Những chiếc bánh trung thu thơm ngon là món không thể thiếu vào rằm tháng 8. Song, với hàm lượng dinh dưỡng cực cao, thực phẩm này không tốt cho một số người. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu những ai không nên ăn bánh trung thu nhiều để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe nhé!

1. Người thừa cân, béo phì không nên ăn bánh trung thu

Tuy thiếu đi món bánh truyền thống này thì mùa trung thu sẽ không còn trọn vẹn nữa, nhưng những ai đang gặp vấn đề trong việc kiểm soát cân nặng thì nên tránh xa thực phẩm này.

Nguyên nhân là hàm lượng dinh dưỡng mà một chiếc bánh trung thu đem lại là rất cao. Ăn một chiếc bánh nhân trứng muối 60 g là bạn đã nạp vào cơ thể 200 calo. Phần năng lượng này muốn tiêu hao thì bạn phải đi bộ khoảng một giờ.

Bánh trung thu
Những chiếc bánh trung thu trong ngon miệng sẽ là kẻ thù của cân nặng đấy! (Nguồn: Internet)

Lượng chất béo và đường trong bánh trung thu rất lớn, chủ yếu đến từ nguyên liệu bột, bơ, mỡ heo, đường, đậu, hạt sen,… Vì thế, nếu muốn cải thiện vóc dáng và giảm thiểu các nguy cơ bệnh tật do thừa cân thì bạn hãy tránh xa những chiếc bánh trung thu nhé!

2. Bệnh nhân tiểu đường

Như đã nói ở trên, lượng đường được tẩm ướp trong một chiếc bánh trung thu là không nhỏ. Trong khi đó, tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học là yếu tố tiên quyết giúp bệnh nhân tiểu đường đẩy lùi tình trạng bệnh. Do đó, việc kiêng ăn bánh trung thu là điều cần thiết.

Nếu thật sự muốn cùng người thân thưởng thức món bánh truyền thống này trong dịp rằm, bạn nên điều chỉnh lại thực đơn. Hãy giảm tối đa lượng tinh bột và chất béo trong bữa cơm hằng ngày để bù lại cho lượng đường mà bánh trung thu mang tới nhé!

Bạn có thể xem thêm bài viết “Bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường trong máu?” tại đây.

3. Phụ nữ có thai

Những dưỡng chất có trong loại bánh này thường không tốt cho bà bầu. Không chỉ vậy, lượng đường quá cao và hấp thụ nhanh sẽ dẫn đến tăng đường trong máu và ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Điều này còn kéo theo các bệnh về tim mạch không tốt cho cả mẹ và bé.

Bánh trung thu
Bánh trung thu không phải là một thực phẩm tốt cho bà bầu. (Nguồn: Internet)

Tham khảo thêm bài viết “Bà bầu kiêng ăn gì để tránh gây hại tới thai nhi?” tại đây.

4. Trẻ nhỏ và người cao tuổi

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện, dễ bị tổn thương và người cao tuổi thì không còn hoạt động tốt. Do đó, nếu ăn bánh trung thu với hàm lượng đường, đạm, chất béo quá cao thì sẽ gây ra áp lực không nhỏ cho dạ dày.

Chính vì thế, trẻ nhỏ và người cao tuổi ăn bánh trung thu vừa không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng mà còn dẫn tới những hệ quả đối với sức khỏe như đau bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, viêm tụy,…

5. Người có vấn đề về thận, túi mật, dạ dày

Khi bị các bệnh lý khác liên quan đến thận, túi mật hay dạ dày thì bạn nên loại bỏ bánh trung thu ra khỏi thực đơn. Nguyên nhân là do loại bánh này ăn nhiều có thể dẫn đến nhiều hệ quả khôn lường dưới đây.

  • Ăn nhiều gây ra viêm tụy cấp và nghiêm trọng nhất là tử vong.
  • Tình trạng viêm loét hay đau dạ dày sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn vì bánh trung thu thúc đẩy quá trình bài tiết axit.
  • Người sỏi thận, viêm thận,… nên tránh xa bánh trung thu mặn do nồng độ muối khá cao.
Bánh trung thu
Hãy cẩn trọng khi ăn bánh trung thu nhé! (Nguồn: Internet)

6. Bệnh nhân cao huyết áp, mạch vành

Với lượng đường và chất béo cao, không quá khó hiểu khi bánh trung thu được đánh giá là không phù hợp với người bị bệnh cao huyết áp và tim mạch. Những người này nếu muốn kiểm soát lượng cholesterol và đường trong máu, tránh các tình huống xấu như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,… thì nên lưu ý.

7. Người bị dị ứng, nổi mụn

Hạn chế ăn bánh trung thu là nguyên tắc mà những người hay gặp các vấn đề về da và mụn trứng cá cần tuân thủ. Độ ngọt cao và lượng chất béo lớn trong loại bánh này sẽ kích thích quá trình tiết bã nhờn, làm da xấu hơn.

Bánh trung thu
Đừng ăn bánh trung thu nếu hay bị viêm da, nổi mụn,…. (Nguồn: Internet)

Một số loại bánh trung thu tốt cho sức khỏe

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện một số loại bánh trung thu bằng những nguyên liệu tốt cho sức khỏe. Đây là tin vui đối với những ai nằm trong 7 trường hợp kể trên mà vẫn muốn thưởng thức loại bánh truyền thống này. Nếu ăn với hàm lượng vừa phải thì sức khỏe sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Cùng BlogAnChoi xem ngay nhé!

  • Bánh trung thu thạch rau câu, bánh nhân hoa quả: Đây là loại bánh chay, không có nhiều chất béo những vẫn ngon miệng, đẹp mắt. Vì không sử dụng chất bảo quản nên hạn sử dụng chỉ trong thời gian ngắn.
  • Bánh trung thu tỏi đen: Tỏi đen vốn nổi tiếng là mang lại công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Bánh này có thể là vỏ bột, nhân tỏi đen hoặc vỏ bằng bột xay với tỏi đen.
  • Bánh trung thu mè đen: Mè đen sẽ mang lại hương vị mới lạ cho chiếc bánh, đồng thời tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.
  • Bánh trung thu hạt chia: Loại hạt này giúp no lâu, giảm cân và thêm nhiều lợi ích tuyệt vời khác. Đừng bỏ lỡ bánh trung thu hạt chia trong mùa trung thu tới nhé!
Bánh trung thu
Bánh trung thu tỏi đen sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe. (Nguồn: Internet)

Bạn có thể đọc thêm: 6 nguyên tắc ăn bánh trung thu không lo tăng cân, tốt cho sức khỏe

Hi vọng bài viết trên của BlogAnChoi sẽ là lời cảnh báo đáng cân nhắc với những trường hợp trên trong việc ăn bánh trung thu. Đừng chỉ vì cảm giác thèm ăn nhất thời mà ảnh hưởng đến sức khỏe nhé. BlogAnChoi chúc quý độc giả sẽ có một mùa trung thu đầm ấm, hạnh phúc và đặc biệt là khỏe mạnh bên gia đình, người thân và bạn bè.

Xem thêm

Uống nước ngọt có được coi là bổ sung nước cho cơ thể hay không?

Ai cũng biết uống đủ nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái. Ngoài nước lọc còn có nhiều cách khác để bổ sung nước như ăn rau và trái cây, nhưng còn nước ngọt thì sao? Có nên uống nước ngọt để cung cấp lượng nước mà ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận