Mỗi khi truyền thông đưa tin về một người nổi tiếng qua đời, mọi người đều bắt đầu chia sẻ các bài đăng buồn trên mạng xã hội dù họ chưa từng gặp “ngôi sao” ấy ngoài thực tế. Cùng BlogAnChoi khám phá tại sao chúng ta cảm thấy buồn khi người nổi tiếng qua đời nhé!
- Khi một người nổi tiếng qua đời, mọi người thường làm gì?
- Tại sao bạn thấy buồn khi người nổi tiếng qua đời?
- “Ảo tưởng” về mối quan hệ không có thật
- Ảnh hưởng tích cực của họ lên xã hội
- Sự đồng cảm giữa người với người
- Tác hại của việc phản ứng “quá đà” trước sự ra đi của người nổi tiếng
- Bạn cần làm gì khi chứng kiến tin tức ồ ạt về việc người nổi tiếng qua đời?
Khi một người nổi tiếng qua đời, mọi người thường làm gì?
- Tìm những câu “quote” hay và sâu sắc của họ.
- Liên tục “tiêu thụ” các sản phẩm họ làm ra.
- Lục tìm những hình ảnh và video chớp nhoáng “bắt được” thần tượng rồi đăng chúng lên social media như Facebook, Instagram, YouTube.
- Phân tích và lý thuyết hóa việc họ là ai, những hành động và lời nói của họ có ý nghĩa gì.
- Đào sâu thông tin đời tư cá nhân về họ.
Tại sao bạn thấy buồn khi người nổi tiếng qua đời?
“Ảo tưởng” về mối quan hệ không có thật
Trong tự nhiên, não của con người bị giới hạn nhận thức về số lượng người nhất định, được thiết kế để duy trì sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong các nhóm người và đảm bảo rằng mọi người đều được đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Vào những năm 1990, bằng cách sử dụng kích thước não trung bình của con người và ngoại suy từ kết quả của các loài linh trưởng, nhà nhân chủng học người Anh Robin Dunbar đã đề xuất Dunbar’s number (con số của Dunbar) cho rằng 150 là số người tối đa để một người có thể duy trì những mối quan hệ thân thiết.
Những “celebrity” được giới truyền thông đưa vào cuộc sống của chúng ta ở mọi khía cạnh. Bạn có thể tiếp cận họ thông qua báo đài, TV, podcast, mạng xã hội… trong khi đang ăn tối, tập thể dục, làm việc, nấu ăn… Qua thời gian liên tục tiếp nhận và xử lí những thông tin liên quan đến người nổi tiếng, não của chúng ta dần hình thành suy nghĩ rằng họ cũng là những người bạn trong vòng tròn Dunbar’s number mặc dù trên thực tế ta chưa từng thấy họ ngoài đời.
Các buổi trình diễn của nam ca sĩ và nhạc sĩ Freddie Mercury, người hát chính của nhóm nhạc Queen đình đám, từng phủ sóng khắp đài truyền hình, trở thành tượng đài âm nhạc không chỉ ở xứ sở sương mù London mà trên toàn thế giới. Ông qua đời năm 1991 sau 4 năm được chẩn đoán mắc bệnh AIDS.
Sự thâm nhập mạnh mẽ của truyền thông vào cuộc sống đời thường của chúng ta và những “ngôi sao” cũng tạo ra sự “ảo tưởng” về một mối quan hệ không có thật. Hai nhà xã hội học Donald Hortone và Richard Wohl gọi hiện tượng này là parasocial interation – tương tác một chiều. Từ quá trình “behind the scene” của các sản phẩm và thành tựu mà họ đạt được nhờ các sản phẩm đó, đến việc họ ăn chơi mua sắm ở đâu, yêu người nào… dù chưa bao giờ gặp các “celebrity” nhưng chúng ta đã biết quá nhiều về họ!
Ảnh hưởng tích cực của họ lên xã hội
Bạn có thường “ưu ái” những người có đóng góp cho xã hội không? Không phải tự nhiên mà một người trở nên nổi tiếng, trừ trường hợp lạm dụng scandal, những “ngôi sao” thường được công chúng biết đến nhờ có khả năng và tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực nào đó. Cộng với sự phổ cập thông tin bởi giới truyền thông, những người nổi tiếng dễ dàng tiếp cận và “show” cho chúng ta thấy những tính cách, phẩm chất tốt đẹp, cũng như những cống hiến tốt đẹp của họ.
Chính bởi những giá trị tốt đẹp mà những “ngôi sao” thường là đối tượng được người hâm mộ chọn làm các role model – hình mẫu lý tưởng để hướng tới. Họ sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện thú vị, tạo động lực và cảm hứng, động viên và khích lệ bạn theo đuổi đam mê… Thế nên cũng dễ hiểu tại sao chúng ta vẫn cảm thấy mất mát dù không phải là người thân của họ.
Không chỉ dừng lại ở vai trò là một rapper, Juice WRLD còn là “role model” đặc trưng cho phong cách và gu âm nhạc hiện đại của giới trẻ. Những bài đăng chia sẻ nỗi buồn trước sự việc anh qua đời ở tuổi 21 đã phủ sóng trên toàn bộ các trang social media liên tục trong một khoảng thời gian.
everybody knows how much i loved juice wrld since before he became the star he was destined to be i’m absolutely in shock to hear he died this morning & i’m reallly fucked up over this because i was just telling everyone yesterday how he was one my favorite and got so much hate.
— KENNY (@phillycustoms) December 8, 2019
It’s true, all legends die young ?? , R.I.P juice WRLD❤️
— ?????.?????✨ (@fire_quotez) December 8, 2019
Sự đồng cảm giữa người với người
Sẽ dễ đồng cảm hơn với các nhân vật nổi tiếng khi giữa chúng ta và họ có tồn tại những điểm tương đồng về background, tình trạng hôn nhân và gia đình, vị thế xã hội, sở thích và đam mê chẳng hạn. Thậm chí có thể chỉ đơn giản vì độ tuổi của họ gần với chúng ta, hoặc họ làm ta liên tưởng đến một người nào đó quan trọng trong cuộc sống như bạn bè, người thân.
Sự việc đáng tiếc của nhà thiết kế trẻ Virgil Abloh đã gây “sốc” cho những tín đồ thời trang. Sau khi thông tin chính thống được công bố, lượt Google tìm kiếm về đời tư và sự nghiệp cá nhân cũng như những câu nói truyền động lực của anh đã lập tức tăng vọt.
Ngoài việc chúng ta đồng cảm với những thần tượng dựa trên một số đặc điểm chung có thể nhận biết rõ ràng, sự đồng cảm ấy còn mang nghĩa rằng chúng ta biết thấu hiểu nỗi đau và sự mất mát mà họ đã để lại cho những người thân yêu. Không thể phủ nhận một sự thật rằng dù đó có phải là “ngôi sao” hay không, mỗi một sinh mạng ra đi đã là một bi kịch làm xao động lòng người. Sự cảm thông của con người là một yếu tố tình cảm đặc biệt và đáng trân trọng trong bất kể mọi tình huống.
Sự ra đi đột ngột của nam diễn viên Robin Williams đã khiến vợ của ông là Susan Schneider mất đi một người chồng, đồng thời là người bạn thân nhất.
Giải thích về mặt khoa học, khi đối diện với sự việc “kém may mắn” ấy, những tế bào thần kinh phản chiếu trong não bộ của chúng ta thường phản ứng, biểu hiện những kiểu cảm xúc như buồn tủi, thương xót, giận dữ, trách móc,… bởi các tế bào thần kinh này được thiết kế để phục vụ cho chức năng giúp con người hiểu được những hành động của đối phương và từ đó dễ đồng cảm hơn.
Sulli – nạn nhân của căn bệnh trầm cảm nặng do áp lực showbiz – làm rúng động cư dân mạng trước sự ra đi bất ngờ đầy bi kịch. Sự việc đáng tiếc của cô đã gây suy ngẫm về một vấn đề “nhức nhối” mà hầu hết các nghệ sĩ phải gánh chịu khi chấp nhận bước vào thế giới giải trí, dấy lên làn sóng “tẩy chay” những chỉ trích và phán xét tiêu cực.
Có thể nói rằng, chúng ta phản ứng tiêu cực hoặc tích cực với thông tin những người nổi tiếng qua đời không chỉ vì họ, mà còn vì chính chúng ta và những người thân thuộc xung quanh ta. Bạn càng có sự gắn kết về mặt cảm xúc đối với nhân vật nổi tiếng nào thì mức độ phản ứng sẽ càng mạnh khi họ mất đi, tuy nhiên mức độ kết nối cảm xúc thật sự rất khó để đo lường nếu không muốn nói là hầu như không thể vì nó hoàn toàn dựa trên trải nghiệm chủ quan của mỗi người.
Tác hại của việc phản ứng “quá đà” trước sự ra đi của người nổi tiếng
- Vicarious trauma– Chấn thương do sự cung cấp thông tin quá mức của truyền thông.
- PTSD (Post Traumatic Stress Disorder) – Hậu chấn tâm lý.
- Dễ tiếp nhận các nguồn tin sai lệch gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần.
- Nhạy cảm, cáu gắt hơn trước những thông tin gây sốc.
- Tiêu tốn thời gian cho việc “bao đồng”.
Bạn cần làm gì khi chứng kiến tin tức ồ ạt về việc người nổi tiếng qua đời?
Chủ động quyết định có nên chia sẻ thông tin hay không
Thường mọi người sẽ có xu hướng thể hiện sự đau buồn thông qua hành động tiếp nhận hoặc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Tuy nhiên liệu các “ngôi sao” thật sự có ý nghĩa quan trọng trong lòng chúng ta hay chúng ta chỉ đang cố tạo ra một ý nghĩa gì đó trước sự việc đáng tiếc của họ? Bạn cần phải là người đánh giá tại sao mình lại muốn chia sẻ thông tin này và mục đích của việc chia sẻ ấy là gì để tự đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho bản thân.
Tạm ngừng theo dõi các phương tiện truyền thông
Khi một “ngôi sao” qua đời, việc truyền thông hay những người xung quanh ta liên tục bàn tán là chuyện không tránh khỏi nên hầu như rất khó để chúng ta tự chắt lọc thông tin để bảo vệ chính mình. Cách tốt nhất là tắt hoặc hạn chế sử dụng social media cho đến khi sự việc giảm bớt độ “hot”. Vì đây cũng là một dạng trào lưu và mọi người đều có những mối bận tâm riêng nên bạn đừng lo, tất cả rồi sẽ trở lại “bình thường cũ” trong một thời gian ngắn thôi!
Học cách chấp nhận
Người nổi tiếng dẫu sao cũng là con người, họ sinh ra và mất đi như bao người khác. Thời điểm họ quyết định ra đi là lúc họ đã hoàn thành sứ mệnh của một đời người và do đó chúng ta nên chúc phúc cho họ thay vì cảm thấy quá đau buồn.
Những người nổi tiếng đã trực tiếp hoặc gián tiếp “chạm vào” những khoảnh khắc trong cuộc đời bạn, vì thế bày tỏ cảm xúc của bạn ít nhiều tùy theo mức độ kết nối khi họ ra đi là cách bạn thể hiện lòng trân trọng đối với những giá trị mà họ đã mang đến cho xã hội cũng như chính bạn. Hành động này chỉ “biến tướng” khi ai đó lợi dụng nó để phục vụ cho những mục đích xấu như “câu view”, chạy theo trào lưu, hay tự nâng tầm bản thân.
Một vài bài viết hữu ích liên quan bạn có thể tham khảo:
- Người nổi tiếng bước sang tuổi 40 vào năm 2022
- Nghệ sĩ Chánh Tín qua đời ở tuổi 68
- INSTAPOETRY: Xu hướng trên Instagram ít người biết nhưng có thể giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn
- Trầm cảm và những điều bạn nhất định phải biết: nguyên nhân, các dấu hiệu và phương pháp điều trị
Hy vọng qua bài viết trên, BlogAnChoi đã đem lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích về hiện tượng “buồn lây” khi người nổi tiếng qua đời. Đừng quên theo dõi chuyên mục bạn đọc của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!