Bạn đang học tiếng Nhật và gặp khó khăn trong việc ghi nhớ Kanji? Đừng lo, hãy cùng BlogAnChoi thực hành thử những cách học Kanji hữu ích sau đây. Những mẹo này vừa không mất quá nhiều công sức, lại vừa đảm bảo giúp việc học của bạn sẽ trở nên đơn giản và thú vị hơn rất nhiều.

Sponsor

1. Học bộ thủ thật kỹ

Chữ Kanji thường được cấu tạo từ một hoặc nhiều phần nhỏ hơn gọi là các bộ thủ, trong đó mỗi bộ thủ sẽ chứa đựng một hàm ý riêng. Nắm rõ các bộ thủ sẽ giúp việc đọc hiểu chữ Hán trở nên dễ dàng hơn bởi bạn sẽ biết được một chữ được cấu tạo như thế nào. Ví dụ như chữ (Mộc) là cây, hai cây 林 (Lâm) nghĩa là rừng thưa, còn ba cây 森 (Sâm) thì là rừng rậm.

Nắm vững bộ thủ là ưu tiên hàng đầu khi học Kanji (Ảnh: Internet)
Nắm vững bộ thủ là ưu tiên hàng đầu khi học chữ Kanji (Ảnh: Internet)

Có tất cả 214 bộ thủ thường dùng trong các ký tự Kanji. Tuy nhiên, bạn không cần thiết phải học tất cả các bộ thủ cùng lúc. Hãy chia nhỏ bài học ra tương ứng với thời gian rảnh rỗi của bạn và đảm bảo ôn tập lại đầy đủ những phần đã học trước khi chuyển sang học những bộ thủ tiếp theo.

2. Xây dựng câu chuyện riêng cho từng ký tự

Mỗi chữ Hán đều có thể gắn với một câu chuyện riêng (Ảnh: Internet)
Mỗi chữ Hán đều có thể gắn với một câu chuyện riêng (Ảnh: Internet)

Sau khi đã học thuộc nằm lòng 214 bộ thủ, các bạn sẽ bắt đầu vận dụng chúng vào việc phân tích cấu tạo các chữ Kanji. Ví dụ, chữ Minh (明 – sáng) sẽ được hình thành từ hai thành phần là bộ Nhật (日 – mặt trời) và bộ Nguyệt (月 – mặt trăng). Bạn có thể sử dụng những câu chuyện sẵn có trên mạng hoặc tự sáng tạo những câu chuyện riêng càng hóm hỉnh cảng tốt để thuận tiện cho việc ghi nhớ Hán tự.

Ví dụ, các bạn có thể liên tưởng và học tập như những câu chuyện mẫu sau đây:

  • Một người (亻- Nhân) lên núi (山 – Sơn) tu luyện thì sẽ thành tiên (仙 – Tiên).
  • Nam nhân (男 – Nam) sử dụng sức lực (力 – Lực) khi làm việc trên cánh đồng (田 – Điền).
  • Âm thanh (音 – Âm) xuất phát từ trái tim (心 – Tâm) chính là ý muốn (意 – Ý).

3. Học các Kanji tương tự cùng nhau

Không chỉ dễ ghi nhớ mặt chữ, học Kanji theo bộ thủ sẽ giúp bạn tự phán đoán được cách đọc một số Kanji do những chữ cùng gốc thường sẽ có phát âm tương tự hoặc gần giống nhau. Ví dụ, các chữ Kanji như chữ 寺 (Tự), chữ 時 (Thời) và chữ 持 (Trì) sẽ có cùng cách đọc là じ (Ji). Tuy nhiên, việc này cũng có một mặt trái là chúng ta sẽ dễ nhầm lẫn một số chữ Kanji với nhau nếu học chưa đủ chắc.

Lưu ý những chữ Kanji có bộ thủ giống nhau để tránh nhầm lẫn (Ảnh: Internet)
Lưu ý những chữ Kanji có bộ thủ giống nhau để tránh nhầm lẫn (Ảnh: Internet)

Để khắc phục tình trạng này, khi bạn học chữ mới, hãy nhóm các chữ Kanji có bộ thủ giống nhau lại và học cùng lúc để tìm cách phân biệt những ký tự này, ghi nhớ kỹ xem chữ đó chứa bộ thủ nào khác biệt so với phần còn lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng flashcard khi học tập để ghi nhớ mặt chữ dễ hơn.

4. Đọc sách bằng tiếng Nhật

Phương pháp đọc sách thường được áp dụng khi bạn đã biết được kha khá từ vựng và nắm chắc một số mẫu câu cơ bản. Trong giai đoạn đầu, có thể bạn sẽ gặp khó khăn do không thể hiểu toàn bộ nội dung đang đọc nhưng đó không phải là vấn đề quá lớn. Hãy bắt đầu với 1 – 2 trang sách, đọc sơ qua nội dung và highlight những chữ chưa rõ. Sau đó, tiến hành tra cứu từng chữ và ghi chú lại cách đọc thật kỹ vì chữ Kanji thường có nhiều hơn một cách đọc.

Hãy bắt đầu học Kanji với những bộ truyện quen thuộc (Ảnh: Internet)
Hãy bắt đầu học Kanji với những bộ truyện quen thuộc (Ảnh: Internet)
Sponsor

Ở trình độ thấp, để tránh tình trạng dễ nản lòng bỏ cuộc, bạn nên luyện tập với những bộ truyện tranh gần gũi trước như Doraemon, Thám tử lừng danh Conan, Attack On Titan,… Khi đã vượt qua cấp độ N2, bạn có thể chuyển sang đọc thử bản tin, sách chuyên ngành hay tiểu thuyết thuộc thể loại yêu thích.

5. Hát karaoke bằng tiếng Nhật

Phương pháp này tuy nghe khá lạ tai nhưng lại cực kỳ hiệu quả trong việc giúp chúng ta nhận diện mặt chữ cũng như cách đọc Kanji trong ngữ cảnh cụ thể. Việc hát đòi hỏi tốc độ hợp lý, do đó cách này sẽ thách thức khả năng đọc của bạn trong sự chạy đua với âm thanh. Sau vài lần luyện tập, chác chắn bạn sẽ có đủ khả năng nhớ mặt gọi tên kha khá Hán tự. Âm nhạc là một cách thư giãn rất tốt, tuy bạn đang học nhưng cảm giác sẽ không hề đơn điệu chút nào.

Hát karaoke là một cách thú vị để tập nhận diện kanji (Ảnh: Internet)
Hát karaoke là một phương pháp thú vị để học cách nhận diện Kanji (Ảnh: Internet)

Hãy chọn một số bài hát tiếng Nhật yêu thích và tra cứu trước những Kanji “lạ mặt”. Sau khi đã điểm danh đầy đủ, bạn nên tập hát theo từng câu một cho đến khi hết bài. Khi đã thuộc nằm lòng cả bài hát, hãy tìm kiếm một bản nhạc kèm lyrics và bắt đầu luyện tập.

Bạn thường áp dụng phương pháp nào để học thuộc Kanji? Hãy chia sẻ bằng cách tham gia thảo luận bên dưới để các bạn đọc khác có thể học hỏi kinh nghiệm nha. Cùng nhau bắt tay vào ôn tập ngay thôi nào!

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan trên BlogAnChoi như:

Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để cập nhật thường xuyên những thông tin bổ ích, thú vị các bạn nhé!

Sponsor
Xem thêm

300+ câu châm ngôn cuộc sống hay nhất sẽ khiến bạn "sáng mắt ra"!

Những câu châm ngôn cuộc sống, câu nói về cuộc sống hay, ý nghĩa nhất sẽ giúp bạn hiểu ra nhiều sự thật và chân lý, có thêm động lực để cố gắng phát triển bản thân hoặc đơn giản là bạn sẽ "sáng mắt ra" vì cuộc đời vốn không phải ngôn tình.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này được chứ?
Có 4 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(