Viêm gan C là một bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan C (HCV) gây ra. Đây là căn bệnh chưa có vaccin chủng ngừa, có thể lây lan từ người sang người qua nhiều con đường khác nhau và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời.

Sponsor

1. Viêm gan C triệu chứng là gì?

Sau khi cơ thể nhiễm virus viêm gan C, HCV sẽ tồn tại trong gan và ủ bệnh thầm lặng trong khoảng 7-8 tuần. Do đó, khi bị viêm gan C thể cấp tính, bệnh nhân cũng không xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng. Sau khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính (khi nhiễm HCV trên 6 tháng) những tổn thương gan xảy ra nặng hơn, do đó những triệu chứng lúc này cũng thể hiện rõ ràng hơn.

Một số triệu chứng thường gặp khi bị viêm gan C bao gồm:

  • Biểu hiện xơ gan, mệt mỏi, chán ăn.
  • Rối loạn đường tiêu hóa, đầy bụng, buồn nôn.
  • Đau cơ, đau nhẹ hạ sườn phải, đau khớp.
  • Có thể bị vàng da nhẹ.
  • Biểu hiện ngoài gan khác như: Viêm cầu thận tăng sinh màng, tóc dễ gãy rụng, bệnh cơ tim,…
Triệu chứng viêm gan C
Một số triệu chứng điển hình khi bị viêm gan C (Nguồn: Internet).

2. Viêm gan C có lây không?

Câu trả lời là có. Có 3 con đường lây nhiễm viêm gan C, là qua đường tình dục, qua đường máu và từ mẹ sang con. Trong đó, đường máu là con đường lây bệnh phổ biến hơn cả. Một số trường hợp hay gặp có thể gây nhiễm virus viêm gan C từ người bị bệnh sang người bình thường bao gồm:

  • Sử dụng chung kim tiêm, chung vật dụng cá nhân (dao cạo râu, bàn chải đánh răng) với người có virus HCV.
  • Truyền máu bị nhiễm viêm gan C cho bệnh nhân khác, đặc biệt máu được được truyền trước năm 1992.
  • Nhân viên y tế bị kim tiêm đâm vào trong quá trình sử dụng.
  • Truyền từ mẹ bị viêm gan C sang con trong quá trình mang thai.
  • Bệnh nhân ghép tạng hoặc chạy thận nhân tạo.
  • Quan hệ tình dục với người bị viêm gan C mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp.
  • Một số trường hợp khác không xác định được con đường lây truyền, nhưng các trường hợp này rất hiếm gặp.
Con đường lây nhiễm
Con đường lây nhiễm virus viêm gan C (Nguồn: Internet).

Viêm gan C thường biểu hiện triệu chứng một cách thầm lặng nên đa số bệnh nhân không phát hiện ra mình đã bị nhiễm virus HCV. Đây là căn bệnh dễ lây lan hơn những thể viêm gan khác, nhưng nếu phát hiện và điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa các biến chứng xảy ra cũng như trị được khỏi bệnh. Điều quan trọng là mọi người nên tự mình phòng tránh, tự bảo vệ bản thân để tránh nhiễm bệnh.

3. Những xét nghiệm viêm gan C bệnh nhân cần thực hiện

Virus viêm gan C là siêu virus truyền nhiễm với 6 kiểu gen chính, ở Việt Nam thường gặp kiểu gen một, hai, ba và sáu. Việc chẩn đoán phát hiện và xác định bệnh ít dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng, mà dựa trên kết quả của các xét nghiệm chẩn đoán. Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều biện pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C, bao gồm:

  • Xét nghiệm chức năng gan: Xét nghiệm dựa trên việc đánh giá hai chỉ số AST và ALT, nếu giá trị của chỉ số tăng có thể nghi nhiễm virus viêm gan C cấp tính. Sau đó, cần thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết khác để đưa ra kết luận chính xác.
  • Xét nghiệm anti-HCV: Xét nghiệm dùng để sàng lọc nhiễm HCV ở những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh viêm gan C. Nếu kết quả âm tính thì kết luận đối tượng không nhiễm HCV, nếu kết quả dương tính thì kết luận sơ bộ đối tượng có khả năng nhiễm virus viêm gan C. Sau đó, bệnh nhân cần được tiến hành thêm xét nghiệm khác để loại trừ khả năng dương tính giả.
  • Xét nghiệm HCV-ARN: Xét nghiệm dùng để xác định những đối tượng nhiễm virus viêm gan C dựa trên các phản ứng sinh học phân tử. Xét nghiệm này thường được thực hiện sau khi đối tượng có kết quả dương tính với xét nghiệm anti-HCV và được thực hiện bằng kỹ thuật Real-time PCR.
  • Xét nghiệm kiểu gen của HCV: Xét nghiệm genotype HCV đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp với từng kiểu gen HCV.
  • Xét nghiệm huyết học, sinh hóa khác: Ngoài những xét nghiệm chính trên, bệnh nhân có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm huyết học khác như công thức máu, albumin, bilirubin, siêu âm gan,…
test chẩn đoán
Test chẩn đoán virus viêm gan C (Nguồn: Internet).

4. Viêm gan C có chữa được không?

Viêm gan C có thể chữa khỏi được và không phải tất cả mọi trường hợp nhiễm bệnh đều cần tiến hành điều trị, thông thường khoảng 15-45% người bệnh nhiễm virus viêm gan C cấp có thể tự khỏi nếu có hệ thống miễn dịch tốt.

Điều trị viêm gan C cấp tính

Phác đồ điều trị viêm gan C cấp bao gồm hai phương pháp chính, gồm:

  • Điều trị hỗ trợ: Đây là liệu pháp cải thiện lối sống sinh hoạt, nghỉ ngơi kết hợp biện pháp điều trị triệu chứng.
  • Điều trị đặc hiệu: Biện pháp này được chỉ định khi tình trạng tiên lượng của bệnh nhân trở nên nặng hơn. Nếu xét nghiệm HCV-RNA cho kết quả dương tính sau 12 tuần thì điều trị như phác đồ trị liệu viêm gan C mạn.

Điều trị viêm gan C mạn tính

Khi người bệnh có kết quả xét nghiệm HCV-RNA và anti-HCV dương tính thì sẽ được chỉ định điều trị theo các phác đồ cụ thể, thường sử dụng các thuốc kháng virus trực tiếp (DAAs) làm lựa chọn ban đầu và các phác đồ có Peg-IFN là lựa chọn thay thế.

Hiện nay có hai loại thuốc được sử rộng rộng rãi trong điều trị viêm gan C mạn tính là: Interferon và Ribavirin. Liệu trình điều trị sẽ diễn ra liên tục trong khoảng 48 tuần và trong khoảng thời gian này, các bác sĩ cần theo dõi chặt chẽ các tác dụng không mong muốn của thuốc cũng như đáp ứng điều trị viêm gan C mạn tính.

Như vậy, viêm gan C là một bệnh truyền nhiễm có thể điều trị được bằng các phương pháp đặc hiệu, mặc dù trong quá trình điều trị bằng thuốc khó tránh khỏi việc xảy ra những tác dụng phụ có hại cho người bệnh. Chính vì vậy, cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe là mỗi người nên tự phòng tránh để ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh, có ý thức nâng cao hệ thống miễn dịch, thăm khám sàng lọc định kỳ để tiếp nhận sự điều trị sớm hơn, ít tốn kém hơn.

Những địa chỉ khám và điều trị viêm gan C uy tín nhất trên cả nước

Địa chỉ khám và điều trị viêm gan C uy tín ở Hà Nội

  1. Bệnh viện Bạch Mai

Điện thoại: 844 3869 3731

Website: bachmai.gov.vn

Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

  1. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Điện thoại: 1900 6422

Webite: benhviendaihocyhanoi.com

Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội

Địa chỉ khám và điều trị viêm gan C uy tín ở Đà Nẵng

  1. Bệnh viện Đà Nẵng

Điện thoại: 1900 9095

Website: dananghospital.org.vn

Địa chỉ: 124 Hải Phòng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng

  1. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Điện thoại: 0236 3711 111

Website: vinmec.com

Địa chỉ: 4 30 Tháng 4, Khu dân cư, Hải Châu, Đà Nẵng

Sponsor

Địa chỉ khám và điều trị viêm gan C uy tín ở TP. Hồ Chí Minh

  1. Bệnh viện Từ Dũ

Điện thoại: (028) 3839 5117.

Website: tudu.com.vn

Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM

  1. Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

Điện thoại: (028) 3855 4269

Website: bvdaihoc.com.vn

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP HCM

Một số bài viết liên quan cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo:

Hy vọng với bài viết trên đây, BlogAnChoi đã gửi tới bạn đọc các thông tin hữu ích về viêm gan C, cũng như các cách nhận biết, điều trị hiệu quả. Bạn tiếp tục theo dõi các bài viết mới trên chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật những kiến thức bổ ích khác nữa nhé!

Sponsor
Xem thêm

Giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi: Hiểu về bệnh, nguyên nhân và cách phòng tránh

Bệnh viêm phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất của hệ hô hấp với các triệu chứng khó thở, ho, đau ngực và sốt, làm giảm chất lượng sống của người bệnh rất nhiều. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về bệnh viêm phổi, nguyên nhân gây ra bệnh này, ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này hay chứ?
Có 6 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(