Lại một mùa Thất Tịch nữa sắp đến, trào lưu “ăn chè đậu đỏ thoát ế ngày Thất Tịch” lại sắp bắt đầu. Nhưng bất ngờ chưa, trào lưu này không phải bắt nguồn từ Trung Quốc, mà cư dân mạng Trung Quốc lại cho rằng nó là trào lưu của Việt Nam?
Thất Tịch ăn chè đậu đỏ là trào lưu của Việt Nam?
Vài năm gần đây, giới trẻ Việt Nam rộ lên trào lưu ăn đậu đỏ vào ngày Thất tịch (7/7 Âm lịch) để sớm có người yêu. Cứ đến ngày 7/7 âm lịch hàng năm, dân tình lại nô nức nấu chè đậu đỏ, ăn no căng bụng rồi “ngồi im chờ tình yêu tới” để rồi mỗi năm lại ăn một lần vì mãi mà tình yêu vẫn tắc đường ở đâu đó.
Nhiều người vẫn cho rằng phong trào ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch để cầu tình duyên là xuất phát từ Trung Quốc. Nhưng bất ngờ chưa, netizen Trung Quốc lại tưởng phong tục ăn chè đậu đỏ này là truyền thống của Việt Nam. Bởi vì ở Trung Quốc KHÔNG có tục ăn đậu đỏ vào ngày Thất tịch như mạng xã hội Việt Nam đã lan truyền trong vài năm gần đây.
Ngày Thất Tịch của Trung Quốc không ăn chè hay ăn các loại đồ ăn từ đậu đỏ. Mà loại đậu tượng trưng cho ngày lễ Thất tịch ở Trung Quốc có tên là “đậu tương tư” hay “hồng đậu”.
Hồng đậu của Trung Quốc là một loại đậu khá nhỏ, đuôi thuôn dài nên có hình khá giống trái tim, vỏ ngoài đỏ tươi bóng loáng và rất cứng, khó phai màu cũng khó bị hỏng mốc.
Chính bởi tính chất này nên hồng đậu/đậu tương tư được giới trẻ Trung Quốc coi là biểu tượng của tình yêu bền vững. Và người Trung Quốc cũng không ăn đậu tương tư mà thường thấy nhất là đục lỗ, xâu thành chuỗi vòng đeo tay để tặng bạn bè hay người mình thích thay lời tỏ tình, tặng người yêu nhằm bày tỏ mong ước được bên nhau mãi mãi.
Lễ Thất Tịch – Lễ tình nhân Trung Quốc
Về truyền thuyết hồng đậu/đậu tương tư liên quan đến Lễ thất tịch của Trung Quốc là xa xưa có một đôi vợ chồng bị buộc phải chia lìa do chiến tranh. Người vợ nhớ chồng nơi chiến trường, hàng ngày đều đứng dưới gốc cây trên đồi mà ngóng trông. Nhưng người chồng xa chưa nghe tin, sống chết chưa biết, người vợ đã khóc đến mức chảy ra huyết lệ, từ đó mọc lên một loại cây với quả đỏ như giọt máu, nên được gọi là đậu tương tư.
Thời xa xưa, nam nữ thanh niên thường xâu những hạt hồng đậu lại với nhau để làm đồ trang trí, và trao nhau như những biểu tượng tình yêu để bày tỏ tình cảm của mình. Đậu đỏ biển có đường kính 8-9 mm, màu đỏ tươi. Là một biểu tượng của tình yêu trong ngòi bút của nhà thơ, Haihongdou được sử dụng như một vật trang trí để tượng trưng cho tình yêu và để bày tỏ tình yêu.
Sau đó, bắt đầu từ năm 2001, Trung Quốc đã chính thức lấy ngày 7/7 âm lịch hàng năm là ngày Lễ tình nhân Trung Quốc, với biểu tượng chính là hạt hồng đậu/đậu tương tư xếp hình trái tim hoặc xâu thành chuỗi, thành vòng tay để làm quà tặng, tượng trưng cho tình bạn, tình yêu của mỗi người.
Kết luận
Ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch 7/7 không giúp bạn thoát ế theo cách tâm linh được, nhưng có thể giúp bạn no bụng, thanh nhiệt giải độc, bồi bổ cơ thể và giúp làn da cũng như sức khỏe được tốt hơn. Vậy nên nếu muốn bạn có thể trổ tài nấu chè đậu đỏ mời crush cùng ăn, biết đâu lại lên duyên.
- Giải Bách Hoa 2022 khiến netizen phẫn nộ, BGK khẳng định bình chọn công bằng, công khai
- Tử vi 12 cung hoàng đạo tháng 8/2022: 6 chòm sao đào hoa, dễ gặp được tình yêu nhất
- Phong cách cottagecore là gì? Chỉ vài phút giúp bạn hóa nàng thơ của thiên nhiên
- Những bộ sạc dự phòng giúp điện thoại của bạn luôn tràn đầy năng lượng cho ngày dài bận rộn
- 6 gợi ý phối đồ che khuyết điểm cho những nàng có dáng tam giác ngược
- Những sai lầm khiến cho bạn skincare hoài nhưng da lại không “care”