mỏng, nhẹ nhàng và nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát. Có thể chườm hoặc dùng khăn ấm để lau khắp người.

Để giảm sốt, người nhà nên cho bệnh nhân mặc đồ mỏng, nằm nơi thoáng mát, chườm khăn có thấm nước ấm.

4. Không giữ gìn vệ sinh cá nhân và lười ăn uống khi bị sốt

Thông thường khi bị sốt, đặc biệt là sốt xuất huyết, cơ thể người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi. Dù vậy, bạn cũng đừng nên bỏ qua việc giữ gìn vệ sinh cá nhân nhé!

Bạn có thể tắm bằng nước ấm, giữ vệ sinh răng miệng, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và cơ thể. Bên cạnh đó, hãy cố gắng uống thật nhiều nước dù dịch để tránh việc mất nước.

điều trị sốt xuất huyết
Đừng mãi nằm trên giường, hãy tắm hoặc lau người bằng nước ấm để cơ thể thoải mái hơn (ảnh: Internet)

Ăn uống đầy đủ chất và giữ cơ thể luôn thoải mái, sạch sẽ là một trong những phương pháp điều trị khoa học giúp bạn nhanh lành bệnh.

5. Cạo gió theo phương pháp dân gian

Rất nhiều người có thói quen cạo gió theo phương pháp dân gian mỗi khi bị sốt, cảm lạnh hay đau đầu. Thật ra việc cạo gió bằng tay và dầu nóng sẽ dễ dẫn đến tổn thương các cơ, gây giãn mạch và nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh hơn.

điều trị sốt xuất huyết
Cạo gió chỉ làm tổn thương các cơ mà không mang lại lợi ích gì cả (ảnh: Internet)

Tuyệt đối đừng áp dụng phương pháp dân gian này nhé, không hiệu quả mà còn có hại nữa.

6. Tự ý truyền dịch tại nhà mà không hỏi ý kiến bác sĩ 

Thông thường, khi bị sốt xuất huyết, người nhà bệnh nhân thường tự ý truyền dịch và cho răng đây là phương pháp tốt để nhanh khỏi bệnh. Thật ra quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Khi bị sốt cao, phản ứng của cơ thể rất mạnh vì vậy, truyền dịch sẽ rất dễ dẫn đến bị sốc. Hơn nữa, vào giai đoạn sau của sốt xuất huyết, nếu bạn truyền dịch thì có thể sẽ gây phù phổi và dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Tốc độ truyền dịch như thế nào, sử dụng dịch truyền gì cũng cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Khi không có đủ các kiến thức về y khoa thì chúng ta cần cẩn trọng trước mọi cách điều trị thông thường.

7. Chủ quan khi có dấu hiệu thuyên giảm các cơn sốt

Thông thường, từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 của quá trình điều trị, người bệnh khi được chăm sóc đúng cách sẽ bắt đầu hạ sốt và khoẻ hơn. Đây cũng là thời điểm mà bản thân người bị sốt xuất huyết và người nhà trở nên chủ quan, không theo dõi kĩ các biểu hiện khác.

điều trị sốt xuất huyết
Vẫn có những biến chứng không thể ngờ tới mặc dù bệnh đã thuyên giảm, vì vậy, đừng chủ quan (ảnh: Internet)

Thực ra, khoảng thời gian này, người bị sốt xuất huyết lại dễ bị sốc, co giật và có thể xuất hiện tình trạng giảm tiêu cầu. Biểu hiện thường thấy là chảy máu chân răng, chảy máu cam. Nếu không theo dõi thường xuyên, rất dễ xuất huyết nội tạng và dẫn đến tử vong.

Vì vậy, bạn chú ý không được chủ quan ngay cả khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm nhé! 

Đặt mua một chiếc nhiệt kế trên Tiki để theo dõi nhiệt độ cơ thể  

Hi vọng sau khi tham khảo bài viết của BlogAnChoi, bạn có thể tránh được những sai lầm thường gặp và nhanh phục hồi sức khoẻ. Đừng quên truy cập chuyên mục Sức khoẻ của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình nhé!

Chúc bạn luôn khoẻ mạnh!

 

Xem thêm

Hay đau bụng đi ngoài cảnh báo bệnh gì?

Việc hay đau bụng đi ngoài bất thường chắc chắn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp vấn đề xấu. Hãy cùng BlogAnChoi phân tích xem đây là triệu chứng của bệnh nào để kịp thời chữa trị nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận