Bạn thức dậy muộn và bỏ bữa sáng, bạn vội vã đi làm và không có thời gian để tập thể dục mặc dù bạn biết đó là điều cần thiết. Buổi chiều bạn đi làm về, ngồi trên ghế nhưng sự căng thẳng và thất vọng lại xuất hiện. Bạn cố gắng thư giãn nhưng chỉ thấy mình ngày càng mệt mỏi hơn. Đã bao giờ bạn tự hỏi làm cách nào để tìm được cảm giác bình yên trong tâm hồn mình?

Sự thay đổi thực sự xảy ra khi bạn vứt bỏ những suy nghĩ sai lầm mà chúng ta thường tin tưởng một cách vô thức. Việc rèn luyện tâm trí của mình để bình tĩnh có thể giúp bạn tiến xa hơn. Khi bắt đầu buông bỏ những niềm tin sai lầm này, sự bình yên nội tâm sẽ trở thành nền tảng của bạn, và sự ồn ào sẽ biến mất.

Dưới đây là 9 niềm tin vô thức cản trở sự bình yên nội tâm trong cuộc sống của chúng ta.

1. “Mình phải làm việc gì đó ngay bây giờ”

Đây là một niềm tin cực kỳ tinh tế mà hầu hết chúng ta thậm chí không nhận ra. Nó bắt nguồn từ nỗi ám ảnh của chúng ta về thành tích công việc, và nó biểu hiện dưới dạng sự bất mãn và bứt rứt thường xuyên.

Bạn luôn muốn làm việc mọi lúc mọi nơi? (Ảnh: Internet)
Bạn luôn muốn làm việc mọi lúc mọi nơi? (Ảnh: Internet)

Chúng ta tự đánh lừa bản thân rằng chúng ta cần phải hoàn thành công việc, nhưng khi có thể buông bỏ nó chúng ta lại thấy sự lo lắng tan biến và sự thư giãn trở nên sâu sắc hơn. Bạn có thể tận hưởng những việc bạn cần làm mà không bị áp lực nội tâm rằng những gì bạn đang làm không bao giờ là đủ.

2. “Khi có được thứ mình muốn, mình sẽ hạnh phúc”

Đây là một suy nghĩ mà chắc rằng hầu hết chúng ta đều có. Dù thừa nhận rằng không cần phải có được bất cứ thứ gì mới có được hạnh phúc, nhưng chúng ta rất dễ bị cuốn vào cuộc chạy đua hưởng thụ vật chất.

Để khắc phục điều này, bạn cần chú ý đến thời điểm mà bạn có cảm giác muốn sở hữu thứ gì đó để được hạnh phúc. Hãy buông bỏ suy nghĩ đó, dù chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi. Làm được điều đó bạn sẽ trải nghiệm hạnh phúc một cách tự nhiên trong hiện tại và tâm trí của bạn sẽ ít tập trung vào những ham muốn để thỏa mãn.

3. “Tìm được sự bình yên nội tâm thật khó”

Đây là một sai lầm. Nhiều người trong chúng ta cảm thấy còn lâu mới có được sự bình yên nội tâm và chúng ta kinh ngạc với những người dường như đã tìm thấy nó. Chúng ta vô thức tin rằng phải trải qua một hành trình dài để tìm thấy nó.

Bạn có đang cảm thấy bình yên trong tâm hồn? (Ảnh: Internet)
Bạn có đang cảm thấy bình yên trong tâm hồn? (Ảnh: Internet)

Có thể bạn đã đọc những cuốn sách nói rằng sự thay đổi cơ bản trong suy nghĩ và hành động phải mất nhiều năm rèn luyện mới có được, nhưng thực ra chỉ cần từ bỏ niềm tin rằng những gì chúng ta muốn đang ở quá xa thì bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được sự bình yên mà bạn đang tìm kiếm. Quá trình thay đổi niềm tin của bạn chính là sự rèn luyện để có được bình yên.

4. “Nếu mình bộc lộ cảm xúc một cách trung thực thì mọi người sẽ nghĩ mình yếu đuối”

Chúng ta thường được dạy phải kiềm chế cảm xúc của bản thân như tức giận, sợ hãi và buồn bã, thậm chí cả những cảm xúc tích cực như niềm vui và sự phấn khích. Điều này khiến chúng ta tin rằng bộc lộ cảm xúc thật sẽ bị người khác đánh giá.

Điều trớ trêu là khi mọi người đều cảm thấy thôi thúc phải sống thật thì những người thực sự làm như vậy thường nhận được sự tôn trọng và ngưỡng mộ.

5. “Nếu mọi người biết con người thật của mình, họ sẽ không thích đâu.”

Điều này tương tự như vấn đề thể hiện cảm xúc. Chúng ta che giấu một số khía cạnh nhất định trong tính cách của mình, những gì chúng ta thể hiện ra ngoài hoàn toàn khác với những gì chúng ta che giấu bên trong. Nhưng thực tế là mọi người sẽ chú ý đến con người thật của bạn vì họ đánh giá cao sự trung thực.

6. “Lẽ ra bây giờ mình phải hạnh phúc hơn.”

Chúng ta tập trung quá nhiều vào việc so sánh bản thân với người khác. Khi cảm thấy không vui, chúng ta nhìn vào những gì mình đang có và cảm thấy tội lỗi vì chưa đủ hạnh phúc. Hoặc chúng ta nhìn vào những gì mình không có và tự hỏi tại sao mình không hạnh phúc như người khác.

Bạn có đang cảm thấy hạnh phúc? (Ảnh: Internet)
Bạn có đang cảm thấy hạnh phúc? (Ảnh: Internet)

Thực ra hạnh phúc không phải là thứ bạn cần có mọi lúc, nó đến và đi giống như bất kỳ trải nghiệm nào trong cuộc sống, nhưng nó không phải là điều kiện tiên quyết để so sánh con người.

7. “Mình vẫn chưa đủ giỏi”

Xã hội ngày nay hướng tới sự phát triển cá nhân. Mặc dù xu hướng này thường lành mạnh nhưng cũng có thể xuất phát từ những động cơ tiêu cực. Hầu hết mọi người cảm thấy mình cần phải cải thiện bản thân không phải để giúp ích cho cộng đồng của mình, mà vì cảm thấy rằng bản thân mình chưa đủ tốt.

Khi vứt bỏ suy nghĩ này, bạn sẽ nhận ra rằng việc cố gắng trở thành con người hoàn hảo là vô nghĩa và khiến bạn không hạnh phúc. Ngay bây giờ bạn có thể yêu và trân trọng bản thân mình như chính con người bạn mà không cần phải trở thành ai khác.

8. “Quá khứ của mình thực sự tồi tệ”

Chúng ta thường mắc kẹt với những khoảng thời gian tồi tệ trong quá khứ đến mức không thể tận hưởng hạnh phúc trong hiện tại. Chúng ta tự định nghĩa bản thân bằng những trải nghiệm trong quá khứ và lo sợ ai đó biết được con người thật của mình. Nhưng khi bạn nhận ra rằng mình chỉ là một con người bé nhỏ trên thế giới này, thì bạn sẽ không còn cảm thấy đau buồn nữa và để cho những ký ức cũ biến mất.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Xem thêm

200+ cap đăng story hay, ấn tượng, hút tương tác nhất bạn nên thử

Bạn đang tìm cho mình những chiếc cap đăng story hay để bày tỏ cảm xúc của mình? Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn 200+ cap đăng story ngắn lên Instagram, Facebook,... Mời bạn tham khảo!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận