Đi ngoài ra máu là triệu chứng bệnh lý tương đối phổ biến và thường bị mọi người xem nhẹ. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu kỹ hơn và đưa ra cách điều trị tại nhà cực kỳ hiệu quả nhé!

Sponsor

Biểu hiện của việc đi ngoài ra máu

Thỉnh thoảng, khi đi đại tiện bạn sẽ thấy có máu chảy sau phân thấm vào giấy vệ sinh hoặc có lẫn trong phân. Điều này thường xảy ra ở đoạn dưới, cũng có thể ở đoạn trên đường tiêu hóa. Máu đó thường có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc đen tùy vào điều kiện chảy máu và loại bệnh bạn mắc phải.

Đi ngoài ra máu
Hiện tượng ra máu có màu đỏ tươi khi đi đại tiện xuất hiện ở nhiều người. (Nguồn: Internet)

Nhiều người thường chủ quan với căn bệnh này và chỉ cho rằng mình bị táo bón bình thường, bốc hỏa do nóng trong. Tuy nhiên, nếu bệnh nghiêm trọng hơn thì sau khi hiện tượng này xuất hiện, người bệnh sẽ bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, giảm cân,…

Nguyên nhân của đi ngoài ra máu

Theo các chuyên gia, triệu chứng đi ngoài ra máu khá là phổ biến và thường xuất hiện do mắc phải một số bệnh về hậu môn đại tràng.

1. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là cân bệnh phổ biến tỉ lệ chiếm tới 30-50% ở Việt Nam. Bệnh do suy giãn, phì đại tĩnh mạch vùng hậu môn gây viêm hoặc xưng huyết. Dấu hiệu đặc trưng nhất khi bị trĩ là đại tiện ra máu tươi, lúc đầu máu chảy rất ít, hòa vào phân có màu đỏ tươi. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, máu sẽ chảy nhiều hơn thành giọt và có màu đỏ sẫm.

Khi mắc phải bệnh này, người bệnh đi đại tiện rất khó khăn, thường xuyên đau nhức phần hậu môn. Ngay cả khi chỉ ngồi cũng tạo ra cảm giác khó chịu do búi trĩ phình to vướng víu. Đây là một căn bệnh nguy hiểm và phiền toái vì vậy bạn cần có những biện pháp chữa trị ngay từ khi xuất hiện dấu hiệu bệnh nhỏ nhất.

Bạn có thể đọc thêm: 5 cách chữa bệnh trĩ ti nhà giúp giảm đau đớn hiệu quả

Đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu là một biểu hiện của bệnh trĩ. (Nguồn: Internet)

2. Bị nứt kẽ hậu môn do táo bón

Táo bón là bệnh thường gặp nhất ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi chủ yếu do chế độ ăn uống không hợp lý. Khi đi đại tiện mà bị táo bón sẽ rất dễ dẫn đến nứt kẽ hậu môn và gây chảy máu. Trong trường hợp này máu chảy ít hơn nhiều so với khi bị trĩ và thường có màu đỏ tươi.

Bạn có thể biết thêm: Cách trị táo bón tại nhà hiệu quả mà không cần dùng thuốc

3. Polyp trực tràng

Polyp trực tràng là các khối u lành tính ở trực tràng tác động làm cho đại tiện khó khăn và gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu với lượng máu lớn. Bệnh khó phát hiện và khá nguy hiểm. Nếu để bệnh kéo dài lâu sẽ gây ra ung thư đại tràng phát triển từ polyp.

Polyp trực tràng
Đi ngoài ra máu là một biểu hiện của polyp trực tràng. (Nguồn: Internet)

4. Viêm đại trực tràng

Bệnh nhân đại tiện thấy xuất hiện máu tươi có lẫn chất nhầy và kèm theo sốt là triệu chứng của bệnh viêm đại tràng. Khi phát hiện bệnh này cần chữa trị kịp thời tránh để bệnh kéo dài và phát triển gây nguy hiểm.

Bạn nên đọc thêm: Triệu chứng viêm đại tràng cần biết để chữa trị kịp thời

Cách điều trị bệnh đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu có nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh này có thể gây ảnh hưởng nặng hoặc nhẹ tới người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan và cần điều trị bệnh sớm nhất có thể. Bạn có thể thực hiện một số cách sau để đi ngoài an toàn.

1. Ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Đầu tiên, bạn cần lưu ý một số việc ăn uống sau:

  • Ăn nhiều thức ăn lành mạnh chứa nhiều chất xơ, vitamin giúp giải nhiệt, chống táo bón như các loại rau củ, hoa quả.
  • Hạn chế ăn các thức ăn dầu mỡ, cay nóng và không sử dụng các chất kích thích như rượu bia.
  • Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Ăn đủ bữa, đúng bữa và không bỏ bữa.
Đi ngoài ra máu
Ăn uống khoa học giúp bạn phòng ngừa được các bệnh về tiêu hóa. (Nguồn: Internet)
Sponsor

2. Không nhịn đi đại tiện

Cần đi đại tiện đúng lúc, không nhịn lâu. Tốt nhất nên tập đi đại tiện vào một giờ nhất định. Thời gian thích hợp để đi đại tiện đảm bảo là vào buổi sáng.

3. Hình thành thói quen vận động tích cực

Thường xuyên vận động, tránh ngồi lâu. Tích cực tập thể dục, chạy bộ và tập luyện các bài tập yoga và gym. Hoạt động nhiều giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và sự lưu thông máu giúp tiêu hóa thận lợi hơn.

Bạn có thể đọc thêm: 5 lợi ích của việc tập gym đều đặn tốt cho sức khỏe

4. Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng

Lo lắng, âu sầu kéo dài sẽ làm niêm mạc ruột co bóp khiến tiêu hóa trở nên khó khăn và dễ gây táo bón. Vì vậy, hãy luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, vui vẻ giúp sức khỏe phát triển toàn diện.

5. Tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên

Khi phát hiện ra tình trạng đi ngoài ra máu của bản thân, bạn có thể tận dụng các loại thảo dược tự nhiên như diếp cá, đương quy, nghệ, nhọ nồi,… Chúng có khả năng giúp thanh nhiệt, giải độc và chống táo bón hiệu quả.

Đi ngoài ra máu
Diếp cá là thực phẩm bổ dưỡng giúp ngăn ngừa các bệnh về đại tràng, táo bón. (Nguồn: Internet)
Sponsor

Bạn có thể đọc thêm một số thông tin sau để thêm hiểu biết về các loại bệnh khác thuộc hệ tiêu hóa:

Những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn chưa? Hãy cho chúng tôi biết và theo dõi BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều kiến thức về sức khỏe khác nha.

Sponsor
Xem thêm

Tại sao cần cảnh giác với COVID-19 khi có triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa?

COVID-19 là bệnh đường hô hấp nhưng có thể gây triệu chứng khắp toàn thân, trong đó các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, nôn ói, tiêu chảy rất thường gặp. Vậy tại sao virus lại ảnh hưởng tới đường tiêu hóa và có để lại hậu quả nghiêm trọng kéo dài hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bài này có hay không bạn?
Có 18 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(