Sữa là thức uống dinh dưỡng cực tốt cho sức khỏe. Song, uống sữa đúng cách mới phát huy được lợi ích của thực phẩm này và tránh các tác dụng phụ. Có thể chính bạn cũng đang mắc phải những lỗi thường gặp khi uống sữa mà BlogAnChoi tổng hợp dưới đây đấy!

Sữa là một trong số những thực phẩm được đánh giá là vô cùng bổ dưỡng và đặc biệt tốt cho quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tận dụng loại thức uống này. Hiện nay, BlogAnChoi nhận thấy có rất nhiều quan niệm sai lầm, dẫn tới uống sữa sai cách, không chỉ làm mất hết giá trị dinh dưỡng mà thậm chí còn gây ra nhiều tác dụng phụ và bệnh tật không đáng có. Tìm mua các sản phẩm sữa tại đây.

Do đó, BlogAnChoi hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho độc giả, đặc biêt là những bậc cha mẹ quan tâm tới việc cho trẻ uống sữa để phát triển tư duy và thể chất. Cùng tham khảo nhé!

Những lỗi uống sữa sai cách thường gặp

1. Kết hợp thực phẩm kiêng kỵ

Mỗi ngày uống một ly sữa thông thường sẽ khiến bạn dễ ngán và nhàm chán, vì thế bạn thường bỏ thêm các thực phẩm khác vào để đổi khẩu vị. Nhưng đôi khi chính những kết hợp sai lầm này lại là “thủ phạm” cướp mất nguồn dưỡng chất mà sữa mang lại đấy!

Uống sữa sai cách
Bạn cần chú ý khi kết hợp bất kỳ thực phẩm nào với sữa. (Nguồn: Internet)

Uống kèm trái cây có vị chua

Sữa và các sản phẩm liên quan, đặc biệt là sữa chua, thường được phái nữ kết hợp uống/ăn cùng nhiều loại hoa quả như dâu, chanh, cam, xoài,…. để giảm cân và làm đẹp da. Song, hai loại thực phẩm này có tính chất đối lập nhau hoàn toàn (sữa tạo cảm giác lạnh còn trái cây lại tạo nhiệt).

Khi hệ tiêu hóa làm việc dễ tạo nên những phản ứng khiến casein kết tủa, gây mất cân bằng hệ thống vi sinh đường ruột. Hậu quả để lại là đau bụng, cảm lạnh, dị ứng, tiêu chảy,… Nếu muốn kết hợp với trái cây, BlogAnChoi gợi ý chuối, táo, bơ, đào, lê, đu đủ là những lựa chọn an toàn.

Kết hợp với thịt, cá

Sữa vốn đã là một thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động “cực nhọc” thì mới phân hủy hoàn toàn được. Trong khi đó, thịt và cá cũng chứa rất nhiều đạm. Dùng chung những loại thực phẩm này với nhau chính là tự “làm khổ” hệ tiêu hóa của chính bạn, đặc biệt là với những ai bụng yếu thì dễ đau bụng, khó tiêu, dị ứng,… Do đó tránh chế biến chung với nhau hoặc uống sữa ngay sau khi ăn thịt, cá nhé bạn!

Thêm socola vào sữa

Khi kết hợp, canxi và protein trong sữa sẽ phản ứng với axit oxalic của socola, tạo thành canxi oxalic axit – một chất ngăn cản sự hấp thụ canxi của cơ thể. Thiếu canxi là nguyên nhân chính khiến tóc/lông khô, xương yếu, trẻ chậm phát triển, nguy cơ sỏi đường tiết niệu,…

2. Đun sôi sữa

Uống sữa sai cách
Đun sôi sữa chưa chắc đã có lợi như bạn nghĩ. (Nguồn: Internet)

Nhiều bạn dù mua sữa tiệt trùng nhưng vẫn không an tâm, mà tiến hành đun sôi lại một lần nữa để khử trùng. Thế nhưng chính thói quen này lại vô tình khiến sữa bị biến chất, có thể chuyển màu, có vị chua và thậm chí gây ung thư. Do đó, việc đun sôi sữa là không nên. Với các trường hợp sữa bỏ tủ lạnh, dùng cho trẻ nhỏ,… thì có thể hâm nóng khoảng 50 độ trong 6 phút hoặc 70 độ trong 3 phút là được.

BlogAnChoi cũng xin lưu ý độc giả không nên pha đường vào sữa đang đun. Vì ở nhiệt độ cao, lysine trong sữa sẽ phản ứng với fructose trong đường tạo thành chất độc không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất hãy đợi sữa nguội rồi mới thêm đường nhé bạn.

3. Uống càng nhiều càng tốt

Nghe đến sữa giàu dinh dưỡng, nhiều người cho rằng uống càng nhiều càng tốt. Song, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chỉ nên uống mỗi ngày khoảng 600 ml sữa (tương đương với 300g của các sản phẩm từ sữa) để tránh mất cân bằng dinh dưỡng.

Ngoài ra, sữa tốt cho sức khỏe nhưng vẫn có một vài đối tượng cần hạn chế như:

  • Người thừa cân: Người béo phì, thừa cân vẫn có thể uống các loại sữa gầy, sữa không đường. Ở trẻ em thì nên tập cho các em uống các loại sữa trên, tránh cắt giảm sữa ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
  • Người bị tiểu đường, gan nhiễm mỡ: Một chế độ ăn uống hợp lý, giúp kiểm soát lượng đường và cholesterol là vô cùng quan trọng đối với người bị gan nhiễm mỡ. Do đó, hãy tránh xa các sản phẩm sữa chứa chất béo bão hòa và không lành mạnh.
  • Người bị sỏi mật: Trường hợp này chỉ có thể uống sữa gầy, sữa tách béo.

4. Uống sữa khi bụng đói

Một vài người thằng cảm thấy đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy sau khi uống sữa lúc đói. Đây là nhóm người có khả năng dung nạp lactose kém, cần ăn lót dạ trước khi uống sữa.

Đối với những bạn tiêu hóa lactose bình thường thì không cần phải lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên, trường hợp này cũng không nên uống sữa chay mà không bổ sung thêm thực phẩm gì. Vì khoảng 1 đến 2 tiếng sau thì lượng protein mà sữa mang đến dạ dày sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa. Chúng sẽ tạo nên phản ứng kích thích niêm mạc dạ dày và dẫn tới hiện tượng dư thừa axit. Vì thế, bạn nên bổ sung tinh bột sau khi uống khoảng 30 phút.

5. Uống sữa vào buổi sáng/tối mới là tốt nhất!

BlogAnChoi xin chia sẻ rằng không nên quy chụp thời điểm uống sữa tốt nhất vì điều này còn phụ thuộc vào mục đích uống sữa của bạn. Chỉ cần chú ý uống trước bữa ăn 30 phút là được (với trường hợp hấp thụ được lactose). Dưới đây là một số gợi ý của BlogAnChoi để giúp bạn lựa chọn thời điểm uống phù hợp.

  • Buổi sáng: Uống sữa vào buổi sáng tốt cho những người cần bổ sung protein và các vitamin, khoáng chất (kali, phopho, canxi, magiê,…). Đây sẽ là nguồn năng lượng khởi đầu ngày mới tuyệt vời, đặc biệt là với những ai thường xuyên luyện tập thể dục thể thao buổi sáng.
Uống sữa sai cách
Một cốc sữa vào buổi sáng sẽ mang đến năng lượng dồi dào. (Nguồn: Internet)
  • Buổi tối: Người mất ngủ, ngủ không ngon giấc, thường xuyên làm việc căng thẳng, cần được thư giãn thì có thể chọn uống sữa vào buổi tối và đêm. Lúc này, sữa sẽ kích thích hệ thần kinh tiết serotonin (hormone tạp cảm giác vui vẻ), giúp bạn thoải mái, ngon giấc hơn. Song, với những ai cần giảm cân thì không nên uống sữa vào thời điểm này.

Cách bảo quản sữa để tránh giảm chất lượng

Ngoài việc tránh những lỗi uống sữa sai cách mà BlogAnChoi tổng hợp ở trên, bạn cũng cần phải nắm rõ những nguyên tắc khi bảo quản sữa. Trước hết là nên tránh xa ánh nắng mặt trời để ngăn hiện tượng vitamin B1, B2, C trong sữa bị phá vỡ.

Song song đó, với các loại sữa đã tiệt trùng, bạn cũng không nhất thiết phải bỏ trong tủ lạnh. Khi hâm lại dễ ảnh hưởng tới chất lượng sữa, không phát huy được công dụng tối đa của loại thực phẩm này. Điều kiện phù hợp nhất là những nơi khô thoáng, mát mẻ, không tiếp xúc trực tiếp với nắng.

Bạn có thể tham khảo các bài viết về dinh dưỡng tại đây:

Vậy là BlogAnChoi vừa chỉ ra những sai lầm thường gặp trong việc uống sữa. Hãy ghi nhớ để uống sữa đúng cách và tránh ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa nhé! Tiếp tục theo dõi chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nha!

Xem thêm

Quả acai berry - loại quả "thần dược" đối với sức khoẻ

Bạn có bao giờ nghĩ rằng một thứ quả tròn bé nhỏ lại có thể làm cuộc sống của bạn tuyệt vời gấp bội không? Hàng ngàn năm nay, quả acai berry đã chiếm trọn cảm tình của rất nhiều người bởi những tác dụng thần kỳ của nó đối với sức khỏe. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
3 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
User 27c426bc

đây sẽ là 1 bài tham khảo rất tuyệt vời đối với các bậc phụ huynh………………

Phan Thanh Hoàng Yến

Bài viết rất bổ ịch ạ!

Phạm Long Thuyên

yah, mình sẽ áp dụng những cách này, cảm ơn bạn nhé