Nhà phê bình Rober Ebert đã từng nói: “Hãy dừng bộ phim lại và nghĩ về nó một lúc”. Thật vậy, việc tìm hiểu về các thuật ngữ điện ảnh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý đồ của các đạo diễn cũng như những bộ phim của họ.

Tại sao và bằng cách nào các cảnh phim lại khơi gợi được cảm xúc của người xem một cách có chủ ý? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu 8 thuật ngữ điện ảnh dưới đây để biết được câu trả lời, bạn nhé!

1. Allusion

Alusion (Ám chỉ) là cách kể chuyện bằng việc lồng ghép một biểu tượng điện ảnh, văn học, hay điển tích quen thuộc với công chúng vào bộ phim để các khán giả có thể liên tưởng đến bối cảnh hoặc ý nghĩa đằng sau đó. Ví dụ, đầu lâu là biểu tượng của mặt tối trong thế giới tâm linh.

Đầu lâu là biểu tượng của mặt tối trong thế giới tâm linh (Ảnh: Internet)
Đầu lâu là biểu tượng của mặt tối trong thế giới tâm linh (Ảnh: Internet)

2. Blockbuster và flop

Blockbuster, dịch là bom tấn, được dùng nhiều trong lĩnh vực giải trí từ điện ảnh tới sân khấu. Từ này bắt nguồn từ thập niên 40, trong thời điểm diễn ra Thế chiến thứ II, để chỉ những quả bom nổ. Hiện nay, một bộ phim được cho là bom tấn khi đạt được doanh thu 200 triệu USD.

Trái lại, một bộ phim có doanh thu quá thấp, thậm chí là lỗ vốn thì nó sẽ bị chê là flop, hay còn được gọi bằng tiếng Việt là “bom xịt”. Nói một cách dễ hiểu, flop được dùng để chỉ những bộ phim thất bại.

Mulan là siêu phẩm bom xịt của Disney (Ảnh: Internet)
Mulan là siêu phẩm bom xịt của Disney (Ảnh: Internet)

3. Plothole

Plothole có nghĩa là lỗ hổng trong cốt truyện, đi ngược lại với mạch logic của bộ phim. Khi khán giả tìm thấy plothole, họ có thể không còn hứng thú với bộ phim đó như lúc ban đầu. Vì vậy, các nhà biên kịch thường không mạo hiểm để tạo ra plothole, chỉ có người quên rằng mình nên viết gì.

4. Cinematography

Cinematography hay nói cách khác là “kỹ thuật quay phim”, bao gồm các công việc chọn máy quay, ánh sáng cũng như áp dụng các kỹ thuật chuyên môn. Vì các công việc này mang tính nghệ thuật cao nên đòi hỏi cinematographer phải biết nắm bắt những khoảnh khắc quan trọng, nhằm truyền tải dụng ý của đạo diễn tới người xem, thông qua từng khung hình.

Cinematographer phải biết nắm bắt những khoảnh khắc quan trọng, nhằm truyền tải dụng ý của đạo diễn tới người xem (Ảnh: Internet)
Cinematographer phải biết nắm bắt những khoảnh khắc quan trọng, nhằm truyền tải dụng ý của đạo diễn tới người xem (Ảnh: Internet)

5. Từ symbol cho đến motif

Symbol, hay còn được hiểu với nghĩa tiếng Việt là biểu tượng, được thể hiện bằng sự dàn dựng hình ảnh. Ví dụ, sự xuất hiện của loài quạ trong không gian u ám báo hiệu cái chết của một nhân vật trong phim.

Khi một biểu tượng xuất hiện từ đầu đến cuối bộ phim, nó trở thành motif. Bên cạnh yếu tố biểu tượng, motif còn được thể hiện thông qua những yếu tố khác và được lặp đi lặp lại để hỗ trợ cho chủ đề (theme) của bộ phim, như là âm nhạc, lời thoại, hoặc màu sắc.

6. Montage

Từ “montage” xuất phát từ tiếng Pháp, có nghĩa là “ghép các cảnh quay”, hay nói cách khác là kỹ thuật dựng phim. Đây là kỹ thuật dùng những thước phim được sắp xếp và đặt bên cạnh nhau, để từ từ hé lộ về nhân vật và xây dựng một bức tranh toàn cảnh.

Montage là kỹ thuật dùng những thước phim được sắp xếp và đặt bên cạnh nhau để từ từ hé lộ về nhân vật và xây dựng một bức tranh toàn cảnh (Ảnh: Internet)
Montage là kỹ thuật dùng những thước phim được sắp xếp và đặt bên cạnh nhau để từ từ hé lộ về nhân vật và xây dựng một bức tranh toàn cảnh (Ảnh: Internet)

7. Mise-en-scene

Từ “mise-en-scene” được dịch sát theo nghĩa tiếng Pháp là “dàn dựng sân khấu”. Từ này có ý nghĩa bao gồm các yếu tố được xuất hiện trước máy quay, như là diễn viên, đạo cụ và ánh sáng. Các đạo diễn dùng mise-en-scene để kể những câu chuyện có thể gợi lên cảm xúc và gây ấn tượng với người xem. Trái với montage, câu chuyện được kể theo kỹ thuật mise-en-scene giúp khán giả nhìn ra nhiều thứ và hiểu về nhân vật chỉ trong một khung hình.

8. Director’s cut

Director’s cut là bản phim được cắt dựng theo ý muốn của đạo diễn mà không có sự can thiệp của studio làm phim. Phim “Thất Sơn Tâm Linh” đã từng ra mắt thất bại cho đến khi bản director’s cut được ra mắt trên nền tảng YouTube, thay đổi hoàn toàn số phận của phim. Bản director’s cut của phim “RÒM” cũng đã trải qua giai đoạn đấu tranh khó khăn mới có thể đến được với công chúng yêu điện ảnh.

Đạo diễn Trần Thanh Huy tâm sự về “RÒM”:

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

15 truyện tranh đam mỹ sủng hay, không có ngọt nhất chỉ có ngọt hơn!

Hiện tại có rất nhiều bộ manhua đam mỹ được ra mắt trên các nền tảng đọc truyện online. Nếu bạn là fan của những bộ manhua ngọt ngào, hài hước thì đừng bỏ qua những bộ truyện tranh đam mỹ sủng hay rất được yêu thích sau đây nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận