Purin cũng được cơ thể tạo ra một cách tự nhiên, nó là thành phần cấu tạo DNA của tế bào nên khi các tế bào trong cơ thể bị tổn thương và chết sẽ tạo ra axit uric như một chất thải.
Xét nghiệm nồng độ axit uric được thực hiện bằng cách phân tích mẫu máu. Nồng độ axit uric trong máu bình thường có thể khác nhau tùy theo phòng xét nghiệm, thường là như sau:
Nồng độ axit uric tăng cao trong máu có thể xảy ra khi thận không có khả năng loại bỏ axit uric một cách hiệu quả. Tình trạng này có thể xuất hiện ở những người ăn nhiều thực phẩm chứa axit uric, uống quá nhiều rượu, thừa cân, mắc bệnh tiểu đường, dùng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, hoặc bị rối loạn chức năng thận.
Tăng axit uric không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng rõ ràng, nhưng các triệu chứng có thể xuất hiện ở những người mắc bệnh nền liên quan với axit uric hoặc khi lượng axit uric tăng quá cao và kéo dài. Axit uric sẽ tích tụ trong các mô và cơ quan, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe như:
Sau đây là một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể làm tăng axit uric trong máu:
Nồng độ axit uric có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc sau do bác sĩ kê toa:
Thuốc trị sỏi đường tiết niệu giúp ngăn chặn sự tái hấp thu axit uric trong nước tiểu, từ đó ngăn sự hình thành các tinh thể axit uric trong cơ thể. Probenecid và sulfinpyrazone là hai loại thuốc trị sỏi niệu thường được sử dụng.
Bệnh gút có thể được phòng ngừa bằng cách sử dụng các chất ức chế xanthine oxidase như allopurinol. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc này trong giai đoạn viêm khớp cấp tính có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh gút.
Những người mắc bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch có thể được kê toa sử dụng allopurinol để giảm các vấn đề do hóa trị và hội chứng ly giải khối u. Những tình trạng này có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, sau đó axit uric sẽ tích tụ và hình thành các tinh thể trong thận. Hiện tượng này có thể xảy ra trong quá trình điều trị và dẫn đến suy thận.
Axit uric là một chất thải được tạo ra trong cơ thể một cách tự nhiên, nếu dư thừa có thể gây hại cho khớp và mô. Khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao trong thời gian dài có thể gây nhiều hậu quả cho sức khỏe. Những người bị bệnh gút phải kiểm soát nồng độ axit uric mình ở mức phù hợp, điều này có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và giảm khả năng bùng phát bệnh gút.
Nguồn tham khảo: medicinenet
Mời bạn xem thêm các bài liên quan:
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Bạn đã có những suy nghĩ gì về bài viết này? Hãy để lại một bình luận để mình và các bạn đọc khác biết bạn nghĩ gì nhé!