Tiểu đường là bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến sự chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Khi cơ thể có những triệu chứng liên tục và kéo dài như tiểu nhiều, khát nước, vết thương lâu lành,… thì nên đi khám bác sĩ. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu kỹ hơn về bệnh tiểu đường.

Sponsor

1. Khái niệm và phân loại bệnh tiểu đường

Khái niệm bệnh tiểu đường

Tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) là bệnh mãn tính với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng, tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất với đặc điểm là tăng glucose huyết do cơ thể không tạo đủ insulin hoặc tác động của insulin không bình thường.

Theo Liên đoàn tiểu đường thế giới (International Diabetes Federation, IDF) thống kê năm 2021, khoảng 537 triệu người trưởng thành (20-79 tuổi) đang chung sống với bệnh tiểu đường. Số người mắc bệnh tiểu đường dự kiến ​​sẽ tăng lên 643 triệu vào năm 2030 và 783 triệu vào năm 2045 .

Phân loại bệnh tiểu đường

  • Tiểu đường type 1: Do tế bào beta tụy bị phá hủy nên làm thiếu insulin.
  • Tiểu đường type 2: Do chức năng của tế bào beta tụy bị suy giảm, đề kháng insulin.
  • Tiểu đường thai kỳ: Được chẩn đoán trong thai kỳ và không mắc tiểu đường type 1 và type 2 trước đó.
Phân loại bệnh tiểu đường (Nguồn: Internet).
Phân loại bệnh tiểu đường (Nguồn: Internet).

2. Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Hãy đến bác sĩ để kiểm tra lượng đường trong máu nếu cơ thể có những triệu chứng sau:

  • Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều (thường xuyên về đêm)
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Da khô, ngứa bàn tay hoặc bàn chân, tê bì
  • Vết thương lâu lành hoặc nhiễm trùng nhiều hơn bình thường
  • Mệt mỏi
Triệu chứng của bệnh tiểu đường (Nguồn: Internet).
Triệu chứng của bệnh tiểu đường (Nguồn: Internet).

Triệu chứng của tiểu đường type 1

Phát triển trong vài tuần hoặc vài tháng với 4 biểu hiện điển hình:

  • Nhanh đói và mệt: Tế bào trong cơ thể sử dụng glucose để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động, tuy nhiên tế bào cần có insulin để hấp thu glucose. Nếu cơ thể của bạn không có hoặc tạo không đủ insulin thì nồng độ glucose trong máu không đủ, do đó không đủ năng lượng cho cơ thể nên bạn sẽ nhanh đói và mệt.
  • Tiểu nhiều và luôn khát nước: Người bình thường đi tiểu khoảng 4 đến 7 lần trong 24 giờ còn người bị tiểu đường sẽ đi nhiều lần hơn. Cơ thể bình thường sẽ tái hấp thu glucose khi đi qua thận, còn người bị tiểu đường thì lượng đường trong cơ thể cao nhưng thận không tái hấp thu tất cả trở lại dẫn đến lượng nước tiểu nhiều làm cho bạn đi tiểu nhiều và khát nước.
  • Khô miệng và ngứa da: Do đi tiểu nhiều cơ thể mất đi lượng nước để giữ ẩm cho da nên làm cho da khô và ngứa.
  • Suy giảm thị lực: Do cơ thể đào thải nhiều chất lỏng nên làm cho thủy tinh thể của mắt bị sưng dẫn đến mờ mắt.

Triệu chứng của tiểu đường type 2

Bệnh diễn tiến âm ỉ, ít triệu chứng chỉ được phát hiện vô tình khi xét nghiệm đường huyết, có những vết thương lâu lành hoặc nhiễm trùng nấm men (nhiễm trùng ở những nết gấp da có độ ẩm như kẽ ngón tay chân, dưới ngực hoặc xung quanh có quan sinh dục).

Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ

Lượng đường cao khi mang thai, cảm thấy khát và đi tiểu nhiều hơn bình thường, được phát hiện chủ yếu bằng xét nghiệm đường huyết.

Tiểu đường thai kỳ (Nguồn: Internet).
Tiểu đường thai kỳ (Nguồn: Internet).

3. Yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

  • Tiểu đường type 1: Tiền sử gia đình (trong gia đình đã có người mắc bệnh tiểu đường typ 1), tuổi ( có thể mắc bệnh ở mọi độ tuổi).
  • Tiểu đường type 2: Nguy cơ sẽ mắc tiểu đường type 2 nếu bị thừa cân, trên 45 tuổi, bị tiền tiểu đường, ít tập thề dục ( dưới 3 lần/tuần), đã bị tiểu đường thai kỳ, gan nhiễm mỡ (nếu không do bia rượu.
  • Tiểu đường thai kỳ: Đã bị tiểu đường thai kỳ lần trước, gia đình có người bị tiểu đường type 2, trên 25 tuổi, thừa cân, bị buồng trứng đa nang.

4. Điều trị và phòng ngừa tiểu đường

Nếu bị tiểu đường type 1 thì cần điều trị bắt buộc bằng insulin suốt đời vì cơ thể không tự tạo được insulin và kết hợp chế độ ăn uống, còn nếu tiểu đường type 2 thì có thể kiểm soát bằng chế độ ăn uống, tập luyện hoặc có thể dùng thuốc uống.

Về phòng ngừa thì tiểu đường type 1 không có cách phòng ngừa, type 2 thì cần chú trọng chế độ ăn uống và tập luyện.

Bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa, cần chủ động đi khám khi có các dấu hiệu trên. Dù bị mắc tiểu đường nhưng bạn vẫn có cuộc sống đầy đủ do đó cần lập kế hoạch và quản lý chặt chẽ bằng chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc đúng quy định. Hãy theo dõi chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn mỗi ngày.

Một số bài viết có liên quan bạn có thể tham khảo:

Một số tài liệu tham khảo:

  • idf.org
  • cdc.gov
  • WebMD
Sponsor
Xem thêm

Vì sao người gầy cũng bị mỡ máu cao? Nguyên nhân và cách phòng ngừa mỡ máu cao

Bạn nghĩ rằng chỉ những người béo mới có thể bị mỡ máu cao, nhưng điều này không đúng! Người gầy cũng có thể bị mỡ máu cao và tổn thương sức khỏe của họ không kém gì những người béo. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này hay chứ?
Có 3 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

2 BÌNH LUẬN

  1. Tớ hy vọng các bạn có thể đóng góp ý kiến và chia sẻ cảm nhận của mình để chúng ta cùng nhau xây dựng nội dung bài viết tốt hơn.

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(