Những câu chuyện về hoàng gia Anh – gia đình hoàng tộc nổi tiếng nhất thế giới – vẫn luôn thu hút sự chú ý của công chúng, cho dù đó là drama của các thành viên hay trang sức và quần áo họ mặc. Như một lẽ thường tình, châu báu hoàng gia – đặc biệt là các món báu vật xuất hiện trong lễ đăng quang của các vua và nữ hoàng – cũng cực kì khiến người dân tò mò. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu xem tại sao vua và nữ hoàng Anh lại đội 2 chiếc vương miện khác nhau trong lễ đăng quang nào.

Trong lễ đăng quang vừa qua của Vua Charles III, vị vua mới của vương quốc Anh sẽ đội hai chiếc vương miện khác nhau.

vương miện của Thánh Edward
Vương miện Thánh Edward (Ảnh: Internet)

Đầu tiên là vương miện của Thánh Edward – thứ mà Tổng Giám mục Canterbury sẽ đặt lên đầu Charles vào thời điểm chính thức đăng quang của ông ở tu viện Westminster. Sau đó, Charles sẽ đổi chiếc vương miện đó sang vương miện Nhà nước Hoàng gia mà ông sẽ đội khi rời khỏi Westminster và dẫn đầu “Đoàn rước đăng quang” trở lại cung điện Buckingham.

vương miện Nhà nước Hoàng gia
Vương miện Nhà nước Hoàng gia (Ảnh: Internet)

Vậy tại sao nhà vua lại đội tới hai chiếc vương miện trong lễ đăng quang? Câu trả lời ngắn gọn nhất là “vì lợi ích của truyền thống” – nhưng bản thân truyền thống và cơ sở lý luận đằng sau nó phức tạp hơn một chút.

Vương miện ban đầu của Thánh Edward được cho là có từ thời của Thánh Edward the Confessor – người trị vì nước Anh từ năm 1042 cho đến khi ông qua đời vào năm 1066. Henry III, một người rất hâm mộ Thánh Edward là vị vua đầu tiên – mà chúng ta biết – đội chiếc vương miện đó trong lễ đăng quang của mình (chính xác là lễ đăng quang lần thứ hai của ông, và diễn ra vào năm 1220), và các vị vua tiếp theo vẫn tiếp tục phong tục này. Nhưng vì Thánh Edward là một vị thánh nên vương miện của ông được coi là một thánh tích, và do đó nó phải ở lại tu viện Westminster, vì vậy vị vua mới đăng quang sẽ đổi sang một số chiếc vương miện khác trong phần còn lại của buổi lễ sau khi rời khỏi tu viện.

Tu
Tu viện Westminster (Ảnh: Internet)

Truyền thống này bị gián đoạn vào năm 1649, khi các nghị sĩ của Oliver Cromwell lật đổ chế độ quân chủ và phá hủy gần như toàn bộ quyền lực của hoàng gia. Một chiếc vương miện Thánh Edward mới đã được tạo ra (có thể sử dụng các vật liệu còn sót lại từ bản gốc) cho lễ đăng quang của Charles II vào năm 1661. Đó là chiếc vương miện vẫn được sử dụng trong các lễ đăng quang hiện đại, đương nhiên là nó đã trải qua một vài lần tu sửa.

Hiện tại, vương miện của Thánh Edward không được lưu giữ ở tu viện Westminster nữa mà được trưng bày cùng với những món bảo vật hoàng gia quý giá khác trong Tháp Luân Đôn. Vì vậy, vua Charles III không thay đổi vương miện chỉ vì nó không thể rời khỏi Westminster mà vì một báu vật có giá trị lịch sử hàng thế kỷ, được trang trí bằng đá quý không nên diễu hành qua Luân Đôn khi có cả triệu người chen chúc chờ vị vua mới đi qua như thế. Một lý do khác khiến chiếc vương miện này chỉ được đội trong chốc lát: Nó nặng tới hơn 2 kg.

Tháp Luân Đôn
Tháp Luân Đôn (Ảnh: Internet)

Nữ hoàng Anne đã không đội chiếc vương miện cồng kềnh này trong lễ đăng quang của bà vào năm 1702 và nó chỉ được đội lại trong lễ đăng quang của vua George V năm 1911, sau đó nữa là lễ đăng quang của George VI vào năm 1937. Nữ hoàng Elizabeth II cũng đội cả hai vương miện trong lễ đăng quang năm 1953 của bà.

Vương miện Nhà nước Hoàng gia Anh có trọng lượng gần 1kg và chắc chắn là sẽ khiến người đội cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể thấy Vua Charles III đội nó trong các sự kiện đặc biệt khác, bao gồm cả Lễ khai mạc Quốc hội hàng năm của chính phủ Anh.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

13 sự thật thú vị về núi Phú Sĩ - ngọn núi biểu tượng của Nhật Bản

Núi Phú Sĩ là địa danh mang tính biểu tượng của Nhật Bản với độ cao 3776 mét. Vẻ đẹp nổi bật của Phú Sĩ đã khiến nó trở thành một trong những ngọn núi nổi tiếng hàng đầu thế giới. Năm 2013, nó đã được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO. Hôm nay, hãy cùng ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận