Những kẻ lừa đảo đang mạo danh ứng dụng Google Bard để cài mã độc và quảng cáo tràn lan trên mạng để lừa mọi người tải xuống. Google đang cố gắng giải quyết nhưng chính bạn cũng nên cảnh giác và tự bảo vệ mình trước chiêu trò lừa đảo này.

Sponsor

Google Bard là công cụ AI nổi tiếng của Google và được sử dụng rất phổ biến, nhưng hacker đang lợi dụng công cụ này để lây nhiễm phần mềm độc hại cho người dùng và đánh cắp thông tin đăng nhập của họ.

Công cụ trí tuệ nhân tạo Bard AI của Google (Ảnh: Internet)
Công cụ trí tuệ nhân tạo Bard AI của Google (Ảnh: Internet)

Google đã gửi đơn kiện để giải quyết vấn đề nhưng hacker vẫn đang hoạt động, vì vậy hiện tại bạn không nên tải bất cứ “ứng dụng Google Bard” nào trên mạng, rất có thể trong đó là phần mềm độc hại đang chờ tấn công thiết bị của bạn.

Google Bard là gì?

Google Bard là công cụ AI của Google được ra mắt vào tháng 3/2023 nhằm cạnh tranh với ChatGPT của OpenAI. Các chức năng của nó tương tự ChatGPT nhưng phạm vi hoạt động hạn chế hơn, do đó tạo cơ hội cho những kẻ lừa đảo đánh vào tâm lý người dùng để cài mã độc tấn công các thiết bị.

Chatbot Google Bard (Ảnh: Internet)
Chatbot Google Bard (Ảnh: Internet)

Có nhiều cách để sử dụng Google Bard, bạn có thể yêu cầu chatbot giải thích cách hoạt động của một thứ gì đó, cung cấp cho bạn ý tưởng để thực hiện một dự án, hay thậm chí viết code lập trình. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là Google Bard chỉ được tích hợp sẵn trong các trình duyệt web và người dùng phải có tài khoản Google mới sử dụng được. Vì vậy đừng tải và cài đặt các ứng dụng trên mạng được đặt tên là Google Bard, đó chính là phần mềm độc hại mạo danh.

Mã độc trong ứng dụng Google Bard gây hậu quả gì cho người dùng?

Ngày 13/11/2023, Google đã thông báo trên trang blog chính thức The Keyword rằng họ đã nộp đơn kiện và thực hiện hành động pháp lý chống lại những kẻ lừa đảo được cho là có trụ sở tại Việt Nam.

Những kẻ lừa đảo đã tạo ra các trang mạng xã hội với tên tài khoản mạo danh như Google AI, AIGoogle Bard FB và AIGoogleBard, đồng thời chạy quảng cáo để lan truyền và dụ dỗ người dùng tải các phiên bản ứng dụng của Google Bard về thiết bị.

Trang Facebook giả mạo (Ảnh: Internet)
Trang Facebook giả mạo (Ảnh: Internet)

Sau khi được tải xuống, phần mềm độc hại sẽ lấy cắp thông tin đăng nhập mạng xã hội của người dùng và hacker sẽ chiếm quyền điều khiển để tiếp tục lan truyền phần mềm độc hại. Hiện tại chưa có số liệu thống kê chính thức bao nhiêu người đã bị lây mã độc do ứng dụng Google Bard mạo danh.

Để đánh lừa người dùng, những kẻ lừa đảo thường lấy tên của thương hiệu uy tín như Google, Google AI, Bard và mời gọi người dùng tải phiên bản mới nhất của ứng dụng Google Bard, trong khi thực tế không hề có liên hệ với Google. Hacker thường đăng bài trên Facebook để quảng bá phần mềm độc hại tới nhiều người, thậm chí yêu cầu người dùng trả tiền để tải ứng dụng Bard giả mạo trong khi công cụ Google Bard thật sự hoàn toàn miễn phí và không yêu cầu tải xuống.

Google đã gửi 300 yêu cầu gỡ bỏ ứng dụng cho những kẻ lừa đảo này kể từ tháng 4/2023 và muốn ngăn chúng đăng ký các tên miền chứa mã độc sau này, đồng thời loại bỏ chúng khỏi các nhà đăng ký tên miền ở Mỹ. Google hy vọng rằng các hành động pháp lý của họ phối hợp với các cơ quan chính phủ sẽ ngăn được những kẻ lừa đảo và đảm bảo an toàn cho người dùng khi lên mạng.

Tóm lại: Chỉ dùng Google Bard trên trình duyệt web

Nếu bạn thấy quảng cáo ứng dụng Google Bard trên Facebook và muốn tải xuống thì hãy dừng lại ngay vì đó là phần mềm độc hại. Ở thời điểm hiện tại chưa có phiên bản ứng dụng chính thức của Google Bard, vì vậy bạn chỉ có thể sử dụng công cụ này trên web và hoàn toàn miễn phí, đồng thời phải kiểm tra độ tin cậy của bất kỳ phần mềm nào trước khi quyết định tải xuống.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Sponsor
Xem thêm

Mã độc Cuckoo tấn công máy Mac của Apple: Làm cách nào để phòng tránh?

Các thiết bị của Apple như iPhone và máy Mac thường được cho là an toàn và bảo mật tốt, nhưng các hacker ngày càng tìm cách tấn công vào macOS để đánh cắp dữ liệu của người dùng. Gần đây một loại virus có tên gọi là Cuckoo đang lây lan nhanh chóng và gây thiệt hại cho ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này hay không?
Có 11 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(