Để có một sức khỏe toàn diện, bạn không nên bỏ qua những dấu hiệu chính là những tiếng kêu mà cơ thể đang ngầm cảnh báo bạn gặp vấn đề về sức khỏe. Nhiều người hay bỏ qua những chi tiết nhỏ này vì chỉ nghĩ đơn giản chúng rồi sẽ hết. Nhưng dẫu là những báo hiệu nho nhỏ bạn cũng nhất quyết không thể bỏ qua. Cùng BlogAnChoi điểm qua 3 loại âm thanh phát ra từ cơ thể mà bạn không thể xem thường nhé.

1. Tiếng ù tai

Nếu bạn nghĩ âm thanh ù tai chỉ là hành động thông báo rằng đôi tai của bạn đã bẩn và cần phải làm sạch thôi, thì bạn đã sai lầm. Âm thanh ù tai là một triệu chứng phổ biến trên thế giới, khi có đến 15% dân số thế giới bị chứng ù tai này. Đặc biệt nếu bị ù tai kéo dài rất có thể cơ thể bạn đã mắc phải những căn bệnh nguy hiểm:

  • Viêm tai giữa: đây là bệnh lý phổ biến nhất cho các trường hợp cảm thấy ù tai, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Bệnh sẽ phát triển do bị viêm nhiễm từ sâu bên trong tai, khiến tai bị sưng to, chảy mủ và xuất hiện âm thanh ù ù, rè rè khó chịu. Nhiều người ngoài âm thanh ù tai còn nghe thấy tiếng nổ khi nuốt nước bọt.
Khi bị ù tai có khả năng bạn đã mắc bệnh viêm tai giữa (Nguồn: Internet).
Khi bị ù tai có khả năng bạn đã mắc bệnh viêm tai giữa (Nguồn: Internet).
  • Rối loạn tiền đình: Rối loạn tiền đình là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi nhưng ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Ù tai hoặc thường xuyên nghe như có tiếng ve trong tai chính là một trong những triệu chứng của rối loạn tiền đình.
  • Huyết áp cao: Cũng là một căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, đặc biệt là với nam giới. Khi bị tăng huyết áp bạn sẽ thường cảm thấy chóng mặt, nhức đầu và cả cảm giác bị ù tai dẫn đến nghe không rõ.

2. Tiếng “huýt sáo” trong hơi thở

Ít ai quan tâm đến hơi thở của chúng ta bất thường như thế nào. Chính vì vậy khi nghe tiếng huýt sáo trong hơi thở hay tình trạng thở khò khè chúng ta thường lầm tưởng chỉ là do cơ thể đang mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi. Tuy nhiên tiếng huýt sáo ấy chính là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể mắc các bệnh về hô hấp.

Hãy lắng nghe tiếng lạ thường phát ra từ hơi thở của bạn (Nguồn: Internet).
Hãy lắng nghe tiếng lạ thường phát ra từ hơi thở của bạn (Nguồn: Internet).
  • Suy giảm chức năng phổi: Tình trạng thở khò khè ngầm thông báo phổi của bạn đang bị suy yếu và đường thở có dấu hiệu bị hẹp lại so người khỏe mạnh. Suy giảm chức năng phổi sẽ có thể gây ra các bệnh về hô hấp hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
  • Hen suyễn: Những người bị hen suyễn rất hay thở khò khè và có tiếng huýt sáo trong hơi thở. Hen suyễn là một trong những căn bệnh liên quan đến viêm đường hô hấp và lâu dần sẽ khiến đường dẫn khí bị thu hẹp, cản trở quá trình không khí lưu thông đến phổi và gây khó khăn khi thở.
  • Viêm phế quản: Người bị viêm phế quản thường sẽ có các triệu chứng ho khan, sốt, thở khò khè,…

3. Tiếng kêu rắc rắc trong xương

Tình trạng này thường xuất hiện ở người lớn tuổi và xảy ra khi bạn vận động. Tuy nhiên, ngày nay nhiều bạn trẻ cũng có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp khi cũng thường nghe tiếng kêu rắc rắc trong xương của mình.

Tiếng lắc rắc trong xương là điều bạn không nên xem thường (Nguồn: Internet).
Tiếng lắc rắc trong xương là điều bạn không nên xem thường (Nguồn: Internet).

Bạn sẽ bị những bệnh lý sau nếu như nghe thấy tiếng rắc rắc quá nhiều trong xương:

  • Viêm khớp: Viêm khớp là căn bệnh phổ biến và sẽ xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đầu xương bị hao mòn dần theo thời gian. Bệnh viêm khớp thường gặp ở người trên 65 tuổi khiến cơ thể thường xuyên đau nhức, sưng tấy, khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ hằng ngày.
  • Thoái hóa khớp: Đây là căn bệnh sẽ khiến sụn khớp và đĩa đệm bị thoái hóa, dẫn đến tình trạng bị viêm làm giảm dịch nhầy, khiến cho bệnh nhân bị đau nhức dữ dội, không thể vận động được và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Lời khuyên cho bạn

Để tránh những hậu quả từ những tiếng kêu trong cơ thể, bạn nên có một chế độ dinh dưỡng khoa học cùng một chế độ tập luyện thể dục hợp lý cho sức khỏe thêm phần dẻo dai. Đặc biệt, khi cảm thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Cùng đọc thêm các bài viết để bảo vệ sức khỏe ở đây:

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn và chủ động phát hiện ra những nguyên nhân gây bệnh cho cơ thể thông qua những dấu hiệu nhỏ như vậy. Hãy share để mọi người cùng biết và thường xuyên theo dõi BlogAnChoi bạn nhé!

Xem thêm

5 điều lầm tưởng về tật cận thị - Bạn đã biết những sự thật này chưa?

Người cận thị có cần đeo kính khi nhìn gần? Hay chỉ cần quan tâm tròng kính còn phần gọng thì chọn sao cũng được? Hãy cùng BlogAnChoi khám phá 5 quan niệm sai lầm về cận thị mà rất nhiều người hiện nay vẫn tưởng là đúng nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận