Mang thai là một hành trình vất vả của các mẹ bầu, cơ thể thay đổi và kèm theo đó là các bệnh có thể xuất hiện làm chị em phụ nữ rất mệt mỏi và ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe. Sau đây là 6 bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai và phương pháp điều trị.
Giai đoạn mang thai rất nhạy cảm và sức đề kháng yếu, nội tiết tố giảm và rối loạn nên hay gặp các bệnh điển hình. Tuy nhiên trong giai đoạn mang thai phải cực kì cẩn trọng trong việc dùng thuốc hay thực phẩm chức năng bổ sung. Tùy vào từng bệnh và từng giai đoạn có các loại thuốc điều trị phù hợp. Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, không nên tự ý sử dụng rất nguy hiểm.
Sau đây là một số bệnh thường gặp và thuốc điều trị an toàn cho phụ nữ mang thai
1. Bệnh cảm cúm
Đối với bệnh lí về hô hấp ở phụ nữ có thai, ưu tiên các biện pháp lành tính như chườm, dán hạ sốt bằng Đông y, ngoài ra có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol, nếu buộc phải uống kháng sinh thì dùng nhóm macrolid, betalactam, kháng histamine (Loratadin, citirizin), long đờm dùng acetylcytein, ngậm ho dòng thảo dược, siro ho quất, húng chanh, chanh hoặc siro ho bảo thanh.
Tăng sức đề kháng bằng vitamin C, tinh dầu tỏi, cao cúc nhím….
Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lí ấm.
2. Bệnh dạ dày và trào ngược dạ dày
Thai phụ có tiền sử mắc bệnh hoặc thai nhi càng lớn càng dễ gặp vì có hiện tượng chèn ép các bộ phận trong ổ bụng.
Có thể giảm đau và giảm co thắt bằng Aleverin hoặc drotaverin. Giảm ợ hơi và ợ chua bằng thuốc dạ dày antacid, nếu không đỡ có thể sử dụng omeprazole.
3. Tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy dù là phụ nữ có thai hay người bình thường đều phải ngay lập tức bù nước và điện giải bằng Oresol kèm men vi sinh và kẽm vì tiêu chảy làm mất nước rất nhanh, cơ thể sẽ bị thiếu nước và kiệt sức.
Nếu đau bụng quá có thể cho thuốc giảm đau co thắt. Nếu muốn giảm tiêu chảy nên sử dụng thuốc cầm tiêu chảy smecta (Là loại đất sét tự nhiên hoạt tính bao gồm nhôm kép và magie silicat).
4. Táo bón
Táo bón hay gặp ở phụ nữ mang thai vì thân nhiệt cao nên sinh nhiệt gây táo bón, thêm nữa là khi mang thai thường bổ sung canxi và sắt càng dễ gây táo bón hơn.
Phụ nữ mang thai bị táo bón nên ưu tiên dùng thuốc nhuận tràng thẩm thấu để an toàn (sorbitol, lactulose, forlac) nhưng không được lạm dụng, nếu nặng hơn thì thụt bằng glycerin.
Phụ nữ mang thai cần ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, bổ sung thêm men vi sinh có inulin.
5. Các vấn đề ngoài da (mẩn da, ngứa, côn trùng đốt,…)
Nếu ngứa nhiều quá có thể uống histamine, ưu tiên các biện pháp bôi ngoài da như rau má, nghệ,… Nếu nặng hơn cần dùng kháng sinh, chống viêm hoặc kháng nấm (như cotrimazole) bôi mỏng ngoài da.
6. Các bệnh về phụ khoa
Phụ nữ có thai nội tiết tố thay đổi nên dễ mắc bệnh lí về phụ khoa. Nên ưu tiên đặt thuốc âm đạo và uống lợi khuẩn để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Phụ nữ mang thai cũng hay bị nhiễm trùng đường tiểu, nên ưu tiên uống lợi khuẩn điều trị hai trong một.
- Thuốc đặt âm đạo có thể sử dụng: Canesten (cotrimazole), polygynax,…
- Dung dịch vệ sinh có thể dùng trầu không, PH care, saphorelle,…
- Lợi khuẩn uống thì có Optibac tím, Blackmores…
Lưu ý: Nội tiết tố thay đổi thì có thể dùng vitamin E, vừa chống oxi hóa mạnh, vừa đẹp da lại tốt cho em bé. Thực phẩm cho bà bầu quan trọng nhất vẫn là ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng các loại thức ăn để giàu vitamin và khoáng chất. Thường ba tháng đầu thai kì là thời điểm nhạy cảm nhất, em bé trong bụng mẹ phụ thuộc chủ yếu vào nội tiết tố của mẹ để phát triển ống thần kinh và tế bào. Acid folic và sắt rất quan trọng, có thể bổ sung thêm vitamin tổng hợp. Giai đoạn sau trẻ phát triển toàn diện về não bộ lẫn thể chất nên cần bổ sung thêm DHA và canxi để giúp cơ thể mẹ bầu có sức đề kháng tốt nhất, tránh mắc phải các bệnh này.
Mời bạn xem thêm các bài liên quan:
- [Góc cảnh báo] Dịch đau mắt đỏ bùng phát – triệu chứng và cách phòng tránh
- 3 bước xử trí giúp bệnh tay chân miệng nhanh khỏi và không để lại sẹo
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Các bạn ơi, hãy cho mình biết ý kiến về bài viết này nhé!