Ngay bây giờ hãy cùng BlogAnChoi trò chuyện với Tăng Thanh Hà, với tư cách là một nữ doanh nhân, quản lý hệ thống nhà hàng The Crab Shack.

Sẽ rất khó để có thể viết được những dòng giới thiệu khác với những gì mà người ta từng viết về Tăng Thanh Hà. Ai cũng biết chị từng là một trong những diễn viên hàng đầu trong làng điện ảnh Việt. Khi mà danh tiếng đang ở thời kỳ đỉnh cao và khán giả không ngừng mong ngóng sản phẩm tiếp theo có tên Hà Tăng, chị lại quyết định thử thách mình ở những sân chơi mới, những lĩnh vực mới. Đối với số đông, đó là một ngã rẽ đột ngột, nhưng với chị thì không.

Tua nhanh đến thời điểm hiện tại, chị vẫn có sức hút nhất định với khán giả và giới truyền thông. Ai cũng tò mò rằng một diễn viên kỳ cựu chuyển hướng sang kinh doanh thì sẽ như thế nào? Chị cáng đáng cuộc sống của một người vợ, người mẹ đồng thời cũng là người làm kinh doanh đa lĩnh vực ra sao? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về công việc và những bài học của Hà Tăng trong bài viết này.

Tại sao chị lại chọn kinh doanh lĩnh vực F&B?

Đây là lĩnh vực mà chị yêu thích. Từng thử sức với nhiều lĩnh vực nên chị nhận ra là khi làm những công việc yêu thích mình sẽ không cảm thấy mệt hay chán ngán công việc. Mọi thứ nên bắt đầu từ niềm đam mê, từ việc mình biết làm gì và muốn làm gì.

Trong gia đình chị, thành viên nào cũng thích nấu ăn, bản thân chị vốn cũng có niềm đam mê với ẩm thực. Ý tưởng xây dựng The Crab Shack xuất phát từ chính món ăn mà chị hay nấu, đó là hải sản sốt Cajun. Ông xã chị gợi ý mang món ăn này ra kinh doanh để phục vụ cho nhiều người hơn. Thế là từ một công thức gia đình, hải sản sốt Cajun trở thành công thức cho một nhà hàng. Và hiện tại, khoảng 95% công thức của The Crab Shack cũng là do chị phát triển.

Ý tưởng xây dựng The Crab Shack xuất phát từ chính món ăn mà Hà Tăng hay nấu, đó là hải sản sốt Cajun (Ảnh: Internet)
Ý tưởng xây dựng The Crab Shack xuất phát từ chính món ăn mà Hà Tăng hay nấu, đó là hải sản sốt Cajun (Ảnh: Internet)

Kinh doanh có phải là một hướng rẽ đột ngột?

Mọi người thường nghĩ chị bắt đầu từ một diễn viên sau đó rẽ hướng sang làm kinh doanh, nhưng thực tế thì không phải. Diễn xuất và kinh doanh là hai công việc chị làm song song từ rất lâu rồi. Chị từng theo học ngành Thương mại (Business of Commerce – RMIT University), trong quá trình học, chị cũng đã làm qua một số công việc về đầu tư bất động sản, chứng khoán, và truyền thông. Sau khi ra trường, chị muốn làm một công việc đúng với ngành học của mình.

Hà Tăng từng theo học ngành Thương mại (Business of Commerce – RMIT University). Sau khi ra trường, chị muốn làm một công việc đúng với ngành học của mình (Ảnh: Internet)
Hà Tăng từng theo học ngành Thương mại (Business of Commerce – RMIT University). Sau khi ra trường, chị muốn làm một công việc đúng với ngành học của mình (Ảnh: Internet)

Dĩ nhiên, tính chất công việc diễn xuất và kinh doanh là hoàn toàn khác nhau. Mỗi dự án phim đều có áp lực và khó khăn riêng, thế nhưng khi phim công chiếu cũng là lúc chị hoàn thành vai trò của mình. Sau mỗi dự án, chị được trả mình về số không, và có thời gian nghỉ ngơi trước khi bắt đầu những dự án khác. Nhưng kinh doanh thì khác, nó giống như một dự án không bao giờ ngưng nghỉ. Khi bắt đầu làm kinh doanh, chị cũng phải mất một khoảng thời gian để thích nghi với điều này.

Thế mạnh và điểm yếu của Hà Tăng trong công việc

Chị là một achiever (người thích chinh phục). Lúc nào chị cũng muốn phát triển, muốn có mục tiêu và thử thách mới để chinh phục. Khi hoàn thành hết những mục tiêu mà mình đặt ra trong ngày, thay vì kiệt sức, chị sẽ thấy tràn đầy năng lượng và phấn khởi.

Nhưng đôi lúc, tính cách của một achiever cũng là điểm yếu của chị. Nếu không thể hoàn thành những mục tiêu đã đề ra, hay thời gian dài không có dự án, thử thách mới, chị sẽ cảm thấy rất khó chịu, đôi khi còn thiếu tự tin vào bản thân mình.

Một số bài học đáng nhớ trong suốt chặng đường sự nghiệp của Hà Tăng

Giai đoạn đáng nhớ nhất là khi chị bắt đầu một mô hình kinh doanh mới. Có rất nhiều khó khăn cũng như những thứ mà mình cần phải tìm tòi, học hỏi. Chị bắt đầu với F&B từ con số không – không có kinh nghiệm, không có nhiều chi phí đầu tư. Vì muốn tiết kiệm ngân sách, chị chỉ tuyển một vài vị trí cố định, còn lại không có bộ phận nào mà chị không thử làm, từ thu mua, marketing, thu ngân, đến bếp,… thiếu vị trí nào là chị vào vị trí đó.

Giai đoạn đáng nhớ nhất là khi chị bắt đầu một mô hình kinh doanh mới. Có rất nhiều khó khăn cũng như những thứ mà mình cần phải tìm tòi, học hỏi (Ảnh: Internet)
Giai đoạn đáng nhớ nhất là khi chị bắt đầu một mô hình kinh doanh mới. Có rất nhiều khó khăn cũng như những thứ mà mình cần phải tìm tòi, học hỏi (Ảnh: Internet)

Thế nhưng nhờ những lần đội nhiều cái mũ như vậy mà chị học được rất nhiều thứ. Đến bây giờ khi mà mọi thứ đã vào guồng ổn định rồi, chị vẫn tự tin là mình am hiểu tường tận thương hiệu của mình. Đó cũng là cái thú vị của người làm khởi nghiệp.

Sau The Crab Shack, chị cũng có mở 2 doanh nghiệp F&B lấy cảm hứng từ những thương hiệu mà mình thấy ấn tượng trong những chuyến du lịch. Nhưng rất tiếc là cả hai doanh nghiệp này đều không thành công. Chị học được một điều rằng không phải sản phẩm tốt nào cũng thành công, thị trường phải có nhu cầu và tiếp nhận nó. Ngoài ra, khi kinh doanh F&B, địa điểm cũng đóng vai trò rất quan trọng, kết quả kinh doanh (Profit & Loss) cũng phải tốt từ ngay từ những ngày đầu.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Những điều đặc biệt về Maye Musk – người mẹ tuyệt vời của tỷ phú Elon Musk

Maye Musk là một người mẫu và chuyên gia dinh dưỡng, là mẹ của Elon Musk. Bà được biết đến là người có ảnh hưởng lớn đối với vị tỷ phú nổi tiếng, nhưng bản thân người phụ nữ này cũng có rất nhiều thành công trong sự nghiệp của riêng mình. Hãy cùng khám phá những điều thú ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận